Gần đây, nhiều sinh viên tại phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York Mỹ bị cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ. Phía nhà trường đưa ra cảnh báo cho sinh viên rằng mọi người đều có thể gặp phải sự việc tương tự, nhà trường có thể không cách nào can thiệp trong 24 giờ từ khi sinh viên bị giam giữ. Có chuyên gia cho biết sự việc này xảy ra đúng thời điểm trước khi diễn ra hội đàm Mỹ – Trung, những người bị bắt có người là con cái của nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ, do đó cũng làm dấy lên nghi ngờ liệu có động cơ chính trị từ hành động này hay không.
Sau khi sự việc này xảy ra, quan hệ lợi ích tài chính của đại học này và ĐCSTQ cũng bị truyền thông Mỹ chú ý. Chủ tịch đảng Cộng hòa của Đại học New York đã thúc giục trường đại học này thoái vốn khỏi Trung Quốc.
Tối ngày 12/3, 9 sinh viên tại phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York, bao gồm 6 người Mỹ, đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ trong 2 trường hợp. Washington Post đã nhận được thông tin này từ nhân viên của trường và quan chức Mỹ.
Theo một sinh viên và giáo viên của trường tiết lộ, hai sinh viên Mỹ bị cảnh sát ĐCSTQ bắt giữ tại một quán bar, nam sinh bị đá vào đầu, nữ sinh bị bầm tím khi cảnh sát thường phục cố gắng bắt giữ cô.
Sinh viên và nhân viên của trường nói rằng sự kiện bắt giữ người thứ hai vào tối hôm đó có liên quan đến 7 sinh viên, đến từ Mỹ, Phần Lan, Ma-rốc và Malaysia. Họ bị đưa đi khi đang tụ tập cùng nhau trong một bữa tiệc sinh nhật. Họ bổ sung thêm rằng những sinh viên này xét nghiệm dương tính với ma túy, và được thả sau 11 đến 16 giờ.
Một sinh viên nói với Washington Post rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực không cần thiết, và xuất hiện trong tình huống không mang biển tên hoặc đồng phục cảnh sát, nên đã gây hỗn loạn và sợ hãi.
Báo cáo cho biết, cảnh sát Trung Quốc xuất hiện tại nhà riêng khi thực hiện hành động chống ma túy không phải là hiếm thấy, tuy nhiên trong tình huống không leo thang rõ ràng mà xuất hiện cảnh sát thường phục là điều hiếm thấy.
Washington Post cho biết, hiện tại vẫn chưa rõ ràng rằng những sinh viên này bị bắt là một phần trong chính sách được gọi là “chống ma túy” của ĐCSTQ hay là vì nguyên nhân chính trị mà trở thành mục tiêu do mối quan hệ với Mỹ trở lên xấu đi. Việc này xảy ra đúng vào thời điểm trước khi Mỹ – Trung có cuộc hội đàm cấp cao.
Theo một sinh viên giấu tên tiết lộ, 2 sinh viên Mỹ bị bắt tại quán bar, “nam sinh bị cảnh sát đá đến nỗi đầu chảy máu, họ không có phiên dịch, cho nên họ không biết đã xảy ra chuyện gì. Nữ sinh do muốn tránh khỏi 2 cảnh sát thường phục không có biển tên nên đã bị đánh. Nam sinh bị đá kia chỉ muốn gọi điện cho phòng an toàn cộng đồng của phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York.”
Nguồn tin nói với Washington Post rằng cha mẹ của 2 người Mỹ này đều làm việc trong Bộ Quốc phòng Mỹ.
Washington nói rằng khi bị hỏi đến sự kiện bắt giữ này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng “Chế độ luật pháp của Trung Quốc (ĐCSTQ) là không minh bạch, việc thực thi pháp luật ở địa phương có thể là tùy tiện. Chế độ tư pháp của Trung Quốc (ĐCSTQ) không độc lập với sự ảnh hưởng chính trị.”
Ngoài ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Washington Free Beacon rằng họ có tìm hiểu về sự kiện này, chuẩn bị để can thiệp khi cần thiết. Người phát ngôn cũng nhắc đến Bộ Ngoại giao đã đưa ra một số kiến nghị đối với công dân Mỹ đi lại ở Trung Quốc, nhấn mạnh việc chấp hành luật pháp của Trung Quốc (ĐCSTQ) “không minh bạch” và “tùy tiện chấp pháp”.
“Lợi ích và an toàn của công dân Mỹ ở nước ngoài là một trong những ưu tiên hàng đầu cao nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ”, người phát ngôn nói. “Chúng tôi sẵn sàng chuẩn bị cung cấp một số dịch vụ lãnh sự thích hợp trong tình huống công dân Mỹ ở nước ngoài bị bắt giữ.”
