“Chợ đen” gia sư ở Trung Quốc: Chỉ nhà giàu mới đủ khả năng thuê thầy

Cũng như một số ngành nghề khác, ngành dạy thêm Trung Quốc cũng không tránh khỏi số phận bị thanh trừng. Trong sự tức giận và tuyệt vọng từ phía phụ huynh và gia sư, mô hình chợ đen dạy thêm đã hình thành với mức giá đắt đỏ. Chính quyền Bắc Kinh đã biến xã hội Trung Quốc trở thành phân cách càng sâu sắc, chỉ những người giàu mới có thể có được giáo dục tốt.

Hình ảnh học sinh Trung Quốc tham gia cuộc thi SAT để du học Mỹ (Ảnh từ Epoch Times)

Cấm dạy thêm ngoại khoá như chống khiêu dâm và tệ nạn xã hội

Vào tháng Ba, trong cuộc họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nói rằng sự hỗn loạn trong đào tạo là một “căn bệnh cứng đầu” “sẽ tiếp tục được xử lý.”

Bắt đầu từ cuối tháng Bảy năm nay, giới chức Trung Quốc đã đưa ra các quy định mới siết chặt ngành dạy thêm tư nhân trị giá 120 tỷ đô la của nước này. Một số địa phương thậm chí còn đưa việc quản lý các cơ sở đào tạo ngoài trường học vào công tác đánh giá đặc biệt về phòng chống tội phạm và xã hội đen. Ví dụ như Thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc coi việc cấm dạy thêm ngoại khoá ngang hàng cùng với việc “chống khiêu dâm và hành vi phạm pháp”.

Các bậc phụ huynh Trung Quốc bất mãn với lệnh cấm

Việc chính quyền Trung Quốc đàn áp ngành dạy thêm khiến các bậc cha mẹ Trung Quốc lo lắng về tương lai của con cái mình. Họ cho rằng hành động này của chính quyền là vô lý. 

Tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) kể lại câu chuyện về một bà mẹ ở Thượng Hải thường xuyên gửi cậu con trai đang học cấp hai đến nhà của 2 gia sư để học phụ đạo môn tiếng Anh và vật lý vào mỗi cuối tuần. Cô không quan tâm đến lệnh cấm dạy thêm của chính phủ. “Chỉ cần có kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi sẽ để con trai tôi dốc sức học tập và học thêm”.

Điều này không hề khó hiểu khi mà điểm số cao được coi là kỳ vọng thành công trong cuộc sống ở Trung Quốc. Những đòi hỏi của cha mẹ, nỗi sợ thất bại, sự cạnh tranh và lòng kiêu hãnh đang thúc đẩy nỗ lực thăng tiến trong học tập. Điều đó đã tạo ra nhu cầu học thêm cao ở quốc gia này.

Theo dữ liệu gần đây nhất từ Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc, năm 2016 có hơn 75% học sinh từ 6-18 tuổi ở nước này học thêm sau giờ học chính khoá ở trường. Tại Bắc Kinh và Thượng hải, khoảng 70% học sinh tiểu học được dạy kèm. Có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ này đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Hình thành thị trường chợ đen gia sư ở Trung Quốc

Sau khi chế độ Bắc Kinh cấm ngành dạy thêm, các bậc cha mẹ Trung Quốc cũng như gia sư thất nghiệp không ngừng tìm biện pháp đối phó. Các bậc cha mẹ chủ động tìm đến chợ đen để tìm giáo viên. Đồng thời trên thị trường chợ đen cũng xuất hiện các thuật ngữ mới về nhằm lách luật cấm dạy thêm của chính quyền.

Bên cạnh đó, phía chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đang tìm cách trấn áp thị trường chợ đen dạy thêm này. SCMP dẫn lời một quan chức Bộ Giáo dục giấu tên: “Chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với các bộ phận khác và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện và chống lại các hoạt động bất hợp pháp dưới danh nghĩa dạy học một kèm một, dịch vụ dọn phòng cao cấp, huy động vốn từ cộng đồng, giáo dục tư nhân, dạy kèm tại nhà…”

Lệnh cấm dạy thêm làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc

Các bậc cha mẹ Trung Quốc rất nhạy cảm với sự tiến bộ trong học tập của con cái họ, hơn nữa bầu không khí cạnh tranh trong các trường học và cơ sở giáo dục Trung Quốc cũng rất khốc liệt. Tờ Wall Street Journal đưa tin, tự tử là vấn đề đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em, thanh niên và thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-34. Thậm chí, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc còn đổ lỗi cho hệ thống giáo dục nặng nề thi cử tàn nhẫn là nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn các vụ tự tử ở thanh thiếu niên.

Giờ đây, khi chính quyền ra lệnh cấm ngành dạy thêm, giá cả dạy thêm chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn nữa. Bà mẹ Thượng Hải nói trên đã trả một khoản tiền tương đương hơn 1 triệu đồng cho lớp học thêm kéo dài hai giờ của con trai mình.

Cho đến mùa hè năm nay, dạy thêm vẫn là một nghề hợp pháp ở Trung Quốc, do đó tầng lớp trung lưu trở xuống ở Trung Quốc vẫn có thể đủ khả năng yêu cầu dạy kèm cho con cái của họ. Tuy nhiên đến hiện nay, chỉ những người giàu có và có thế lực mới có thể thuê gia sư “chui” đắt tiền cho con của họ, trong khi các gia đình dưới tầng lớp trung lưu không đủ khả năng chi trả.

Trẻ em từ các gia đình giàu có được dạy kèm riêng sẽ cơ hội cao đạt được thành tích tốt ở trường. Có thể hình dung rằng những đứa trẻ thuộc tầng lớp thiệt thòi ở Trung Quốc sẽ cảm thấy thua kém những học sinh xuất thân từ gia đình giàu có này. Người dân thở dài rằng trong tương lai, tình trạng bất bình đẳng về học vấn trong xã hội Trung Quốc có thể còn trở nên càng trầm trọng hơn, thanh niên Trung Quốc sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, e rằng sẽ càng có nhiều hơn vụ tự tử của thanh niên ở nước này.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm:

Mộc Lan

Published by
Mộc Lan

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

4 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

5 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

6 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

6 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

6 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

7 giờ ago