Bắc Kinh toan tính gì khi bổ nhiệm tân Bí thư Tân Cương thiếu kinh nghiệm?

Gần đây, Trung Quốc đã thay đổi “người đứng đầu” khu vực biên giới chiến lược Tân Cương, khi ông Trần Tiểu Giang – người không có kinh nghiệm lãnh đạo địa phương – thay thế ông Mã Hưng Thụy xuất thân từ ngành công nghiệp quốc phòng và là thân tín của ông Tập Cận Bình. Việc bổ nhiệm này thật bất ngờ và làm dấy lên nhiều nghi ngờ. Một số học giả cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến lý lịch làm việc trong ngành kỷ luật và công tác Mặt trận Thống nhất của ông Trần, và điều này cũng có liên quan đến tình hình chính trị ở Trung Đông và hướng đi chính trị của Tân Cương.

Ông Mã Hưng Thụy (Nguồn: N509FZ/ Wikimedia)

Ngày 1/7, Tân Hoa Xã đưa tin Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm Mã Hưng Thụy không còn kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy Tân Cương và sẽ được phân công nhiệm vụ khác. Ông Trần Tiểu Giang được bổ nhiệm thay thế.

Theo dữ liệu công khai, ông Trần Tiểu Giang sinh tháng 6/1962, quê ở Long Du, tỉnh Chiết Giang. Ông từng giữ các chức vụ: Tổng Biên tập Báo Thủy lợi Trung ương, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cơ quan trực thuộc Bộ Thủy lợi, Chánh Văn phòng Bộ; từ tháng 3/2011 làm Chủ nhiệm Ủy ban Thủy lợi Hoàng Hà; tháng 8/2015 làm Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; tháng 5/2016 làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Liêu Ninh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh; năm 2017 làm Thứ trưởng Bộ Giám sát Trung Quốc, tháng 10/2017 giữ chức Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia vào tháng Ba năm sau; tháng 12/2020 làm Thứ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc gia; tháng 2/2022 làm Thứ trưởng thường trực Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương. Ông là Ủy viên Trung ương khóa XX.

Tân Cương chiếm 1/6 diện tích lãnh thổ Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng, luôn do một Ủy viên Bộ Chính trị kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy đứng đầu. Giới quan sát dự đoán ông Trần Tiểu Giang có khả năng sẽ được thăng chức Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội XXI của ĐCSTQ.

Các đời Bí thư Tân Cương trước đây hầu hết đều từng đứng đầu một địa phương lớn: Trương Xuân Hiền từng là Bí thư Hồ Nam, Trần Toàn Quốc từng làm Bí thư Tây Tạng, Mã Hưng Thụy là Tỉnh trưởng Quảng Đông. Lần này, ông Trần Tiểu Giang “được điều từ trung ương về” và mới chỉ từng làm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Liêu Ninh trong một năm.

Nhiều kênh truyền thông thân Bắc Kinh ở Hồng Kông cho biết, ông Trần Tiểu Giang được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất và Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc gia vào cuối năm 2020 – thời điểm ngay sau cuộc bạo loạn quy mô lớn ở Nội Mông, khi chính quyền mạnh Trung Quốc tay áp đặt sách giáo khoa thống nhất quốc gia. Bên cạnh đó, lý lịch ngành kỷ luật của ông cũng khiến dư luận chú ý.

Luật gia lưu vong tại Úc – ông Viên Hồng Băng – phân tích với Epoch Times rằng việc thay đổi Bí thư Tân Cương có liên hệ trực tiếp với biến động chính trị tại khu vực Trung Đông.

Ông nói, trước đây ĐCSTQ có hai “chân trụ” chính tại Trung Đông: Chính quyền Assad ở Syria và chính quyền Khamenei ở Iran. Nay, chính quyền Assad ở Syria đã bị các lực lượng nổi dậy liên kết lại lật đổ. Trong các lực lượng này có những nhóm do tổ chức chính trị Đông Turkestan lãnh đạo, phần lớn là thành viên của phong trào kháng chiến Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Sau khi lật đổ chính quyền Assad, lực lượng này rất có khả năng sẽ chuyển hướng mục tiêu tấn công vào ĐCSTQ.

Trại tập trung ở Tân Cương. (Nguồn ảnh: Public domain, website chính thức của Chính phủ lưu vong Cộng hòa Đông Turkestan)

Ông Viên Hồng Băng dẫn nguồn từ nội bộ hệ thống ĐCSTQ cho biết, lực lượng này sau khi hạ bệ được ông Assad, đã lập tức bắt tay vào xây dựng chiến lược quay về Tân Cương để tấn công ĐCSTQ, và đã thực hiện sự điều chỉnh chiến lược mang tính nguyên tắc: Tránh tấn công các mục tiêu không xác định trong xã hội, mà tập trung vào bộ máy bạo lực nhà nước của ĐCSTQ.

Ông Viên cho biết, điều này đã khiến giới lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ cực kỳ lo sợ và bất an – đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ điều ông Trần Tiểu Giang thay thế ông Mã Hưng Thụy.

Ông giải thích thêm, Bắc Kinh trước đây bổ nhiệm ông Mã Hưng Thụy phụ trách Tân Cương là để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng này, qua đó ổn định xã hội. Nhưng hiện nay, trước tình thế chính trị – quân sự căng thẳng, họ đã điều ông Trần Tiểu Giang thay thế. Ông Trần từng phụ trách Mặt trận Thống nhất, cũng từng là Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – cơ quan vốn được xem là tổ chức tình báo khủng bố lớn nhất hiện nay của ĐCSTQ.

“Ông này vừa có hiểu biết về công tác dân tộc, lại có tính cách sắt đá của hệ thống đặc vụ ĐCSTQ. Vì thế, họ điều ông ta đến Tân Cương giữ chức Bí thư để đối phó với cục diện hiện tại ở đây,” ông Viên cho biết.

Ngày 1/7, Tân Cương tổ chức cuộc họp cán bộ lãnh đạo, ông Hoàng Kiến Phát – Thứ trưởng thường trực Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ – tuyên bố tại cuộc họp rằng việc điều chỉnh nhân sự này là do “xuất phát từ đại cục, căn cứ vào nhu cầu công tác” và đã “được cân nhắc toàn diện, nghiên cứu thận trọng”.

Theo Đường Binh và Lạc Á/ Epoch Times

Đường Binh và Lạc Á

Published by
Đường Binh và Lạc Á

Recent Posts

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

7 phút ago

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

15 phút ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

30 phút ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

45 phút ago

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại: Gửi tín hiệu gì tới các nước châu Á?

Thỏa thuận này như một hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia châu Á…

2 giờ ago

Báo Đức: “Bong bóng” xe điện Trung Quốc sắp vỡ, BYD đang ở tâm điểm

Tờ Handelsblatt (Đức) mới đây đã đăng tải một bài bình luận cho rằng Trung…

3 giờ ago