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York đã phản bác Washington Post móc nối sự kiện này với vấn đề địa chính trị Mỹ – Trung. Chủ nhiệm Phòng công tác sinh viên của trường này là David Pe đã gửi một thư điện tử cho toàn bộ sinh viên và nói rằng: “Bài viết của Washington Post ám thị sinh viên của chúng ta có thể do có một số là công dân Mỹ nên đã bị nhắm tới vì nguyên nhân chính trị.”
“Theo tìm hiểu hiện tại về sự kiện này, chúng tôi không có chứng cứ ủng hộ cách nhìn nhận này (của Washignton Post)”, David Pe nói.
Thư điện tử của David Pe cho thấy, phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York nói với sinh viên rằng tương lai mỗi một sinh viên đều có khả năng gặp phải sự kiện tương tự, và nhắc nhở mọi người luôn chuẩn bị tốt. Bởi vì trong 24 giờ đầu xảy ra vấn đề, việc mà nhà trường có thể làm được là rất có hạn.
“Trong 24 giờ đầu tiên (nếu có sinh viên) bị bắt, nhà trường có quá nhiều khả năng có thể trực tiếp liên lạc với bạn được.” Thư điện tử nói, “Từ việc cá nhân bị bắt giữ cho đến có kết quả xét nghiệm ma túy, trong thời gian này cảnh sát không cho phép nhà trường can thiệp. Cảnh sát có 24 giờ để làm rõ, và đưa ra quyết định liệu có truy tố hay không.”
“Đây là trình tự pháp luật điển hình của Trung Quốc (ĐCSTQ)”, giáo sư luật học Julian Ku thuộc Đại học Hofstra nói với VOA. “Do đó, việc này khiến người ta có chút sợ hãi”.
Ông Julian Ku nói, điều này giống như ở trong hộp tối 24 tiếng đồng hồ, “trường học cơ bản nói rằng chúng tôi không thể giúp gì cho bạn (trong thời gian này)”.
VOA đưa tin, Yu Ping, một nhà bình luận độc lập, từng học Đại học New York nói rằng: “Đại học New York với tư cách là cơ quan giáo dục bậc cao đi đầu trong việc Mỹ – Trung hợp tác mở trường, khi sinh viên của mình bị cảnh sát địa phương bắt giữ trong khi chính quyền địa phương thực thi pháp luật, đầu tiên nhà trường cần cung cấp sự giúp đỡ hợp tình hợp lý cho sinh viên; hơn nữa việc trao đổi với phía cảnh sát trong 24 giờ cũng không hề vi phạm luật pháp Trung Quốc. Dù cho vì thế mà nhà trường xảy ra tranh chấp với cảnh sát, cũng là thúc giục họ thực thi pháp luật phù hợp quy định hơn.”
Giáo sư Julian Ku cho rằng nếu việc này tiếp tục xảy ra, sinh viên sẽ không có quá nhiều khả năng muốn đến Trung Quốc, đối với Đại học New York mà nói thì đó sẽ là một vấn đề.
Washington Post nói rằng “một số sinh viên và phụ huynh trách móc lãnh đạo nhà trường thiếu sự hỗ trợ trong thời gian sinh viên bị giam giữ.”
Trong một diễn biến khác liên quan đến khả năng ĐCSTQ bắt giữ người nước ngoài khi họ đang ở Trung Quốc Đại Lục, hôm thứ Năm (ngày 18/3), trong một cuộc phỏng vấn với National Review, Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo rằng nếu sự kiện Thế vận hội Mùa Đông 2022 được tổ chức ở Bắc Kinh theo kế hoạch, các vận động viên và nhà báo nước ngoài có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền ĐCSTQ giam giữ vì các bài phát biểu của họ theo luật an ninh quốc gia mới của nước này. Nếu các vận động viên đưa ra bình luận hoặc phản đối tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ, thì họ có thể sẽ không được phép rời khỏi Trung Quốc.
Sự kiện này cũng lập tức khiến truyền thông Mỹ chú ý đến quan hệ tài chính giữa Đại học New York và ĐCSTQ. Washington Free Beacon đưa tin, Đại học New York nhận được lợi ích hàng triệu đô la Mỹ trong thỏa thuận tài chính với Trung Quốc. Theo tiết lộ tài chính công khai, trường đại học này đã nhận được quà tặng và hợp đồng hơn 47 triệu đô la Mỹ từ Trung Quốc. Trong đó có hơn 2 triệu đô la Mỹ trực tiếp từ chính quyền Trung Quốc trong thời gian từ năm 2014 đến 2019. Trong 47 triệu đô la Mỹ này, có khoảng 43 triệu đô la Mỹ đến từ nguồn “ẩn danh” của Trung Quốc, và tuyệt đại bộ phận khoản tiền ẩn danh được liệt kê là quà tặng chứ không phải hợp đồng.
