ĐCSTQ thúc đẩy tẩy chay H&M vì lên tiếng cho nhân quyền Tân Cương

Ngày 24/3 vừa qua, tài khoản Weibo “Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên tục khui lại một tuyên bố được đưa ra vào tháng 10/2020 của thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M, liên quan đến chống vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, qua đó phát động chiến dịch tẩy chay những sản phẩm liên quan.

(Nguồn: Mike Mozart/Flickr)

Thông tin cho biết, lúc 10:48 sáng (giờ Bắc Kinh) ngày 24/3, trang weibo “Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản” của ĐCSTQ đã đăng một ảnh chụp màn hình tuyên bố của Tập đoàn H&M bằng tiếng Trung và tiếng Anh, cho thấy Tập đoàn H&M quan ngại sâu sắc về các cáo buộc lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Tân Cương nên không hợp tác với bất kỳ nhà máy sản xuất hàng may mặc nào ở khu tự trị Tân Cương, cũng như không mua hàng từ khu vực này.

(Chụp màn hình tài khoản Weibo “Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản” của ĐCSTQ).

Trong bài đăng tải, “Đoàn Thanh niên Cộng sản” ĐCSTQ lên án Tập đoàn H&M “vừa tung tin đồn tẩy chay bông Tân Cương, vừa muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Toan tính ngông cuồng!”

Đến 11:40, tài khoản weibo này tiếp tục chia sẻ loạt bài: “Từ nóng hôm nay: Tạo siêu hiện trường giả”, và sau đó là “Bông Tân Cương không chấp nhận trò này!”, đồng thời kèm theo ảnh chữ yêu cầu H&M “Ngay lập tức ngừng công bố thông tin sai lệch”.

Lúc 16:17 phút chiều, tài khoản này đã chia sẻ lại weibo của “Đoàn Thanh niên Cộng sản Tân Cương” có nội dung “Ở Tân Cương có câu ngạn ngữ: Chó cứ sủa, nhưng đội lạc đà vẫn tiến về phía trước”, “Kẻ mang kính râm không thể thấy được bông ở Tân Cương tốt như vậy”. Đồng thời cũng kêu gọi cư dân mạng Trung Quốc chuyển tải thông tin để tham gia hoạt động bảo vệ bông Tân Cương.

Hình ảnh do tài khoản Weibo của “Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản” công bố, trong đó “XUAR” là từ viết tắt tiếng Anh của “Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương” (Xinjiang Uyghur Autonomous Region).

Tối hôm đó, kênh truyền thông nhà nước CCTV và Tân Hoa xã của ĐCSTQ cũng lần lượt đăng bài bình luận chỉ trích thương hiệu H&M là “Ăn cơm của Trung Quốc lại đập nồi của Trung Quốc”.

Hàng loạt động thái đã kéo theo hành động của đông đảo dư luận viên trút cơn phẫn nộ, kêu gào “kiên quyết tẩy chay”, “loại H&M ra khỏi Trung Quốc”...; chiều hôm đó, công ty của nghệ sĩ Hoàng Hiên (Huang Xuan) nổi tiếng Trung Quốc cũng ra thông cáo cho biết không hợp tác với thương hiệu H&M; sau đó là hàng loạt động thái tẩy chay sản phẩm H&M từ các trang thương mại điện tử Taobao, JD, Tmall, Pinduoduo, Vipshop, Suning.com…

Không chỉ vậy, do trong tuyên bố H&M đề cập rằng tổ chức “Better Cotton Initiative (BCI)” mà họ hợp tác đã ngừng hoạt động cấp giấy phép trồng bông BCI ở Tân Cương, điều này cũng khiến BCI trở thành mục tiêu của Đoàn Thanh niên Cộng sản và dư luận viên của ĐCSTQ.

Nhiều người đã liệt kê đến hơn 200 thương hiệu có mối quan hệ hợp tác với BCI, (bao gồm IKEA, adidas, Nike, Puma, Tesco, Gap… ), qua đó cho biết sau này sẽ không mua sản phẩm có nhãn hiệu BCI.

 

Vì sao H&M công bố từ 10/2020 nhưng bây giờ bị khui ra?

Nguồn tin từ Epoch Times cho biết, tuyên bố của H&M đã được công bố trên trang web của công ty từ tháng 10/2020, lý do đến bây giờ bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ khui ra có thể liên quan đến các biện pháp trừng phạt phối hợp gần đây nhắm vào quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Như tin đã đưa, hôm thứ Hai (22/3) Liên minh châu Âu, Anh và Canada thông báo về vấn đề áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 4 quan chức và 1 tổ chức của ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, còn Mỹ cũng công bố biện pháp trừng phạt đối với hai quan chức của ĐCSTQ.

Sau lệnh trừng phạt đồng loạt hiếm thấy của các nước, lập tức ĐCSTQ đáp trả nhắm vào 10 cá nhân và 4 tổ chức của Liên minh châu Âu.

Động thái kéo theo: Hôm thứ Hai (22/3) Nghị viện châu Âu đã hủy cuộc họp xem xét “Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc-EU” (CAI), do chính ông Tập Cận Bình thúc đẩy đạt thành và được xem là “chiến thắng ngoại giao” của ông Tập; cùng ngày Hà Lan đã triệu tập đại sứ ĐCSTQ.

Hôm thứ Ba (23/3) hàng loạt nước như Bỉ, Đan Mạch, Pháp và Đức, Litva, Ý, Thụy Điển… đã liên tiếp triệu tập các đại sứ của ĐCSTQ để bày tỏ sự phản đối.

Ngoài ra, ngày 23/3 Úc và New Zealand đã ra tuyên bố chung ủng hộ các biện pháp trừng phạt ĐCSTQ, bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số khác, nhấn mạnh vấn đề vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ là có bằng chứng chắc chắn.

Trương Bắc, Epoch Times

Trương Bắc

Published by
Trương Bắc

Recent Posts

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

48 phút ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

1 giờ ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

2 giờ ago

TQ: Hàng trăm nhân viên y tế ở Quảng Đông giơ biển đòi lương

Mới đây, hàng trăm nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở Quảng…

2 giờ ago

Quảng Ngãi: Công ty thủy điện xây 64 trụ điện cao thế trái phép để bán điện

Công ty Đạt Phương Sơn Trà xây 64 trụ điện cao thế khi “không có…

2 giờ ago