Chủ đề “không muốn chiến đấu vì đất nước” thu hút chú ý ở Trung Quốc

Gần đây, bài viết ngắn có chủ đề “Tôi không muốn chiến đấu vì đất nước” được lan truyền nhanh chóng trên Internet, đã thu hút sự cộng hưởng của rất nhiều người Trung Quốc.

Sinh viên đại học tham gia khóa huấn luyện quân sự ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 7/9/2015. (Ảnh: Frame China/ Shutterstock)

Bài viết chưa đầy 100 chữ này có nội dung: “Nếu xảy ra chiến tranh, tôi sẽ không đi [chiến đấu], tôi sẽ không để các con tôi đi. Tôi là người lớn lên dưới đáy xã hội, thời bình không ai nhớ đến chúng tôi, khi gặp nạn thì mới nghĩ đến chúng tôi. Nói gì là quốc gia có nạn, ai ai cũng có trách nhiệm, khi phân phát phúc lợi (trợ cấp), khi hưởng đãi ngộ nhà nước, đều không đối đãi bình đẳng, cho nên ai muốn đi [chiến đấu] thì cứ đi, dù gì thì tôi cũng không đi, cũng không cho con tôi đi.”

Gần đây, bài viết ngắn “Tôi không muốn chiến đấu vì đất nước” đã lan truyền nhanh chóng và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. Trong bức ảnh cho thấy bài viết có 420.000 lượt hiển thị, 2.785 lượt bình luận, 8.473 lượt thích, 167 lượt chia sẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Có cư dân mạng nói: “Chúng ta bảo vệ ai đây? Bảo vệ ‘Chu công tử’ hay bảo vệ ‘Cá trê Bắc cực’? (“Chu công tử là con của một người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước ở Giang Tây, từng nổi tiếng vì khoe giàu; “Cá trê Bắc Cực” là một cô gái đến từ Thâm Quyến, khoe giàu nổi tiếng trên mạng).

Cũng có cư dân mạng cho biết, họ không muốn chiến đấu vì tổ quốc là bởi: “(1) Bình thường tôi không dám giết gà chứ đừng nói đến giết người, ra chiến trường nói không chừng lại tè ra quần; (2) Tôi có vay mua xe vay mua nhà, còn bố, mẹ, vợ, con cần nuôi dưỡng, có quá nhiều trách nhiệm và áp lực phải gánh; (3) Tôi vô học, ra chiến trường cũng chỉ là bia đỡ đạn, chết như thế này thật không có giá trị; (4) Tôi sống mấy chục năm rồi, không chiếm một chút vinh quang nào của quốc gia, không hưởng thụ một chút phúc lợi nào của quốc gia. Tôi cảm thấy việc này cần móc nối giữa lợi ích và trách nhiệm! Đương nhiên rồi, cũng có người nói, quốc gia có nạn, thất phu hữu trách (người bình thường cũng phải có trách nhiệm)! Tôi chỉ muốn nói rằng tôi chỉ là một kẻ phàm tục. Tôi sợ chết, và tôi chỉ muốn bình an.”

Có cư dân mạng nói ra nguyên nhân không muốn ra trận. (Ảnh chụp màn hình)

Còn có cư dân mạng nói: “Kiến nghị chuyên gia đi trước, vì chuyên gia có nhiều biện pháp hơn”; “Đứng trước khó khăn, các quan chức Trung Quốc đều nên đứng ra bảo vệ đất nước, không phải thế sao?”

Mặc dù những lời lẽ của cư dân mạng rất gay gắt và đau lòng, nhưng những oán khí này là do những vấn đề chưa được giải quyết trong một thời gian dài ở Đại Lục dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Nếu ĐCSTQ không quan tâm nghiêm túc đến các vấn đề của người dân, thì oán khí có thể sẽ ngày càng gia tăng và lan rộng, thậm chí đe dọa chế độ của ĐCSTQ.

Vậy rốt cuộc vì sao người dân lại có oán khí lớn như thế này, chẳng phải là hoàn cảnh hiện thực thật sự làm cho họ bất mãn hay sao?

Từ lâu đã có một câu nói trên Internet rằng nếu ĐCSTQ muốn khai chiến, thì họ (dân thường) sẽ không ra trận, cũng tuyệt đối sẽ không cho con cái của họ tham chiến. Thay vào đó, họ muốn quan chức, người giàu, công chức, quản lý đô thị, giáo viên, người có lương hưu, đi tham gia chiến đấu.

Có nguyên nhân ở nhiều phương diện do cho hiện tượng này. Đơn cử như:

Thứ nhất: Quản lý nông nghiệp, quản lý đô thị, thậm chí cảnh sát giao thông, chuyên gia, có những hành vi sai trái, ảnh hưởng tiêu cực quá lớn. Quản lý nông nghiệp đã đắc tội với ít nhất 60% người dân Trung Quốc, hoặc thậm chí nhiều hơn. Xét cho cùng, tổng dân số của Trung Quốc là 1,4 tỷ người, tỷ lệ nông dân là 41%, gần 500 triệu người sống ở nông thôn và sản xuất hơn 600 triệu tấn lương thực mỗi năm.

Thứ hai: Khoảng cách giàu nghèo. Lúc đầu nói rằng những người giàu lên trước sẽ dẫn động những người phía sau, nhưng sau bao nhiêu năm, họ không những không dẫn động, ngược lại còn còn thành nhà tư bản đại gian ác. Hơn nữa, cái gọi là phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ lại nhắm mắt làm ngơ, thay vào đó, họ thường vẽ những chiếc bánh lớn, thả độc vào súp gà, khiến người ta phản cảm.

Thứ ba: Một số người giàu chuyển tài sản ra nước ngoài, phản bội ý định ban đầu, chỉ nghĩ đến tư lợi, không muốn đóng góp cho xã hội. Điều này khiến nhiều người ghét họ đến tận xương tủy.

Thứ 4: Lạm dụng công quyền. Hơn 70 năm qua kể từ khi ĐCSTQ được thành lập chính quyền vào năm 1949, xã hội Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi, các quan chức chính phủ đã lợi dụng quyền lực của mình để làm lợi cho thân tín, dẫn đến việc bài xích và đàn áp nhân tài. Ví dụ những người như Chu đại thiếu gia ở Giang Tây, Lý huyện lệnh, “Cá trê Bắc cực”, Bí thư Lý ở Hà Nam, v.v.

Việc xuất hiện ngôn luận “không muốn chiến đấu vì đất nước” tại Trung Quốc bị chụp mũ là “nông dân hạ đẳng”, điều này không thỏa đáng. Khi một vấn đề phát sinh, chính quyền nên tìm ra nguyên nhân gốc rễ, suy nghĩ xem oán khí đến từ đâu, chứ không phải đi giải quyết người đưa ra vấn đề, nếu vấn đề cơ bản không được giải quyết, thì mọi thứ đều là nói suông.

Lê Tử Hy

Published by
Lê Tử Hy

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

56 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago