ĐCSTQ muốn khơi mào chiến tranh không gian?

Theo báo cáo trên các kênh truyền thông Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tích cực tiến hành các biện pháp chiến lược vũ trụ cấp tiến, bằng cách phóng tên lửa cường độ cao, nhằm cố gắng trở thành một “cường quốc” trong cuộc chạy đua không gian mà nước này gây ra. Tuy nhiên, công nghệ của ĐCSTQ rõ ràng là không thể theo kịp với sự bành trướng tham vọng của họ.

Chính quyền Bắc Kinh đang thổi phồng và chi số tiền khổng lồ để phóng tên lửa vũ trụ, hòng biến không gian thành chiến trường thế giới. Ngày 16/10/2021, tên lửa tàu sân bay F Yao 13 trường chinh số 2 mang theo tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 đã được phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan (Tửu Tuyền) Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Theo tin từ tờ “Công tố viên Washington”, một quan chức hàng không vũ trụ cấp cao ở Bắc Kinh tuyên bố rằng nhà chức trách có kế hoạch duy trì chương trình phóng tên lửa tốc độ cao trong năm tới, nhằm “đẩy nhanh” sự phát triển của mình như một “cường quốc không gian.”

“Chúng ta phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ không gian một cách toàn diện, nhằm đảm bảo sự thành công hoàn toàn của các nhiệm vụ bay thử nghiệm trọng đại.” Ông Ngô Yến Sinh, Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, kiêm Bí thư tổ đảng ĐCSTQ, cho biết trong tuần này.

Theo báo cáo từ các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, chính quyền Bắc Kinh nhòm ngó đến không gian vũ trụ không chớp mắt, dự kiến ​​sẽ phóng hơn 40 tên lửa, cũng như hoàn công một trạm vũ trụ được xây dựng theo yêu cầu. Thông qua các dự án này, ĐCSTQ tin rằng điều này có thể thúc đẩy Trung Quốc và đối tác mới nổi là Nga vươn lên dẫn đầu trong “cuộc chạy đua không gian”.

Giới truyền thông chính thức của ĐCSTQ nhấn mạnh vào tuần trước rằng các nhà chức trách đã thực hiện “55 nhiệm vụ phóng vào không gian” năm 2021, “số liệu này đứng đầu trên thế giới.”

ĐCSTQ và Nga điên cuồng phóng tên lửa, các mảnh vỡ tên lửa đe dọa các nước trên thế giới

Đằng sau một lượng lớn các vụ phóng tên lửa của ĐCSTQ là sự thất bại trong vụ phóng và ngày càng nhiều mảnh vỡ không gian được tạo ra khi tên lửa bị phá hủy. Nhiều mảng trong số chúng bị mất kiểm soát. Điều này chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới, nhưng rõ ràng là không nằm trong sự cân nhắc của ĐCSTQ.

Đồng thời, như một phần mở rộng của “quan hệ đối tác chiến lược” chống lại Hoa Kỳ được thổi phồng, ĐCSTQ cũng tích cực liên lạc với Nga. Cả hai đều đồng ý hợp tác về hệ thống định vị vệ tinh, và có quan điểm khá giống nhau về các vấn đề tạo ra trong cuộc tiến quân vào vũ trụ.

Sau khi Nga phá hủy một vệ tinh “chết” do Liên Xô phóng lên, tháng 11/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Edward Price cho biết: “Đến nay, thử nghiệm này đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ quỹ đạo có thể theo dõi được và hàng trăm nghìn mảnh vỡ quỹ đạo nhỏ hơn, hiện đang đe dọa đến lợi ích của tất cả các quốc gia.”

Tuy nhiên, khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergey Viktorovich Lavrov, đã cao giọng đáp trả rằng chính Hoa Kỳ đã phá hoại nỗ lực của chính quyền Nga và Trung Quốc trong việc xây dựng một hiệp ước xung đột ngoài không gian mới. Ông ngụ ý rằng hiệp ước ngoài không gian mà các quốc gia trên thế giới tuân theo nên bị bãi bỏ, và việc xây dựng lại các hiệp ước nên do chính quyền ĐCSTQ và Nga dẫn đầu.

Ông Lavrov nói: “Chúng tôi hy vọng rằng cuối cùng Hoa Kỳ sẽ ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận về những lo ngại của họ về hiệp ước này, thay vì cáo buộc một cách vô căn cứ.”

ĐCSTQ đang chiến đấu cho quyền bá chủ không gian, hoặc cố gắng biến nó thành một chiến trường

Các quan chức Hoa Kỳ rất cảnh giác trước những nỗ lực của ĐCSTQ và Nga, nhằm phát triển vũ khí chống vệ tinh và các khả năng siêu thường khác. Bởi vì điều đó có thể biến không gian vũ trụ thành hiện trường xung đột quân sự mà Hoa Kỳ không thể chấp nhận được.

Bình luận của Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov vào tháng 11/2021 tiết lộ rằng chí ít các nhà chức trách Trung Quốc và Nga có ý định chạy đua vũ trang trong không gian. Ông tuyên bố rằng Nga và Bắc Kinh “đề xuất hiệp ước (hiệp ước ngoài không gian) để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang này, và Hoa Kỳ không thể chấp nhận nó.”

Các quan chức Hoa Kỳ từ chối thảo luận đề xuất về một hiệp ước không bao gồm vũ khí chống vệ tinh trên bộ giữa Nga và chính quyền ĐCSTQ.

Do sự đổi mới nhanh chóng của các thiết bị dựa trên các ứng dụng không gian, thậm chí rất khó để đạt được sự thống nhất về định nghĩa vũ khí không gian. Nhưng nếu trạm vũ trụ của ĐCSTQ được xây dựng, nó có thể đẩy nhanh sự đổi mới của Bắc Kinh. Điều này sẽ gây ra những hậu quả khó lường cho cán cân quyền lực quốc tế.

Các biện pháp đối phó của Hoa Kỳ

Chiến lược không gian của Hoa Kỳ gồm sự hợp tác chặt chẽ với các đồng minh.

Các quan chức không gian của Hoa Kỳ và châu Âu đã kết thúc năm 2021 với các cột mốc quan trọng của riêng mình: Họ đã phóng Kính viễn vọng không gian James Webb vào đêm Giáng sinh.

“Vụ phóng hôm nay là một sứ mệnh kéo dài 10 năm,” ông Stéphane Israël, Giám đốc điều hành của Công ty Không gian Arianespace cho biết. Công ty có trụ sở tại Paris cung cấp tên lửa đưa kính thiên văn vào không gian.

“Nhiệm vụ này đòi hỏi 20 năm chuẩn bị cùng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA).” “Đây là lần phóng thứ 3 chúng tôi chấp hành theo NASA, minh chứng rõ lợi thế của sự hợp tác quốc tế quy mô lớn trong không gian.”

Ngoài ra, dựa vào năng lực mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, Hoa Kỳ luôn duy trì vị trí dẫn đầu thế giới về các điểm nóng công nghệ.

Tháng 10/2021, bà Bhavya Lal, Cố vấn cấp cao của NASA, nói với các nhà lập pháp tại Quốc hội rằng: “các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng ta”, bao gồm cả Chính phủ ĐCSTQ, “quả thực đang tích cực đầu tư vào các công nghệ vũ trụ khác nhau, gồm năng lượng hạt nhân và động cơ đẩy, nhằm thực hiện tham vọng của họ về sự tồn tại liên tục của con người trên Mặt trăng và các sứ mệnh khoa học lên sao Hỏa và không gian sâu thẳm.”

“Khi ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách đạt được các mục tiêu khám phá không gian, chúng (các điểm nóng về đầu tư công nghệ) đại diện cho loại hình đầu tư có thể giúp Hoa Kỳ duy trì lợi thế công nghệ toàn cầu của mình”, bà Lal chỉ ra.

Lý Cao, Vision Times

Xem thêm:

Lý Cao

Published by
Lý Cao

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

3 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

3 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

11 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

12 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

13 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

13 giờ ago