Qua các cuộc vận động giết chóc trong Phần 3, có thể tóm gọn 3 biện pháp giết người mà ĐCSTQ sử dụng như sau:
ĐCSTQ đạt được điều gì sau các cuộc vận động?
Kỳ 1: Hủy diệt văn hóa truyền thống
Kỳ 2: Nhồi nhét văn hóa ĐCSTQ
Kỳ 3: Giành chính quyền để giết
Những cuộc khủng bố đẫm máu của ĐCSTQ sẽ kéo dài đến bao giờ? Đến khi mà sự sợ hãi hòa tan vào máu và di truyền qua các thế hệ của người Trung Quốc, để họ đứng trước cái ác đã trở nên hoàn toàn lãnh đạm, vô cảm. Đến lúc đó thì Đảng chuyển sang giai đoạn mới: Giết người một cách âm thầm nhưng mức độ tà ác thì lên đến đỉnh điểm.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa đã bị hủy hoại qua các cuộc vận động do ĐCSTQ phát động từ khi giành được chính quyền năm 1949. Nhưng vào thập niên 90, người Trung Quốc dường như lại nhìn thấy nền văn hóa đó qua một môn khí công rất phổ biến lúc bấy giờ là Pháp Luân Công. Được biết, khác với các môn khí công khác, Pháp Luân Công ngoài các động tác khí công ra, còn yêu cầu người tập chú trọng đến tâm tính, sống theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, và quay về với các nguyên lý đạo đức của văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Bấy giờ, phần văn hóa Trung Hoa còn sót lại trong sâu thẳm tâm hồn người Trung Quốc sau Cách mạng Văn hóa lại bắt đầu sống dậy. Vì thế môn khí công này nhanh chóng được đón nhận và phát triển rộng rãi khắp Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiệu quả chữa bệnh của môn tập này cũng là nguyên nhân thu hút được đông đảo quần chúng theo tập.
Ngày 24/11/1998, Đài Truyền hình Thượng Hải đã phát 2 bản tin về sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Trung Quốc cũng như toàn thế giới. Trong đó, một bản tin dẫn lại báo cáo cho biết có khoảng 100 triệu người đang theo tập Pháp Luân Công và môn khí công này giúp nâng cao sức khỏe, chữa khỏi bệnh tật.
Ảnh hưởng to lớn của Pháp Luân Công đối với xã hội thời bấy giờ làm lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân trở nên đố kỵ. Ông Giang chỉ muốn duy nhất tư tưởng của ĐCSTQ ảnh hưởng đến người dân, chỉ muốn người dân tin và nghe theo Đảng. Bất cứ điều gì khác có sự ảnh hưởng đến người dân, dù tốt đến mấy cũng đều là cái gai trong mắt ông ta.
Thực ra ngay từ trước bản tin trên, ĐCSTQ đã để ý tới Pháp Luân Công. Vì thế từ năm 1997, Bộ Công an Trung Quốc đã bí mật đưa người vào các nhóm tập Pháp Luân Công để tìm bằng chứng ghép môn này vào tà giáo. Kết quả các báo cáo cho thấy người tập Pháp Luân Công chỉ tập các động tác, đọc sách khí công của môn tập này, và những cuộc gặp mặt nhiều người được tổ chức công khai để chia sẻ về kinh nghiệm và cách họ thay đổi bản thân, quay về với các giá trị truyền thống. Do vậy các báo cáo này kết luận không tìm được bằng chứng cho thấy Pháp Luân Công là tà giáo.
Tất cả các biện pháp nghiệp vụ đều được vận dụng tối đa như trà trộn vào các nhóm Pháp Luân Công, nghe lén điện thoại, theo dõi tình nguyện viên, khám nhà bất ngờ, tịch thu vật dụng cá nhân để điều tra, v.v.. Bộ Công an Trung Quốc đã gắng sức làm những gì có thể nhưng vẫn không tìm được một bằng chứng nào.
Việc điều tra của Bộ Công an đối với Pháp Luân Công khiến nhiều người không lý giải nổi. Bởi lúc bấy giờ ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với xã hội và con người đều rất tốt, rất nhiều Đảng viên và viên chức cao cấp trong chính quyền cùng người nhà của họ cũng đang tập Pháp Luân Công.
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch vừa kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 15/3/1998, đã thực hiện việc điều tra xem Pháp Luân có phải là tà giáo hay không. Kết quả ông viết trong báo cáo của mình như sau: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Đồng thời, nhận thấy có thể ông Giang Trạch Dân và ĐCSTQ muốn tiến hành đàn áp Pháp Luân Công, ông Kiều Thạch còn ghi rõ vào phần cuối bản báo cáo rằng: “Được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.
Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc sau đó cũng vào cuộc. Sau 5 tháng điều tra, ngày 20/10/1998, Ủy ban Thể thao đã đưa ra kết luận: “Chúng tôi đã bị thuyết phục bởi các bài tập và hiệu quả của Pháp Luân Công thật tuyệt vời. Pháp Luân Công đã đóng góp rất to lớn cho việc nâng cao sự ổn định và đạo đức xã hội. Điều này cần được xác nhận một cách đúng đắn.”
Ngày 26/4/1999, Nhà Xuất bản Hiệp hội đã ra bài báo có nhan đề “Phát triển nhóm đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Trung Quốc”. Bài báo cho thấy số lượng người tập Pháp Luân Công đã vượt xa số lượng Đảng viên ĐCSTQ. Điều này khiến cho sự đố kỵ của ông Giang Trạch Dân lên đến đỉnh điểm. Từ truyền thông báo chí đến xã hội đều nói về Pháp Luân Công, thì vai trò của Đảng nằm ở đâu?
Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, không tìm ra được bằng chứng, ‘tay chân’ của Giang Trạch Dân là La Cán và Tăng Khánh Hồng đã hiến kế để có được bằng chứng đàn áp Pháp Luân Công.
Theo đó, La Cán cho viết bài bôi nhọ Pháp Luân Công trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân. Người tập Pháp Luân Công nhận thấy bài báo viết không đúng sự thật nên có kiến nghị. Công an Thiên Tân lấy cớ trấn áp những người có ý kiến, nhiều người bị đánh trọng thương, 45 người bị bắt đi. Sau đó quan chức địa phương hướng dẫn người tập Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện yêu cầu thả người.
Nghe theo lời hướng dẫn này, nhiều người ở nhiều nơi đã lên đường đến Bắc Kinh. Đến ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 người đã có mặt ở Bắc Kinh. Khi họ đến văn phòng thỉnh nguyện quốc gia, cảnh sát ngăn họ lại và hướng dẫn họ đến Trung Nam Hải – đầu não của chính quyền Trung Quốc.
Khi đến Trung Nam Hải thì cảnh sát lại hướng dẫn họ đứng thành vòng ở hai bên cổng chính của Trung Nam Hải. Một cảnh tượng kỳ lạ diễn ra: Lần đầu tiên có một nhóm người đứng vây quanh Trung Nam Hải, không có băng rôn, biểu ngữ, hay kích động, tất cả đều diễn ra trong trật tự, ôn hòa.
Truyền thông thế giới gọi đây là sự kiện thỉnh nguyện gây chấn động Trung Nam Hải, và bày tỏ khen ngợi đối với cách xử sự của chính quyền Trung Quốc, cho rằng đây là một bước tiến lớn về nhân quyền của nước này.
Tuy nhiên, ông Giang Trạch Dân và phe cánh của mình đã đạt được mục đích. Sự kiện thỉnh nguyện Trung Nam Hải ngày 25/4/1999 trở thành cái cớ hoàn hảo cho ông ta thực hiện mong muốn của mình. Chỉ sau đó ít lâu, với quyền lực tối cao trong Đảng, Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bất chấp sự phản đối của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác, phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công. Ông ta yêu cầu báo chí và truyền hình Trung Quốc đưa tin người tập Pháp Luân Công bao vây Trung Nam Hải, gọi cuộc thỉnh nguyện của họ là “Cuộc tổng tấn công Trung Nam Hải”, kết luận họ là những phần tử bạo động chống lại chính quyền.
Ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân thành lập Phòng 610 – Cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 20/7/1999, cuộc đàn áp bắt đầu. Truyền thông nhà nước từng ca ngợi và khuyến khích người dân tập Pháp Luân Công bất ngờ quay ngược 180 độ, loan tin Pháp Luân Công là tà giáo và cấm người dân tập môn này, nhấn mạnh rằng Chân – Thiện – Nhẫn không có lợi gì cho Đảng. Khoảng 2.000 tờ báo, 1.000 tạp chí, 100 kênh phát thanh truyền hình liên tục tuyên truyền theo chỉ đạo của Đảng.
Cảnh sát các địa phương đi khắp các công viên bắt bớ những người không nghe theo lệnh mà vẫn tập. Họ cũng truy lùng những người tập lâu năm, thường hay hướng dẫn những người khác. Cảnh bắt bớ diễn ra khắp nơi.
Ông Giang Trạch Dân lúc đó đã tuyên bố rằng: “Tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”. Truyền thông đưa tin, những nhà xã hội học dự đoán rằng: “Dốc toàn lực quốc gia, Pháp Luân Công chắc không trụ nổi một tuần”.
Người tập Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc lần lượt đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Theo tiết lộ từ nội bộ chính quyền, thời điểm đó, họ tập trung thỉnh nguyện trong nội thành Bắc Kinh lúc tối đa là hơn 30 vạn, còn ngoại thành Bắc Kinh luôn duy trì ở mức trên dưới 70 vạn người. Một triệu người đủ các tầng lớp già có, trẻ có, từ người lao động cho đến những lãnh đạo đầu tỉnh, người nhà của các quan chức cấp cao cũng có mặt để thỉnh nguyện. Đây là điều mà Giang Trạch Dân không thể ngờ tới.
Dẫu phe cánh của ông Giang tìm đủ cách ngăn cản đoàn người từ bên ngoài đến Bắc Kinh, như bắt phạt tiền, giam cầm, đuổi việc, liên đới đến gia đình, vẫn không thể ngăn được dòng người. Một số địa phương khác tại Trung Quốc mà không thuộc phe cánh của ông ta vào thời điểm ban đầu đã không chấp nhận quyết định đàn áp. Đặc biệt một tỉnh miền Nam như Quảng Đông, đến cuối năm 1999 vẫn đưa ra lý do không cấm vì “tuyệt đại đa số Pháp Luân Công là người tốt”, “tại Quảng Đông không xét xử học viên Pháp Luân Công”, v.v..
Nhiều tháng trôi qua, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt, mà ngày càng có nhiều người đến Bắc Kinh hơn.
ĐCSTQ nhận thấy rằng sau 7 năm phát triển, người dân đều biết rõ về Pháp Luân Công nên không ủng hộ cuộc đàn áp. Màn kịch Pháp Luân Công bao vây Trung Nam Hải không thể xóa hết thiện cảm của người dân dành cho môn tập này. Vì thế, dù Đảng hô hào nhưng người dân không có ai muốn tham gia đàn áp Pháp Luân Công.
Tuy nhiên ở phương Tây, màn kịch này đã sớm bị phát hiện là dàn dựng. Chỉ hai tuần sau sự việc, ngày 4/2/2001, tờ Washington Post của Mỹ đã xuất bản trên trang nhất một báo cáo điều tra của ký giả Philip Pan. Ký giả này đã sang tận Trung Quốc tìm các nhân chứng phỏng vấn và xác định được những người tự thiêu không phải là người tập Pháp Luân Công.
Ngày 8/11/2003, bộ phim “lửa giả” của đài truyền hình NTD nói về màn kịch tự thiêu này đã vượt qua 600 bộ phim khác để giành giải thưởng cho phim tài liệu xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Columbus lần thứ 51. Đây là giải thưởng danh giá của liên hoan phim lâu đời nhất nước Mỹ, nó chỉ đứng sau giải Oscar. Bộ phim khiến sự lừa dối của ĐCSTQ bị toàn thế giới nhìn rõ. Nhưng tại Trung Quốc, mọi thông tin đều bị bưng bít bởi sự kiểm duyệt từ truyền thông đến mạng Internet.
Một bộ phim tương tự của phiên bản NTD tiếng Trung
được thuyết minh sang tiếng Việt có thể xem tại đây
Nhận thấy cần leo thang mạnh mẽ hơn nữa trong việc đàn áp Pháp Luân Công, năm 2000, La Cán mang theo mật lệnh của Giang Trạch Dân trấn áp Pháp Luân Công. Sau này mật lệnh đó được tiết lộ: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết tính là tự sát, không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa táng.”
Đây chính là hành vi diệt chủng, chính mật lệnh này dẫn đến một làn sóng bí mật giết chết người tập Pháp Luân Công rồi cho rằng đã tự sát. Đỉnh điểm của tội ác này là mổ cắp nội tạng của người tập Pháp Luân Công còn sống để bán kiếm tiền sau đó giết người hủy xác.
Tháng 3/2006, tội ác này đã được tiết lộ tại phương Tây trong báo cáo điều tra của cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas. Nó làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên thế giới. ĐCSTQ trả lời một cách lấp liếm để né tránh vấn đề nhằm đối phó dư luận. Lúc đầu ĐCSTQ nói rằng nội tạng có được là nhờ sự đóng góp tự nguyện, một số ít từ các tử tù. Sau đó, họ tuyên bố nguồn nội tạng hầu hết là từ tử tù và rằng họ đang cố gắng thay đổi.
Tuy nhiên hàng loạt chứng cứ đã được các nhà điều tra độc lập tiết lộ, dần dần cho thấy bức tranh toàn cảnh về tội ác mổ cướp nội tạng người sống tại Trung Quốc. Mới đây nhất, trong báo cáo Đại thảm sát/Thu hoạch đẫm máu (bản cập nhật) (2017) của David Kilgour, David Matas và nhà báo được đề cử Nobel Hòa bình Ethan Gutman, các nhà điều tra đã đưa ra kết luận: có khoảng 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép nội tạng mỗi năm ở các bệnh viện Trung Quốc; phần lớn nguồn nội tạng đến từ người tập Pháp Luân Công, cũng như những người theo Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và cộng đồng Cơ đốc giáo tại gia không đăng ký với chính quyền. Báo cáo dựa trên số liệu công khai của 712 bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc và nhiều bằng chứng ghi âm, thống kê cụ thể.
Kể từ khi tội ác mổ cướp nội tạng sống bị tiết lộ, cộng đồng quốc tế liên tục có các phản ứng cụ thể:
2008: Israel thông qua luật ghép tạng, chặn đứng việc người Israel tới Trung Quốc du lịch ghép tạng.
2010: Tây Ban Nha chỉnh sửa Quy tắc xác định tội phạm để ứng biến với việc du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng.
9-2012: Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ – “ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm và tử tù”.
11-2012: Làm chứng trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ – “ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm và tử tù”.
12-2012: Điều trần trước Ủy ban Chuyên trách về Trung Quốc CECC – “Pháp Luân Công tại Trung Quốc: Xem xét lại và cập nhật”.
1-2013: Điều trần trước Nghị viện châu Âu – “Trung Quốc đàn áp tôn giáo: Một câu chuyện đáng sợ”
2-2013: Điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Canada.
12-2013: Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm và các nhóm dân tộc thiểu số.
2-2014: Hạ viện bang Illinois, Mỹ, thông qua nghị quyết HR0730 lên án nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc, kêu gọi chính quyền Mỹ điều tra và chấm dứt nạn thu hoạch tạng từ người tập Pháp Luân Công.
3-2014: Ủy ban Nhân quyền Thượng viện Ý thông qua nghị quyết tuyên bố ĐCSTQ đã thu hoạch hàng chục ngàn nội tạng từ tù nhân lương tâm, và yêu cầu chỉnh phủ có biện pháp ứng biến.
10-2014: Đại hội đồng Pennsylvania, Mỹ, thông qua nghị quyết của Hạ viện số 1052, lên án việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc.
2015: Đài Loan sửa đổi và công bố Đạo luật Cấy ghép tạng
6-2016: Điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Mỹ – “Thu hoạch nội tạng: Nghiên cứu về một hành vi tàn bạo”
6-2016: Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm.
