Gần đây, một nguồn tin tiết lộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tăng cường nỗ lực, nhằm tách ngành công nghệ Trung Quốc khỏi Hoa Kỳ, và bí mật ban hành Văn kiện số 79 để “loại bỏ công nghệ Hoa Kỳ”, yêu cầu thay thế các sản phẩm công nghệ nước ngoài trong cơ quan nhà nước thành sản phẩm nội địa.
Ngày 20/7/2021, một người đàn ông sử dụng điện thoại di động bên ngoài trụ sở Microsoft ở Bắc Kinh. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)
Ngày 7/3, Wall Street Journal đưa tin, Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành Văn kiện số 79 vào tháng 9/2022. Chỉ thị này mở rộng chiến dịch ép công nghệ Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Một số người gọi nó là “Loại bỏ A”, viết tắt của cụm từ “Xóa bỏ công nghệ Mỹ.”
Nguồn tin cho biết, Văn kiện số 79 rất nhạy cảm, các quan chức, lãnh đạo cấp cao chỉ nhìn thấy chỉ thị chứ không được phép sao chép. Văn bản này yêu cầu trước năm 2027, các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tài chính, năng lượng và các ngành khác phải thay thế phần mềm nước ngoài trong hệ thống công nghệ thông tin (IT).
Chỉ thị yêu cầu các công ty nhà nước nộp bản cập nhật hàng quý, về tiến độ thay thế phần mềm nước ngoài bằng phần mềm Trung Quốc trong các lĩnh vực như email, nhân sự và quản lý kinh doanh.
Văn kiện số 79 được đặt tên theo số trên văn bản, nhằm mục đích thay thế phần mềm nước ngoài trong các hoạt động hàng ngày, từ công cụ văn phòng cơ bản đến quản lý chuỗi cung ứng.
Lĩnh vực này là một trong những pháo đài cuối cùng để các công ty công nghệ nước ngoài kiếm tiền ở Trung Quốc, nơi các công ty như Microsoft và Oracle đang dần mất đi lợi thế ở nước này.
Theo dữ liệu và tài liệu mua sắm được Wall Street Journal và nguồn tin tiết lộ, các công ty nhà nước đã tăng cường mua các thương hiệu nội địa, ngay cả khi các sản phẩm thay thế của Trung Quốc đôi khi không hoạt động tốt. Người mua liên quan đến các dịch vụ công cộng như ngân hàng, công ty môi giới tài chính và hệ thống bưu chính.
Báo cáo cho biết, mục tiêu đầu tiên là các nhà sản xuất phần cứng. Phần lớn thiết bị của Dell, IBM và Cisco Systems đã dần được thay thế bằng sản phẩm của các đối thủ Trung Quốc.
Về phần mềm, trong 2 năm qua, Adobe, Cloud Software Group – công ty mẹ của Citrix và Salesforce đã liên tiếp rút hoặc giảm hoạt động kinh doanh trực tiếp tại Trung Quốc. Thị phần của Microsoft trên thị trường hệ điều hành máy tính Trung Quốc cũng đang giảm dần.
Sáu năm trước, hầu hết các cuộc đấu thầu của chính phủ luôn tìm kiếm các thương hiệu phần cứng, chip và phần mềm của phương Tây. Đến năm 2023, nhiều cuộc đấu thầu của chính phủ lại tìm kiếm sản phẩm công nghệ Trung Quốc.
Một số quan chức chính phủ ở Bắc Kinh đã thay thế máy tính cá nhân thương hiệu nước ngoài bằng sản phẩm Tsinghua Tongfang (Thanh Hoa Đồng Phương) trong nước. Các quan chức được yêu cầu sử dụng điện thoại làm việc của các thương hiệu nội địa chứ không phải iPhone của Apple.
Báo cáo cho biết, từ lâu những ‘gã khổng lồ’ công nghệ Mỹ đã sử dụng máy tính, hệ điều hành và phần mềm để góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp Trung Quốc. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cắt đứt mối quan hệ đó khi họ thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp.
Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước và Quốc vụ viện Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận từ Wall Street Journal.
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…