COVID-19: Sau “ngoại giao sói”, Trung Quốc đẩy mạnh “ngoại giao vắc-xin”

Các nhà ngoại giao “sói chiến” của Trung Quốc đã thu hút được sự chú ý của toàn thế giới trong dịch corona khi hung hăng đáp trả trước những chỉ trích về cách xử lý chậm trễ và che giấu của nước này, khiến đại dịch lan rộng. Thế nhưng, câu chuyện tới đây có thể sẽ thay đổi khi Trung Quốc đang muốn xây dựng hình ảnh và vị thế của mình như một nhà lãnh đạo toàn cầu chống lại virus corona với chiến lược “ngoại giao vắc-xin.” 

Hình ảnh lọ thuốc vắc-xin virus corona mới tái tổ hợp được lan truyền trên mạng (Ảnh chụp màn hình từ Baidu)

Vắc-xin đang được phát triển ở Trung Quốc nằm trong số những loại vắc-xin tiềm năng trong cuộc đua của thế giới nhằm chống lại đại dịch. Các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng, nếu thành công, vắc-xin sẽ là một “sản phẩm công cộng toàn cầu.” Đây cũng là cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình tại một cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 5 vừa qua.

Cam kết được đưa ra giữa lúc nhiều loại vắc xin ngừa COVID-19 trên thế giới đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vắc-xin có thể kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm do các hạn chế về sản xuất. 

Một số quốc gia giàu có như Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản, đã điều chỉnh thỏa thuận với các nhà phát triển dược phẩm để có thể cung cấp những liều vắc-xin sớm nhất cho công dân của nước mình.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hồi tháng trước rằng “Trung Quốc sẽ không hành động như một số quốc gia muốn độc quyền hoặc mua hết vắc-xin.”

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không cho biết làm thế nào họ có thể đáp ứng được chiến lược “hào phóng” này khi vừa cung cấp đủ liều cho 1,4 tỷ người trong nước, vừa biến nó trở thành một loại “hàng hoá công cộng toàn cầu.” 

Cho đến nay, Trung Quốc không phải là một phần của Covax, một cơ chế được Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ nhằm đảm bảo phân phối vắc-xin công bằng cho các nước tham gia, bao gồm cả những nước không đủ khả năng. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tự mình thực hiện một số lời đề nghị riêng đối với các nước đang phát triển.

Nepal, Afghanistan, Pakistan và Philippines đều được các nhà ngoại giao Trung Quốc hứa hẹn có thể hưởng lợi từ vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng trước cho biết đã cung cấp khoản vay 1 tỷ USD cho các nước Mỹ Latinh và Caribbean để mua vắc-xin COVID-19 tiềm năng, theo chính phủ Mexico. Vào tháng 6, ông Tập nói rằng các nước châu Phi sẽ được ưu tiên tiếp cận vắc-xin khi nó được sản xuất thành công ở Trung Quốc.

Yanzhong Huang, chuyên gia cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York cho biết việc giúp các nước thu nhập thấp và trung bình tiếp cận với vắc-xin có thể nhằm thúc đẩy cho vị thế quốc tế của Bắc Kinh.

Ông Huang cho rằng nếu Trung Quốc tung ra chiến lược “ngoại giao vắc-xin,” điều này sẽ giúp củng cố sức mạnh mềm của Trung Quốc và giúp nước này hồi sinh việc thực thi các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Hacker Trung Quốc tấn công công ty nghiên cứu vắc-xin virus corona tại Mỹ

Nếu Trung Quốc đóng góp vào nguồn cung vắc-xin toàn cầu, điều này sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải gia tăng đáng kể về năng lực sản xuất cũng như phải điều chỉnh chiến lược tập trung cho thị trường nội địa để hướng ra bên ngoài, các chuyên gia phát triển vắc-xin nói.

Về mặt lịch sử, Trung Quốc không phải là một nhà cung cấp vắc-xin lớn trên thị trường toàn cầu, một phần vì Trung Quốc là một quốc gia rất lớn và đông dân nên chính bản thân nước này đã là một thị trường rất lớn. Mặc dù nước này sản xuất hàng trăm triệu liều vắc-xin khác hàng năm, nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn khó cạnh tranh với các nhà sản xuất của Ấn Độ hay các công ty đa quốc gia của phương Tây.

Tính đến tháng trước, 13 công ty ở Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở sản xuất vắc-xin Covid-19, theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, tuy nhiên, Bộ không nói rõ những công ty này có thể sản xuất bao nhiêu liều vắc-xin. 

Để đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới, một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể chuyển giao công nghệ, cho phép các quốc gia khác sản xuất vắc-xin được phát triển ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, rào cản của việc này có thể là niềm tin, theo SCMP. 

Ngành công nghiệp vắc-xin Trung Quốc trong những năm gần đây đã bị rung chuyển bởi một số vụ bê bối về tính an toàn, bao gồm vắc-xin không đạt tiêu chuẩn được bán cho tiêm chủng trẻ em. Một luật mới thắt chặt quy định ngành công nghiệp vắc-xin đã được ban hành vào năm ngoái.

Lê Vy (theo SCMP)

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

20 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago