Trung Quốc

Cuối năm 2024, người dân Trung Quốc giăng biểu ngữ kêu gọi an toàn thực phẩm

Năm 2024 đã kết thúc nhưng các cuộc thảo luận về an toàn thực phẩm vẫn diễn ra trên khắp Trung Quốc Đại Lục. Ngoài việc vạch trần việc ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để “đầu độc” người Trung Quốc một cách tàn nhẫn, một số người đã giăng biểu ngữ kêu gọi chính quyền “điều tra nghiêm ngặt an toàn thực phẩm”. Thông báo chính thức của ĐCSTQ rằng việc tỷ lệ vượt qua cuộc kiểm tra lấy mẫu an toàn thực phẩm đạt 99,2%hoàn toàn không được công chúng tin tưởng, được cho là mong muốn của chính quyền nhằm kích thích tiêu dùng mà thôi.

Vào cuối năm 2024, người dân Trung Quốc Đại Lục giăng biểu ngữ kêu gọi chú ý đến các vấn đề an toàn thực phẩm (Ảnh: Epoch Times tổng hợp)

Gần đây trên một số mạng xã hội ở Trung Quốc Đại Lục có nhiều cuộc thảo luận và kêu gọi công chúng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Hôm 28/12, cư dân mạng Hồ Nam có nickname “Chengzi Ge nói về an toàn thực phẩm” đã giăng biểu ngữ có nội dung: “Cá nhân tôi đề nghị kiểm tra nghiêm ngặt an toàn thực phẩm, trách nhiệm của việc này nặng hơn núi Thái Sơn”.

Cư dân mạng ở Hồ Nam giăng biểu ngữ kêu gọi chú ý đến an toàn thực phẩm. (Ảnh chụp màn hình)

Cùng ngày, một nữ cư dân mạng ở Quảng Đông có nick “Phú Quý Bình An”, giăng biểu ngữ trên đường phố có nội dung: “Mạnh mẽ kêu gọi: Kiểm tra nghiêm ngặt danh sách thành phần, kiểm tra nghiêm ngặt an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm quan trọng hơn núi Thái Sơn.” 

Cô còn nói rằng dù có một người ủng hộ tôi, có thể kêu gọi thức tỉnh một người thì cũng là một việc làm có ý nghĩa.

Hôm 28/12/2024, nữ cư dân mạng ở Quảng Đông đã giăng biểu ngữ trên đường phố kêu gọi chú ý đến an toàn thực phẩm. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 26/12, cư dân mạng Thượng Hải có nick là Mary đã đăng một đoạn video, trong đó một nữ quan chức của một trung tâm ẩm thực cộng đồng ở Thượng Hải giăng biểu ngữ kêu gọi “An toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi người, an toàn thực phẩm quan trọng hơn núi Thái Sơn, an toàn thực phẩm không thể bị trì hoãn.”

Cô ghi chú thêm trong video: “Thực phẩm là thứ quan trọng nhất đối với con người và an toàn thực phẩm là cấp bách không thể trì hoãn. Vì con cháu đời sau, giám sát an toàn thực phẩm hãy bắt đầu từ mỗi chúng ta.”

Một nữ quan chức tại một trung tâm thực phẩm cộng đồng ở Thượng Hải kêu gọi đảm bảo an toàn thực phẩm. (Ảnh chụp màn hình)

Hôm 25/12, “Cựu chiến binh Tiểu Lượng Ca”, một blogger ở Chiết Giang và là người sáng lập Liên minh An toàn Thực phẩm tư nhân, đã giăng một biểu ngữ trên đường có nội dung: “Cá nhân tôi khuyến nghị nên kiểm tra nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, từ chối đưa các món ăn làm sẵn vào trường học.”

Blogger Chiết Giang và người sáng lập Liên minh An toàn Thực phẩm, “Cựu chiến binh Tiểu Lượng Ca”, cầm biểu ngữ kêu gọi an toàn thực phẩm. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 17/12, “La Lam Các” của ngành đồ ăn vặt Hồ Nam đã giăng một biểu ngữ có nội dung: “Vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phán tử hình, an toàn thực phẩm bắt đầu từ tôi.” Đồng thời đính kèm dòng chữ “An toàn thực phẩm lớn hơn bầu trời, tôi lên tiếng vì an toàn thực phẩm.” 

Vào ngày 17/12, “La Lam Các” của ngành đồ ăn vặt Hồ Nam đã giăng biểu ngữ kêu gọi an toàn thực phẩm (Ảnh chụp màn hình)

Cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ và khen ngợi như:

“Ủng hộ!” 

“Người Trung Quốc sẽ không làm hại người dân Trung Quốc.” 

“Lãnh đạo cấp trên nên quan tâm đến việc này. Đây là ưu tiên hàng đầu của sinh kế người dân.” 

