Dịch cúm A bùng phát tại Trung Quốc, số người nhiễm tăng 60 lần trong 28 ngày

Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, số bệnh nhân mắc cúm A tại nước này đã tăng gần 60 lần trong vòng 28 ngày. Một số chuyên gia y tế cho biết, những người gần đây bị nhiễm virus corona mới có khả năng mắc cúm A cao hơn.

Nửa đêm ngày 9/3, một bệnh viện ở Bắc Kinh chật kín người, hầu hết bệnh nhân là trẻ em. (Ảnh chụp màn hình video)

Báo cáo do CDC Trung Quốc công bố vào ngày 11/3 cho thấy tỷ lệ dương tính với virus cúm đang gia tăng trong 4 tuần qua, trong 28 ngày kể từ ngày 5/2 – 5/3, tỷ lệ dương tính với virus cúm tăng từ 0,7% lên 41,6%, gấp gần 60 lần.

Số ca mắc cúm được báo cáo bởi các bệnh viện trọng điểm ở Thâm Quyến đã tăng trong một tuần liên tiếp. Thâm Quyến thông báo hiện đã bước vào giai đoạn bùng phát dịch cúm, yêu cầu các trường học, cơ sở chăm sóc trẻ em, cơ sở chăm sóc người già và các đơn vị khác phải làm tốt công tác phòng ngừa và kiểm soát, cố hết sức giảm nguy cơ bùng phát thành cụm.

Ngoài Thâm Quyến, số lượng bệnh nhân đến phòng khám sốt tại bệnh viện ở nhiều nơi cũng tăng nhanh, hệ thống y tế quá tải.

Nhiều video cho thấy vào ngày 11/3, tại Bệnh viện Đại học Y Thẩm Dương ở Liêu Ninh, giường bệnh đã được xếp thành hàng ở hành lang. Bệnh viện Nhi Thiên Tân ngày nào cũng có người xếp hàng dài trong vài ngày qua. Bệnh viện Nhân dân huyện Trấn Bình, thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam cũng có rất đông bệnh nhân, chủ yếu là trẻ em. Bệnh viện nhi Thượng Hải cũng rất đông, trẻ em nhiễm bệnh liên tục sốt cao. Một bệnh viện ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, chật kín đến mức ngừng đăng ký lúc 8:30 sáng. Tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, bệnh nhân bị sốt phải trải chăn đệm nằm dưới đất để chờ đăng ký khám.

Trang tin Wangyi (163.com) tại Trung Quốc đưa tin vào ngày 12/3 rằng mức tăng cao nhất hàng ngày của bệnh nhân sốt tại các bệnh viện trên toàn Trung Quốc là 481.000 lượt người, và con số này vẫn tiếp tục tăng. Vẫn còn nhiều bệnh nhân sốt không đến bệnh viện điều trị và số bệnh nhân sốt thực tế có thể còn cao hơn.

Vào ngày 12/3, một cư dân mạng đã đăng một video nói rằng dịch cúm A bùng phát ở Bắc Kinh, đến bệnh viện khám cúm A phải tiêu tốn 750 nhân dân tệ (hơn 2,5 triệu đồng). Video quay cảnh bên trong bệnh viện, một người đàn ông nói rằng bây giờ là 10:00 tối ngày 9/3. Anh đang ở bệnh viện nhi lớn nhất ở Bắc Kinh. Cúm A bùng phát ở Bắc Kinh, đứa con nhỏ của anh không may bị nhiễm bệnh, bị sốt cả ngày không hạ sốt được, nồng độ oxy trong máu giảm từ 95 xuống 85 nên nửa đêm phải vội vã đi khám.

“Trong bệnh viện này thật nhiều người!” anh nói. Trong bệnh viện tiếng người huyên náo, “toàn là người”, phần lớn là người lớn đưa con đến khám. Trước cửa phòng cấp cứu đã có hơn 100 người chờ nên anh phải đợi lấy số khám thông thường, nhưng “khám thông thường cũng đông”, phải chờ rất lâu, có thể phải chờ đến 12 giờ đêm.

Người đàn ông nói rằng con anh đang học lớp Một, “nhiều bé trong lớp đã đổ bệnh rồi.” Buổi tối 11h, con anh lại xét nghiệm axit nucleic, “Nhưng loại xét nghiệm axit nucleic này rất đắt, hơn 200 tệ (hơn 680.000 vnđ), ăn thật dày! Công thức quen thuộc, mùi vị quen thuộc, nhưng giá cả lại khác nhau, thời buổi làm tiền!” Cuối cùng anh lấy 2 hộp thuốc, tất cả tiêu tốn 750 nhân dân tệ.

Tây An đưa ra kế hoạch dự phòng khẩn cấp

Ngày 8/3, trang web của chính quyền thành phố Tây An đã đưa ra “Thông báo của Văn phòng chính quyền thành phố Tây An về việc in ấn và phân phát Kế hoạch ứng phó khẩn cấp đại dịch cúm”, theo đó, căn cứ vào phạm vi lây lan và mức độ nguy hại của virus cúm mới hoặc chủng virus cũ lặp lại, chia quá trình ứng phó với đại dịch cúm thành 3 giai đoạn: Chuẩn bị ứng phó, ứng phó khẩn cấp và đánh giá phục hồi.

Thông báo chỉ ra trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp, ứng phó cấp độ 2 có thể kịp thời áp dụng các biện pháp “kiểm soát xã hội tạm thời”. Khi cần thiết, tại vùng có dịch sẽ áp dụng biện pháp ngừng hoạt động kinh doanh, chợ, lớp học, hạn chế hoặc ngừng hoạt động các địa điểm công cộng có liên quan; hạn chế hoặc cấm các hoạt động tụ tập đông người và các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể dẫn đến mở rộng tác hại của dịch bệnh.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng cho rằng: “Vậy thì cúm A và virus corona mới có gì khác nhau? Chỉ cần bị đau đầu, sốt cao, ho và hắt hơi, bạn sẽ được theo dõi y tế tại nhà, và không thể đi đâu được”.

Triệu chứng giống nhiễm COVID

Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi liệu làn sóng cúm A đáng sợ này có phải là một chủng đột biến của virus corona mới hay không.

Ngày 13/3, ông Điền Canh (Tian Geng), Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Tuyên Vũ (Xuanwu) thuộc Đại học Y Thủ đô, nói với tờ “Tin tức Hồng tinh” rằng 70 – 80% các triệu chứng liên quan hiện tại là bệnh nhân cúm.

Ông Điền Canh cho biết, các triệu chứng của virus corona mới và cúm A sau khi nhiễm bệnh tương đối giống nhau, chẳng hạn như sốt và ho; cả hai loại virus đều chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn, đều có thể gây viêm phổi và có các hình ảnh y khoa tương tự nhau.

Làm thế nào để phán đoán nhiễm cúm A hay virus corona mới? Ông Điền Canh cho biết nếu một bệnh nhân bị sốt mà trong thời gian gần đây từng bị nhiễm virus corona mới, thì tỷ lệ nhiễm virus cúm A sẽ cao hơn. “Tuy nhiên, quan trọng nhất là thông qua xét nghiệm cúm, axit nucleic hoặc kháng nguyên để thì mới có thể xác nhận.”

Theo bà Tiền Quyên (Qian Juan), một bác sĩ tại phòng khám sốt của một trung tâm dịch vụ cộng đồng ở quận Hoàng Phố, Thượng Hải, khi gặp một bệnh nhân bị sốt, bác sĩ sẽ hỏi người đó một số tiền sử dịch tễ, tiền sử tiếp xúc và các triệu chứng liên quan.

Bà nói rằng nếu bệnh nhân bị sốt tiếp xúc với bệnh nhân cúm A hoặc nếu nhiều người xung quanh có các triệu chứng tương tự như sốt, ho và đau họng, họ có thể bị nhiễm cúm A.

Bệnh cúm A thường có các triệu chứng toàn thân, ngoài sốt, ho, đau họng, sổ mũi, thông thường sẽ kèm đau đầu, mệt mỏi, đau cơ và khớp.

Ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), một nhà dịch tễ học tại CDC Trung Quốc, cho biết những người đã từng bị nhiễm virus corona mới, thì kháng thể không có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh cúm. Khi xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, sốt, đau đầu, nếu không đi khám và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm phổi hoặc bệnh nặng.

Gần đây, nhiều nơi tại Trung Quốc xuất nhiều bệnh nhân cúm A như ở Chiết Giang, Hà Nam, Tây An, Thanh Đảo phổi bị trắng lớn, thậm chí có trường hợp tử vong. Ngoại giới nghi ngờ rằng dịch bệnh hiện tại có thể vẫn là virus corona mới.

Trí Đạt (t/h)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago