Ảnh chụp ngày 3/6/2021 cho thấy người dân đang xếp hàng để nhận vắc-xin Covid-19 Sinovac tại Rongan, khu vực phía nam Quảng Tây của Trung Quốc. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)
Nhiều thông tin lan truyền từ Trung Quốc cho thấy, trong 3 năm phong tỏa phòng dịch COVID-19, chính quyền Trung Quốc đã cưỡng ép toàn dân tiêm vắc-xin, dẫn đến nhiều người gặp phải các di chứng sau tiêm. Trên các nền tảng mạng xã hội tại Trung Quốc Đại Lục, nhiều blogger thẳng thắn nói: “Số bệnh nhân bạch cầu (ung thư máu) ngày càng nhiều”, rất đông cư dân mạng phản ánh về các ca tử vong liên quan.
Ngày 15/4, một blogger trên nền tảng mạng xã hội Douyin, có tên là “Nguyện bạn ngày mai sẽ tốt hơn” đăng tải video cho biết: Hiện tại các khoa huyết học của bệnh viện gần như quá tải, “người bị bạch cầu quá nhiều, rốt cuộc xã hội này đang xảy ra chuyện gì vậy”. Người này đặt nghi vấn: “Ngày nào cũng có người mới nhập viện, sao bây giờ lại có nhiều bệnh về máu như vậy?”
Một bác sĩ y học cổ truyền chuyên về huyết học và ung thư – ông Liêu Tuấn Nghiêu – cũng đăng video chia sẻ: “Có lẽ mọi người đã nhận thấy rồi, bệnh nhân bạch cầu hình như ngày càng nhiều…”
Một blogger khác thậm chí còn nói: “Cứ tiếp tục như thế này, không cần đánh nhau, tự chúng ta cũng tự diệt mình rồi.”
Trong phần bình luận, rất nhiều cư dân mạng cho rằng nguyên nhân là do việc tiêm vắc-xin COVID-19.
Theo thông tin trên trang web chính thức của Quỹ Chữ thập đỏ Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc có khoảng 4 triệu bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, và con số này vẫn đang tăng thêm từ 30.000 đến 40.000 ca mỗi năm. Trong số đó, có tới 50% bệnh nhân là trẻ em. Ngày càng nhiều dữ liệu cho thấy trong những năm gần đây, trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao. Tuy nhiên, các số liệu chính thức từ chính quyền Trung Quốc thường bị dư luận quốc tế nghi ngờ về tính minh bạch và độ tin cậy.
Trên nền tảng mạng xã hội Douyin, có rất nhiều thông tin liên quan đến trẻ em mắc bệnh bạch cầu được chia sẻ. Ví dụ:
Cư dân mạng từ Quảng Đông chia sẻ: “Mấy người bạn của tôi đều đã qua đời vì bệnh bạch cầu cấp tính”. “Anh trai tôi bị bạch cầu cấp dòng tủy M1, mất chỉ sau một tháng. Từ lúc phát hiện đến khi qua đời chỉ có 1,5 tháng. Căn bệnh này thật khủng khiếp, hành hạ người ta kinh khủng.”
Cư dân mạng ở Hà Nam viết: “Con gái tôi bị bạch cầu cấp dòng tủy, qua đời sau nửa năm”. “Trước đây tôi không chú ý đến khoa huyết học, cho đến khi tự mình được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu mới biết tiền bạc tiêu tốn nhanh đến mức nào. Có bao nhiêu người không thể rời khỏi cái khoa ấy. Đến ngày thứ 10 nhập viện, tôi đã tận mắt thấy 6 người bị đưa ra (qua đời).”
Cư dân mạng ở các tỉnh Giang Tô, Vân Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam cũng để lại bình luận:
“Chồng tôi bị bạch cầu cấp dòng lympho, nằm viện 25 ngày rồi lên thiên đường!”
“Chồng tôi sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, chỉ 13 ngày sau đã qua đời.”
“Mẹ chồng tôi bị bạch cầu cấp tính, chỉ sau 4 ngày phát bệnh đã ra đi.”
“Con trai tôi bị chẩn đoán M2, qua đời chỉ sau 3 ngày hóa trị. Mạng sống thật mong manh.”
Một cư dân mạng ở Thiểm Tây kể: “Sau Tết, mẹ chồng tôi bị đau đầu, đi khám thì bạch cầu giảm, sinh thiết tủy xương cho thấy bạch cầu cấp dòng tủy, từ lúc nhập viện đến tháng Tư thì bệnh viện yêu cầu đưa về nhà, mới chôn cất 2 hôm trước, tổng cộng chỉ có 2 tháng.”
Một người từ Tứ Xuyên xúc động chia sẻ: “Chồng tôi trước giờ rất khỏe mạnh, chỉ ho ra máu rồi đi khám thì bị bạch cầu cấp dòng lympho. Từ lúc nhập viện đến khi hóa trị, chỉ 1 tháng lẻ 6 ngày sau anh ấy đã mãi mãi rời xa tôi.”
Nhiều người bày tỏ tuyệt vọng:
“Tôi đã bỏ điều trị hóa trị rồi, sống chết để ông trời định đoạt, hết tiền, người cũng không chịu nổi nữa rồi.”
