Ngày 4/3, danh sách đoàn Chủ tịch và Tổng thư ký Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc được công bố. Điều khiến giới quan sát chú ý đó là, cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn nằm trong danh sách đoàn chủ tịch.
Ngày 4/3, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) khóa 13 đã tiến hành hội nghị trù bị, bầu chọn 190 người để thành lập đoàn chủ tịch đại hội, trong đó có ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Hộ Ninh, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Kỳ Sơn, v.v.
Cùng ngày, theo cảnh quay phát trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), trong 7 Thường ủy Bộ chính trị thuộc đoàn chủ tịch Nhân đại, ngoài ông Uông Dương đang bận chuẩn bị cho Hội nghị Chính hiệp, 6 Thường ủy khác và ông Vương Kỳ Sơn cùng xuất xuất hiện, ông Vương Kỳ Sơn ngồi cùng hàng ghế với 6 vị này.
Ông Vương Kỳ Sơn – đồng minh chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, có tên trong danh sách đoàn chủ tịch đại hội Nhân đại, vì thế mà chức vụ mà ông đảm nhận tại lưỡng hội lại càng thu hút thêm sự chú ý của dư luận.
Ngày 29/1, ông Vương Kỳ Sơn trúng cử đại biểu tham dự Nhân đại toàn quốc tại khu vực bầu của tỉnh Hồ Nam. Dư luận đều cho rằng, điều này cho thấy tin đồn ông Vương sẽ đảm nhậm chức vụ phó chủ tịch nước có sẽ trở thành sự thực.
Nhiều kênh truyền thông đưa tin, nếu ông Vương Kỳ Sơn làm phó chủ tịch nước, ông sẽ tham dự vào sự vụ ngoại giao và các sự vụ của Hồng Kông, Ma Cao.
Trước đó, truyền thông Hồng Kông cho rằng, một khi ông Vương Kỳ Sơn làm phó chủ tịch nước, không ngoại trừ ông sẽ nằm trong danh sách ở cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ đứng sau 7 Thường ủy Bộ Chính trị.
Trong 5 năm qua, ông Tập Cận Bình đã liên thủ với ông Vương Kỳ Sơn để “đả hổ” chống tham nhũng, đã điều tra xử lý nhiều quan chức tham ô hủ bại, trong số đó có 43 Ủy viên Trung ương khóa 18, gồm nhiều quan chức cấp cao thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài, Tô Vinh, v.v; giúp ông Tập Cận Bình thu lại quyền lực trong đảng, chính phủ, quân đội từ những người thuộc phe ông Giang.
Trước thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiến nghị sửa đổi hiến pháp, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ liên tiếp đối với chức Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước. Dư luận cho rằng, việc này sẽ giúp ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tại vị sau khi hết nhiệm kỳ thứ 2.
>> Ông Tập Cận Bình vẫn chưa tung ra con át chủ bài?
Đến nay, nhiều dấu hiệu cho thấy, ông Vương Kỳ Sơn rất có khả năng sẽ đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch nước. Giới quan sát cho rằng, ông Tập và ông Vương tiếp tục liên thủ, nên cũng cần phải yêu cầu có sự điều chỉnh ở bề mặt để có tính hợp pháp về mặt trình tự.
Nhà bình luận chính trị Hạ Tiểu Cường từng cho rằng, lần tái nhậm chức này của ông Vương Kỳ Sơn là một đòn tâm lý nặng đối với tập đoàn ông Giang Trạch Dân, đây cũng là điều mà ông Tập Cận Bình khẳng định thành quả chống tham nhũng 5 năm qua của ông Vương.
Ngày 3/3, phiên họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 13 được khai mạc tại Bắc Kinh, đại hội diễn ra trong 15 ngày, và sẽ kết thúc vào sáng ngày 20/3.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…