7-2016: Nghị viện châu Âu tuyên bố chính quyền Trung Quốc cần chấm dứt việc thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm.
9-2016: Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh công bố báo cáo nghiên cứu, kêu gọi Quốc hội và Nữ hoàng Anh điều tra và ngăn chặn tội ác tội ác thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.
2016: Nghị viện Ý thông qua luật trừng phạt bất cứ ai bán nội tạng từ người sống trái phép, với hình phạt và án tù nghiêm khắc.
2017: Na Uy sửa đổi luật Ghép tạng, áp dụng hiệp định chống buôn bán nội tạng người.
2017: Trung tâm nhân quyền Raoul Wallenberg, Canada, lên tiếng về nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
2017: Hiệp hội Luật sư Nhân quyền Úc thông cáo về nạn Thu hoạch nội tạng và Du lịch ghép tạng
2018: Tổ chức Luật Nhân Quyền, Mỹ, tuyên bố về tội ác mổ cướp tạng của chính quyền Trung Quốc
2018: Tổ chức nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, Mỹ, lên án nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc
2-2018: Hạ viện bang Arizona, Mỹ, thông qua nghị quyết HCM2004, yêu cầu nhà làm luật liên bang phản ứng và điều tra việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc; thông qua luật cấm người dân Mỹ du lịch ghép tạng nếu nguồn gốc của tạng không thể truy nguyên; cấm các bác sĩ liên quan tới việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc được vào Mỹ.
5-2018: Thượng viện bang Missouri, Mỹ, thông qua nghị quyết SCR28, kêu gọi chấm dứt việc thu hoạch tạng tại Trung Quốc, chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về tội ác này, và hứa sẽ cấm những ai tham gia vào hành vi thu hoạch tạng được tới bang này.
Quay trở lại Trung Quốc, trong các lời chứng về việc thu hoạch nội tạng tại nước này, đáng chú ý có một bác sĩ quân đội giấu tên ở Thẩm Dương tiết lộ ra hải ngoại:
“Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ quyết định đối đãi với các học viên Pháp Luân Công như ‘kẻ thù giai cấp’ và xử lý họ theo bất kỳ phương cách nào mang lại lợi ích kinh tế. Nói cách khác, các học viên Pháp Luân Công không còn được xem là con người, mà là nguyên liệu thô cho các sản phẩm thương mại.”
Trong khi tội ác mổ cướp nội tạng bị phơi bày trên trường quốc tế thì tại Trung Quốc, chính sách phong tỏa Internet và truyền thông khiến người dân không biết sự thật. ĐCSTQ vẫn tiếp tục đàn áp người tập Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối của thế giới.
***
Có thể nói, sự nghiệp khủng bố, thanh trừng của ĐCSTQ vẫn còn tiếp diễn cho đến tận ngày nay, chỉ có điều nó đã chuyển từ công khai sang âm thầm. Tuy nhiên, về mức độ tà ác, thâm độc thì chỉ có tăng chứ không giảm. Thực chất những cuộc đàn áp vô lý như vậy vẫn được ĐCSTQ phát động trong suốt quá trình cai trị của mình, mục đích để làm gì?
Câu trả lời đã quá rõ ràng. Tiêu diệt Pháp Luân Công thực chất là để tiêu diệt niềm hy vọng quay về với văn hóa truyền thống của người Trung Quốc. Đảng không muốn người Trung Quốc được phép bị ảnh hưởng bởi bất cứ giá trị quan nào khác ngoài giá trị quan của Đảng. Vì để duy trì sự thống trị của Đảng, Đảng muốn hủy diệt nền tảng đạo đức cơ bản, muốn độc quyền tư tưởng, muốn con người trầm luân trong dòng chảy của dục vọng và vật chất, của các thói hư tật xấu và tư tưởng biến dị hiện đại.
Trầm tĩnh suy xét lại qua các cuộc vận động giết chóc mới nhận ra rằng hủy diệt văn hóa truyền thống, khiến cho đạo đức nhân loại bại hoại mới chính là mục tiêu nhất quán và bất biến của ĐCSTQ.
Ban Biên tập Trí Thức VN
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.