“Ủng hộ, an toàn thực phẩm ngày càng không thể chấp nhận được, giễu cợt sức khỏe con người, thậm chí thế hệ sau đều đang bị hủy diệt trên con đường trưởng thành. Không có sức khỏe thì nói gì đến tương lai, nói gì đến phục vụ tổ quốc.”

Ngày 11/12, một cư dân mạng Chiết Giang tên là “GIA tài thương luận” đã quay video và trực tiếp hét lên: “Xin chào các lãnh đạo trung ương! Nếu an toàn thực phẩm không được chú ý ở mức độ cao, mà vẫn còn mang tính hình thức, chứ không phải là chỉ đi bắt các vụ lẻ tẻ, nếu như vậy thì chúng ta không cần một binh một tốt, một pháo một đạn, chúng ta tự mình làm mình sụp đổ.” 

Blogger “GIA tài thương luận” kêu gọi lãnh đạo trung ương hãy quan tâm hơn  vấn về vấn đề an toàn thực phẩm. (Ảnh chụp màn hình)

Cư dân mạng Quảng Đông “Tinh Ngữ” cho biết trong phần bình luận, vì sức khỏe của hơn một tỷ người và tương lai của trẻ em, các vấn đề an toàn thực phẩm phải được luật hóa nghiêm túc, yêu cầu các tổ chức các chuyên gia, những người trong ngành, đội ngũ chuyên môn tiến hành kiểm tra trên toàn quốc. Cần tiến hành lâu dài, tuyên truyền mạnh mẽ, không thể như trước đây chỉ phạt chút tiền là xong, còn sau đó thì bỏ mặc.

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi về việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phớt lờ lời kêu gọi của công chúng: “Tôi nghi ngờ rằng toàn bộ Internet đang kêu gọi vấn đề an toàn thực phẩm nhưng tại sao không ai dám đứng ra quản vấn đề này? Lẽ nào lời kêu gọi của người dân thực sự không có quan chức nào nghe thấy? Rốt cuộc là vì sao?”

Một số cư dân mạng còn phân tích nguyên nhân không thể giải quyết triệt để vấn đề an toàn thực phẩm: “Nếu muốn giải quyết thì không khó chút nào. Mấu chốt là gì? Cơ bản là không muốn giải quyết. Bởi vì nếu không có vấn đề an toàn thực phẩm ngày nay, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp cảnh tượng đẹp đẽ rằng một con phố 100 mét mà có đến mười mấy cửa hàng thuốc như thế này. Bạn sẽ không thấy đám đông trong các bệnh viện thậm chí còn náo nhiệt hơn cả các trung tâm mua sắm. Vì sao lại thế? Đằng sau điều này là khối lượng giao dịch khổng lồ lên tới 1,4 tỷ người, bị chi phối bởi lợi ích nên vấn đề này không thể giải quyết triệt để.”

Truyền thông ĐCSTQ bị chế giễu khi tuyên bố kiểm tra ngẫu nhiên đạt tiêu chuẩn trên 99%

Theo một phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đưa tin hôm 23/12, tại Hội nghị Công tác Giám sát Thị trường toàn quốc Trung Quốc, được biết rằng tình hình an toàn của “thực phẩm, thuốc men, sản phẩm công nghiệp trọng điểm và thiết bị đặc biệt” nhìn chung ổn định. “Trong số đó, tỷ lệ vượt qua các cuộc kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá an toàn thực phẩm là 99,2%, tỷ lệ vượt qua các cuộc kiểm tra lấy mẫu đánh giá an toàn thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, rau và các loại khác đã được nâng cao thêm một bước. Tỷ lệ vượt qua các cuộc kiểm tra lấy mẫu thuốc vẫn trên 99%. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn của các loại thực phẩm và dược phẩm của nước ta đều vượt quá 99%.”

Tại Hội nghị Công tác Giám sát Thị trường toàn quốc, một số quan chức cũng khẳng định Trung Quốc là nước có cơ chế giám sát thực phẩm mạnh nhất. Cư dân mạng đã phản ứng bằng cách tạo một video trong đó một số người đọc bài đồng dao “Yi ge pi”.

Cư dân mạng Quảng Đông cũng phản hồi trong phần bình luận: “Nếu hạ tiêu chuẩn xuống mức thấp nhất thì chắc chắn bạn đạt tiêu chuẩn”.

Ông Hoa Hồng Binh (Hua Hongbing), người sáng lập Golden Key Marketing, một chuyên gia tiếp thị thương hiệu nổi tiếng và là người sáng lập bộ môn tiếp thị trên thiết bị di động, đã có bài phát biểu sớm nhất từ ​​hai tháng trước “Trong tương lai, vào năm 2040, vì vấn đề an toàn thực phẩm mà ⅓ người dân Trung Quốc sẽ bị ung thư”, và được lan truyền rộng rãi trên Internet.

