Hôm 14/2, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, đoàn đàm phán Mỹ sẽ tiến hành đàm phán với đoàn đại biểu Trung Quốc vào ngày 15/2, và có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tuy nhiên vẫn chưa quyết định liệu có kéo dài thời hạn cuối cùng để tăng thuế quan trước khi đạt được thỏa thuận hay không.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (trái) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (giữa) cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Ảnh từ Getty Images)
“Bầu không khí ở Bắc Kinh tất tốt”, ông Larry Kudlow chia sẻ với tờ Fox News. Ông đưa ra đánh giá lạc quan về cuộc đàm phán Mỹ – Trung sẽ kết thúc vào thứ Sáu (15/2).
Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3, Mỹ sẽ tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ có tổng trị giá 200 tỉ USD (Đô la Mỹ), điều này có nghĩa là áp lực và giá cả các sản phẩm từ điện tử tiêu dùng đến sản phẩm nông nghiệp đều sẽ tăng.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Trump đã cho biết, nếu đàm phán có kết quả, sẽ có khả năng kéo già thời hạn tăng thuế. Khi được hỏi về việc liệu có kéo dài 60 ngày, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc gia, ông Larry Kudlow cho biết, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bất cứ quyết định nào.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết, trong cuộc hội đàm lần này, phía Trung Quốc đề nghị trong 6 năm sẽ mua sản phẩm bán dẫn của Mỹ tổng trị giá lên đến 200 tỉ USD, tăng gấp 5 lần so với hiện tại, để hòa hoãn một phần thỏa thuận thuế quan của Mỹ.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal đưa tin, đề xuất mới nhất của đoàn đàm phán Trung Quốc không giải quyết bất cứ vấn đề nào. Đề xuất về mua sản phẩm bán dẫn là một phần của chương trình mua sản phẩm tái chế được Bắc Kinh đưa ra lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2018.
Bản tin cho biết, trong tuần này (tính đến ngày 15/2), về vấn đề hóc búa nhất đó là Mỹ yêu cầu Trung Quốc tiến hành cải cách toàn diện để ngăn chặn cưỡng chế chuyển giao công nghệ và trợ cấp của nhà nước cho nghành công nghiệp và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn tiến triển rất chậm.
Theo Bloomberg News, đoàn đàm phán Mỹ kiên trì yêu cầu Bắc Kinh hạn chế việc trợ cấp đối với doanh nghiệp quốc hữu.
Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc ép các doanh nghiệp nước ngoài lấy công nghệ đổi lấy thị trường. Các nhà kinh tế học Trung Quốc còn cho biết, trợ cấp là việc vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia.
Bloomberg đăng bài viết dẫn nguồn tin cho biết, Tổng thống Trump đang cân nhắc kéo dài thời hạn cuối cùng trước khi tăng thuế quan thêm 60 ngày để đoàn đàm phán Trung Quốc có nhiều thời gian hơn.
Hôm thứ Tư (13/2), trước khi cuộc hội đàm cấp cao bắt đầu, một nguồn tin cho Reuters biết, Trung Quốc không có suy nghĩ muốn kéo dài thời hạn 90 ngày.
Trên Twitter, ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin) – Chủ biên của tờ Hoàn Cầu thời báo (Global Times) đã dẫn nguồn tin thân cận với đoàn đàm phán Trung Quốc nói, đồn đoán kéo dài thời hạn là “không chính xác”.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nói với phóng viên rằng, ông không có thông tin liên quan đến tiến triển của đàm phán.
Tổng thống Trump từng cho biết, ông không có dự định gặp mặt ông Tập Cận Bình trước thời hạn 1/3, tuy nhiên nữ phát ngôn của Nhà Trắng Sarah Sanders lại cho biết khả năng trong tương lai gần, ông Trump sẽ gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc tại Mar-a-Lago.
Từ đầu tuần đến nay (15/2), chính phủ Trung Quốc chưa cung cấp thông tin chi tiết nào liên quan đến vòng đàm phán thương mại này.
Theo số liệu thương mại Trung Quốc trong tháng 1 được công bố hôm thứ Tư (13/2), lượng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã giảm 41,2% xuống còn 9,24 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức thấp nhất từ tháng 2/2016 đến nay.
Lượng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ cũng giảm 2,4% còn 36,54 tỉ USD, đây là mức thấp nhất từ tháng 4 năm ngoái đến nay.
Trong tháng 1, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ đã thu hẹp từ mức 29,87 tỉ USD (tháng 12) xuống còn 27,3 tỉ USD.
Số liệu Hải quan cho thấy, trong tháng 1, lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân là do lượng mua từ nhà cung cấp lớn thứ hai (Mỹ) đã giảm mạnh.
Mỹ lợi dụng thuế quan làm đòn bẩy để yêu cầu Bắc Kinh phải có cải cách mang tính kết cấu, tăng cường chấp hành bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc lạm dụng thương mại. Mặc dù quan chức Trung Quốc nhiều lần cam kết cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng có rất ít chuyên gia dự đoán Bắc Kinh sẽ đồng ý thay đổi phương thức thương mại từ căn bản.
Huệ Anh
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…