Trường đại học này không nói rõ cụ thể người quyên tặng khoản tài chính này, cũng không nói rõ những khoản tài chính này ảnh hưởng như thế nào đến quyết sách và kế hoạch của trường.
Bà Rachelle Peterson, nhà nghiên cứu cấp cao của Hiệp hội học giả quốc gia nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) có sức ảnh hưởng tài chính đến các đại học tại Mỹ, ảnh hưởng rất nhiều phương diện từ kế hoạch cho đến chương trình đào tạo. Tiền của ĐCSTQ thường thường là cung cấp bí mật, và có kèm thêm điều kiện phụ.
Washington Free Beacon cho rằng sức ảnh hưởng của ĐCSTQ tới Đại học New York khiến cho họ (ĐCSTQ) đối xử tồi tệ không kiêng nể đối với sinh viên của trường.
Washington Free Beacon nói rằng Chủ tịch Đại học New York thuộc Đảng Cộng hòa Bobby Miller thúc giục đại học này rút vốn khỏi Trung Quốc.
Ông Bobby Miller cho biết, thành viên Đảng Cộng hòa tại Đại học New York không cảm thấy bất ngờ về việc cảnh sát ĐCSTQ quấy rầy sinh viên tại phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York.
“Chúng tôi thúc giục cơ quan hành chính của Đại học New York tiến hành điều tra triệt để đối với sự kiện liên quan, đồng thời xem xét lại sự tồn tại ở Thượng Hải của Đại học New York, để đảm bảo an toàn cho sinh viên và thoát khỏi chính quyền độc tài (ĐCSTQ) này,” ông Bobby Miller nói.
Ông nói rằng, sự kiện tấn công này nên mang đến sự thanh lý về đạo đức cho những nhà quản lý của trường này.
“Sự kiện gần đây đã đưa ra vấn đề nghiêm trọng về tính khả thi của mối quan hệ của đại học này và Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ). Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những kẻ xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới, cũng là đối thủ địa chính trị chủ yếu của nước Mỹ,” ông Bobby Miller nói.
Washington Free Beacon nói rằng từ lâu nay, quyết sách trong trường Đại học New York có khuynh hướng có lợi cho ĐCSTQ. Năm 2019, có báo cáo tiết lộ phân hiệu Thượng Hải của Đại học New York đã mở một chương trình “Giáo dục công dân”, trong đó bao gồm môn học “Tư tưởng Mao Trạch Đông” và Lịch sử ĐCSTQ.
Mối quan hệ của trường đại học này và Bắc Kinh cũng làm tổn hại đến tự do học thuật. Năm 2013, luật sư mù Trung Quốc Trần Quang Thành bị buộc phải rời khỏi Đại học New York. Ông Trần vốn là học giả thỉnh giảng của trường này. Ông Trần Quang Thành cho biết, đây là kết quả gây áp lực của chính quyền ĐCSTQ đối với Đại học New York. Trong khi phía nhà trường lại phủ nhận việc này.
Bà Rachelle Peterson chỉ ra, phân hiệu của đại học Mỹ tại trung Quốc là mục tiêu mà chính quyền Bắc Kinh gây áp lực lớn. Sau khi Đại học New York thiết lập phân hiệu tại Thượng Hải vào năm 2012, các đại học ưu tú như Đại học Duke và phân hiệu Berkeley Đại học California cũng lần lượt mô phỏng theo, xây dựng phân hiệu của mình tại các trung tâm khoa học và kinh tế lớn của Trung Quốc.
Washington Free Beacon cảnh báo rằng giao lưu hợp tác giữa đại học Mỹ và Trung Quốc mang lại nguy hiểm nghiêm trọng cho an toàn của sinh viên Mỹ và an ninh quốc gia của Mỹ. Chế độ gián điệp công nghiệp của ĐCSTQ lợi dụng nhà nghiên cứu trong các trường đại học nghiên cứu để đánh cắp công nghệ nhạy cảm của Mỹ, trong đó có một số dùng cho mục đích quân sự. Tháng Một năm nay, Washington Free Beacon cáo báo phát hiện ĐCSTQ và thực thể liên quan đến quân đội trong 6 năm qua đã chuyển ít nhất 88 triệu đô la Mỹ cho hàng chục trường đại học tại Mỹ.
Bảo Minh (t/h), theo Epoch Times
Xem thêm:
Lượng mưa tại đỉnh Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong vòng 48 giờ qua…
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…