Ông Hoa Hồng Binh có một đoạn phát biểu hồi tháng 10 rằng dự đoán trong tương lai, vào năm 2040, vì vấn đề an toàn thực phẩm mà ⅓ người dân Trung Quốc sẽ bị ung thư. (Ảnh chụp màn hình)

Ông cho biết, Diễn đàn Khoa học Lĩnh Nam 2024 đã tiết lộ một tin tức gây sốc: “Số người mắc bệnh ung thư ở Trung Quốc sẽ lên tới 400 triệu người vào năm 2040, khi dân số ước tính mới chỉ 1,2 tỷ người. Tức là 1/3 dân số sẽ bị ung thư. Bạn có tin dự đoán này không?”

Ông nói tiếp: “Hôm nay đến siêu thị mà xem, bây giờ trong trung tâm thương mại, siêu thị, trên đường phố người càng ngày càng ít, còn trong bệnh viện thì đông nghịt người. Tại sao vậy? Vì bánh mì bán không được, thực phẩm chế biến sẵn bán không được, bia bán không được, nước giải khát bán không được, trái cây bán không được, đồ ăn vặt bán không được, thậm chí đến bột mì để hấp bánh bao cũng không bán được. Bên trong toàn là công nghệ và ‘nguyên liệu nguy hiểm’: chất bảo quản, chất phụ gia, hormone, chất giữ tươi, chúng ta không cách nào phòng tránh được.”

Để đối phó với tình trạng ăn thì bị bệnh, không ăn thì chết đói , ông đề nghị: “Chúng ta thực sự nên lập danh sách đen thực phẩm và chung tay xây dựng ‘Vạn Lý Trường Thành’ về an toàn thực phẩm. Hễ làm thực phẩm giả hoặc độc hại, đều lọt vào danh sách đen này. Một khi lọt vào danh sách đen này, họ sẽ không được cấp nơi ở hay thức ăn bất cứ nơi nào họ đến, không được phép đi xe trên đường cao tốc, không cho chơi mạt chược cùng, không bán ô tô cho họ, họ sẽ bị bỏ lại một mình với thế giới. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể hy vọng ngăn chặn được ‘bệnh từ miệng mà vào’”.

Học giả: Thể chế ĐCSTQ là nhân tố đằng sau an toàn thực phẩm

Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một học giả tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Thông tin ở Washington, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Epoch Times rằng vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc thực sự là một chủ đề cũ, nhưng nó có tác động tương đối lớn, chẳng hạn như vấn đề cho melamine vào sữa bột.

Dựa trên những gì đã quan sát cho đến nay, ông tin rằng các công ty liên quan đến thực phẩm của Trung Quốc có thể nói là ngày càng đáng lo ngại, “bởi vì mức tiêu dùng chung của nền kinh tế đang giảm và môi trường doanh nghiệp rất tồi tệ. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp này, dù là công ty cung cấp dịch vụ ăn uống hay công ty sản xuất thực phẩm thì cũng cần phải giảm chi phí. Tại thời điểm này, công ty sẽ không có chút giới hạn thấp nhất nào.”

Ông nói về vấn đề món ăn chế biến sẵn: “Tôi không nói rằng tất cả các công ty thực phẩm chế biến sẵn đều xấu, nhưng món ăn chế biến sẵn thực chất là để giảm chi phí, vì cạnh tranh trong ngành, một số thịt hết hạn sử dụng và rau hết hạn sử dụng được dùng để thay thế một nguyên liệu thô còn tươi. Bạn có thể đang ăn thịt đã được để dành hơn 10 hoặc 20 năm trước, nó sẽ không giết chết bạn ngay, nhưng nó không an toàn và không tốt cho sức khỏe, vậy thì ai quản những việc thế này?”

Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một học giả tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Thông tin ở Washington. (Ảnh: Lý Hằng Thanh/Epoch Times)

Về tỷ lệ vượt qua kiểm tra lấy mẫu an toàn thực phẩm được chính quyền Trung Quốc công bố gần đây là 99,2%, ông tin rằng “Điều đó có nghĩa là kết quả lấy mẫu chỉ là 8 trên 1000. Nó thực sự khiến người dân Trung Quốc không tin.”

Ông phân tích rằng sở dĩ nhà chức trách công bố số liệu này là do nhà cầm quyền không coi người dân là con người, mà coi họ là một cỗ máy tiêu dùng, muốn tạo ra GDP, nhưng nếu không tiêu dùng nữa thì tất cả đều về nhà và ăn những gì mình nấu. Vậy thì xã hội hiện tại phải làm gì? Đây là điều mà Chính phủ ĐCSTQ không thể chấp nhận hoặc cho phép, nên đã nghĩ ra một cách và cho bạn biết rằng thực phẩm hiện đã an toàn và bạn có thể tự tin tiêu thụ.