“Ở các bệnh viện lớn, muốn có giường ở khoa huyết học còn khó hơn lên trời, đây là khoa tốn kém nhất. Năm ngoái tôi cũng bị chẩn đoán, giờ sống được ngày nào hay ngày đó.”
“Không chữa thì 3 tháng, chữa thì 8 tháng, hết tiền rồi, người cũng không còn.”
“Không tiêm vắc-xin thì đâu ra cái số khổ này, giờ chẳng biết tìm ai để đòi công lý!”
Theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 27/2/2024, hàng ngàn người dân Trung Quốc tuyên bố đã gặp phải nhiều di chứng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, trong đó nhiều trường hợp mắc bệnh bạch cầu. Họ từng lên kế hoạch cử đại diện nộp thư kiến nghị vào dịp diễn ra kỳ họp “lưỡng hội” của Trung Quốc vào tháng Ba. Theo nội dung trong “Thư kiến nghị”, gần 3.000 người tại Trung Quốc được cho là đã mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Họ kêu gọi chính phủ thiết lập quỹ cứu trợ đặc biệt và xây dựng cơ chế bồi thường cho những người bị ảnh hưởng do tiêm chủng.
Ông Tiền Đại Long (Qian Dalong), cư dân quận Triều Dương, Bắc Kinh, cho biết đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền vào năm 2021 và tiêm vắc-xin COVID-19 của hãng Sinovac. Ông kể rằng chỉ khoảng 1 tuần sau khi tiêm mũi thứ 3 vào tháng Mười, cơ thể ông đột nhiên bị liệt. Ông nói: “Trong nhóm của chúng tôi, trước khi phát bệnh, kết quả kiểm tra sức khỏe đều bình thường. Các bác sĩ đều giữ im lặng. Họ sẽ không công khai nói là có liên quan đến vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin COVID-19. Nhưng họ sẽ lén lút nói với bạn rằng chính là do vắc-xin, chỉ là không thể nói ra công khai.”
Vào cuối tháng 1/2022, La Triết Hàn (Luo Zhehan), một học sinh tiểu học tại huyện Thái Hòa, thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây, được xác nhận mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Mẹ em, bà Lương Tiểu Cường, nói với VOA rằng con trai bà đã tiêm vắc-xin vài tuần trước khi phát bệnh, và bà tin chắc nguyên nhân là do vắc-xin. Chỉ một tháng sau khi được chẩn đoán, La Triết Hàn đã qua đời.
Ông Tiền Đại Long, người đồng khởi xướng “Thư kiến nghị”, chia sẻ rằng ông đã bị chính quyền cử người theo dõi nghiêm ngặt, và nhiều khả năng sẽ không thể trực tiếp nộp kiến nghị.
Ông Vương, một người dân ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, mới đây chia sẻ với truyền thông bên ngoài Trung Quốc: “Gần đây, trong số đồng nghiệp của tôi cũng có một số người đã qua đời. Nhiều người còn trẻ mà đột nhiên phát bệnh, mắc ung thư, mắc bệnh bạch cầu thì càng ngày càng nhiều. Mọi người đều nói là do tiêm vắc-xin, vì vắc-xin có tác dụng phụ rất lớn, từ bệnh tim mạch, tăng đường huyết, các loại bệnh tật khác cũng bị nhiều hơn.”
Ông nói thêm: “Trong thời kỳ dịch, người phụ trách phòng chống dịch lại là người chết sớm nhất, chết lúc mới 50 tuổi, đã tiêm 3 mũi, mỗi lần đều chủ động đi tiêm. Còn tôi thì cố trì hoãn đến cuối cùng mới tiêm 1 mũi, vì họ bảo nếu không tiêm thì sẽ bị điều chuyển khỏi vị trí lãnh đạo. Tôi bị ép phải tiêm. Tiêm càng nhiều thì tác dụng phụ càng lớn. Khi vừa gỡ bỏ chính sách kiểm soát dịch, nhà tang lễ đông nghịt người, phải xếp hàng dài. Mùa đông năm nay, nhà tang lễ lại xếp hàng đông.”
Trong một video lan truyền rộng rãi trên nền tảng Ganjing World, một người phụ nữ Đông Bắc hiểu rõ tình hình tại nhà tang lễ nói rằng: “Bây giờ số người chết còn nhiều hơn cả lúc đầu dịch”. Cô cho biết, đây là hậu quả của di chứng sau tiêm vắc-xin, những người chết đều bị nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, có người thì bị tổn thương tim…, dẫn đến bệnh AIDS và bệnh bạch cầu…
Lý Mộc Tử, Vision Times
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền bị cáo buộc Lập khống chứng từ mua bán vàng,…
Các nhà phê bình gọi thời điểm khai mạc liên hoan phim LGBT tại Ukraine…
Các nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đã cùng nhau thực hiện chuyến thăm Đài…
Chính quyền Trump tiếp tục gây sức ép lên Đại học Harvard, yêu cầu cung…
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang, CEO của…
Nhân sâm từ lâu đã được xem là vị thuốc quý, nổi bật với công…