Theo quan điểm của ông, sự cạnh tranh của xã hội Trung Quốc cuối cùng sẽ liên quan đến dân thường, bởi vì toàn xã hội đang ốm yếu nên không ai có giới hạn thấp nhất. Trách nhiệm này thuộc về ai? Đó là trách nhiệm của Chính phủ. ĐCSTQ đã nắm quyền hơn 70 năm, nhưng họ chưa bao giờ làm được những việc cơ bản này. Từ trung ương đến địa phương, đều là vấn đề hệ thống đã gây ra trạng thái cạnh tranh này, việc chuyển từ cấp trung ương xuống cấp địa phương đã gây ra tình trạng mất cân bằng hiện nay về cơ cấu, và là yếu tố cố hữu của vấn đề an toàn thực phẩm.

Luật sư: Vấn đề an toàn thực phẩm của Trung Quốc có thể tồi tệ nhất thế giới

Một luật sư ở Hà Nam, Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Epoch Times: “Vấn đề thực phẩm ở Trung Quốc có thể là tồi tệ nhất trên thế giới. Vì có quá nhiều chất cấm, từ các quầy ăn vặt cho đến các nhà máy thực phẩm lớn, nếu theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển, dân chủ, thì có thể không thể ăn được. Rất nhiều nhà máy thực phẩm, bao gồm cả ngành chăn nuôi và trồng trọt ở thượng nguồn, sử dụng thuốc trừ sâu, phụ gia, và hormone vượt quá mức cho phép. Tất cả những điều này đều được biết đến rộng rãi, bao gồm cả vấn đề vận chuyển dầu ăn. Vì vậy, xét trên mọi phương diện, thực phẩm ở Trung Quốc có thể là tồi tệ nhất thế giới.”

Ông tin rằng điều tương tự cũng đúng với các món ăn chế biến sẵn trong nhà hàng. Chúng được đông lạnh và bảo quản quá lâu hoặc được thêm chất bảo quản, không có dinh dưỡng và người tiêu dùng sẽ không được ăn thực phẩm tươi sống. Các món ăn chế biến sẵn đã là một hiện tượng phổ biến trong ngành nhà hàng.

Theo ông, dù Triều Tiên hay châu Phi lạc hậu, thiếu nguồn cung nhưng thực phẩm của họ an toàn hơn Trung Quốc, “(Trung Quốc) có vẻ dồi dào nguồn cung nhưng có thể có quá nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và tỷ lệ quá cao, rất không an toàn.”

Ông cho rằng đối với bất kỳ ai có trí tuệ bình thường ở Trung Quốc, đều biết rằng thực phẩm ở Trung Quốc thực tế rất tồi tệ, các chất độc hại và chất cấm trong thực phẩm đều vượt quá mức cho phép. Không chỉ có thực phẩm, mà ngay cả không khí cũng bị ô nhiễm. Bởi vì chính trị không thân thiện với dân, vấn đề tham nhũng dẫn đến việc tất cả các ngành nghề đều không thể phát triển lành mạnh. Vì vậy, vấn đề này không thể giải quyết được, toàn xã hội và mọi mặt đều không lành mạnh, và có thể không ngành nào có thể giữ được sự trong sạch. Điều này xảy ra vì đạo đức xã hội suy giảm, không còn ranh giới, chỉ chạy theo lợi ích khiến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều rơi vào tình trạng hủ bại mang tính sụp đổ.

Lạc Á, Tạ Hạo Văn

Published by
Lạc Á, Tạ Hạo Văn

Recent Posts

Đức nhập khẩu uranium từ Nga tăng gần 70%

Nhập khẩu uranium từ Nga sang Đức vào năm 2024 đã tăng gần 70% so…

11 phút ago

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson chính thức tái đắc cử

Ông Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ khóa mới sau khi…

17 phút ago

Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc liên quan nhóm tin tặc Flax Typhoon

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt an ninh mạng mới đối với…

40 phút ago

Thêm ngũ cốc vào sữa của trẻ có thể gây tăng cân sớm

Thêm ngũ cốc vào bình sữa của trẻ là thói quen đã có từ lâu…

2 giờ ago

Cà Mau: Sàm sỡ nữ sinh, phó phòng dân tộc huyện bị bắt

Khi làm việc với công an, ông Nghiệp đã thừa nhận hành vi trên và…

3 giờ ago

Đường dây sản xuất và bán ra thị trường hàng nghìn lọ cao xương khớp giả

Từ tháng 4/2024 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường…

4 giờ ago