Trong quá trình phát triển từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, chỉ trong 13 năm từ sau khi người đứng đầu ĐCSTQ Mao Trạch Đông qua đời, cục diện chính trị Trung Quốc nhiều lần thay đổi lãnh đạo cao tầng và rơi vào trạng thái mất ổn định. Bởi vì trong khoảng thời gian ngắn ngủi 13 năm này, Trung Quốc đã xảy ra 3 lần chính biến.
Ngày 9/9/1976, lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông qua đời. ĐCSTQ nhất thời rơi vào tình thế “như rắn mất đầu”, lúc này Tứ nhân bang cũng đang nắm giữ quân quyền nhất định trong tay.
Nhiệm vụ cụ thể của Tứ Nhân Bang khi Mao Trạch Đông qua đời là (theo thứ tự vị trí cao thấp): Vương Hồng Văn làm Thường ủy Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ; Trương Xuân Kiều làm Thường ủy Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Chủ nhiệm Bộ Tổng chính trị Giải phóng quân; Đào Văn Nguyên làm Thường ủy Bộ Chính trị, chủ quản tuyên truyền dư luận; Giang Thanh làm Ủy viên Bộ Chính trị, mặc dù không có quyền lực cụ thể, nhưng lại lấy thân phận đặc thù là vợ của Mao Trạch Đông và trở thành nhân vật trọng tâm của Tứ nhân bang.
Một số nguyên soái có nhiều kinh nghiệm từng trải trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa không bị chết cũng bị thương, có nhiều người bị Mao gạt ra rìa, trở thành một quân cờ chết. Có thể nói, chính đàn ĐCSTQ khi đó không có ai có thể áp chế được Tứ nhân bang, đây cũng là lúc mà Tứ nhân bang đắc ý nhất.
Lão soái Diệp Kiếm Anh từng nắm quân quyền một thời gian sau thời kỳ Đại cách mạng Văn hóa nhưng sau khi cựu Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai qua đời thì Diệp Kiếm Anh cũng bị lật đổ. Tháng 2/1976, Diệp Kiếm Anh bị giải trừ chức vụ lãnh đạo công tác thường ngày trong Quân ủy Trung ương. Giải thích của chính quyền ĐCSTQ về việc này là: “Sức khỏe Diệp Kiếm Anh không tốt, vì để cho ông ấy được nghỉ ngơi, nên sau này không để ông ấy chủ trì công tác hàng ngày của Quân ủy nữa”.
Một tháng sau khi Mao qua đời, hành động “nghiền nát” Tứ nhân bang bắt đầu khai màn, Diệp Kiếm Anh từ “dưới đài” nhảy lên, chỉ huy cuộc chiến đấu với kẻ thù địch.
Khoảng 3 giờ ngày 6/10/1976, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ thông báo các Thường ủy Bộ Chính trị đến Hoài Nhân Đường tại Trung Nam Hải để họp, trong Tứ Nhân Bang, ngoài Giang Thanh không đến, những người còn lại đều bị bắt ngay tại cuộc họp với danh nghĩa “cách ly điều tra”. Tại Xuân Ngẫu Trai trong Trung Nam Hải, Giang Thanh cũng bị tuyên bố “cách ly điều tra”.
Sau vụ việc Tứ nhân bang bị bắt, người kế nhiệm Mao là Hoa Quốc Phong đã tổ chức một hội nghị Bộ Chính trị khẩn cấp và họp thâu đêm tại nơi ở của Diệp Kiếm Anh. Diệp Kiếm Anh đề nghị Bộ Chính trị nhất trí thông qua để Hoa Quốc Phong làm Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ (cách gọi cũ của chức Tổng Bí thư), Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Hoa Quốc Phong chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ sau Mao Trạch Đông.
Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình trở lại vị trí tầng quyết sách tối cao trong ĐCSTQ. Đây cũng là lần thứ 3 trong đời Đặng, và cũng là lần cuối cùng. Với lý lịch mỏng như Hoa Quốc Phong, về cơ bản không phải là đối thủ của Đặng Tiểu Bình, lại thêm việc những người nắm quyền đều bị chỉnh đốn trong Cách mạng Văn hóa, còn Hoa Quốc Phong là kẻ được lợi từ Cách mạng Văn hóa, nhưng lại đề xuất ra “điều phàm là” để thực hiện theo đường lối của Mao Trạch Đông, điều này khiến cho những nguyên lão mà đứng đầu là Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh bất mãn.
Đặng Tiểu Bình dựa vào phe thực dụng, từng bước dồn ép Hoa Quốc Phong ra khỏi tầng quyền lực. Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khóa 11 của ĐCSTQ, quyền lực của Hoa Quốc Phong liên tục bị suy yếu, cuối cùng bị ép phải từ chức. Tại Đại hội 12 của ĐCSTQ, Hoa Quốc Phong không được bầu chọn làm Ủy viên Bộ Chính trị, và hoàn toàn rút lui khỏi tầng lãnh đạo tối cao.
Đặng Tiểu Bình thay thế Hoa Quốc Phong trở thành người nắm quyền phe thực dụng, về danh nghĩa chỉ nắm quyền trong quân đội, nhưng thực tế là nắm quyền cả trong đảng, chính phủ. Đặng Tiểu Bình lần lượt dìu dắt Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đảm nhậm chức Tổng bí thư, và về sau hai người này cũng bị chính tay Đặng lôi xuống.
Năm 1989, trước khi xảy ra sự kiện thảm sát Lục Tứ tại Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình khi đó là Tổng Bí thư đã có chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên 8 ngày. Có phân tích chỉ ra, chính do Đặng Tiểu Bình rời khỏi Trung Quốc đi thăm Bắc Triều Tiên nên mới bị mất quyền lực. Quá trình Triệu Tử Dương mất quyền lực và giống hệt như Bí thư thứ nhất của Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev.
Ngày 23/5/2018, tờ New York Times đăng loạt bài về cuộc nói chuyện giữa Thư ký của Triệu Tử Dương là Bào Đồng với Lý Nam Anh – con gái của ông Lý Duệ (Lý Duệ từng làm thư ký cho ông Mao Trạch Đông). Bào Đồng chỉ ra, Đặng Tiểu Bình từng đáp ứng với Triệu Tử Dương rằng, sau chuyến thăm Bắc Triều Tiên sẽ nhường cho Triệu Tử Dương chức Chủ tịch Quân ủy mà mình đang nắm giữ.
Bào Đồng nhấn mạnh, sau khi Triệu Tử Dương rời Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã có giao dịch với đương nhiệm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện lúc đó là Lý Bằng, tức là nhận định hành vi của sinh viên khi đó là “bạo loạn”. Mục đích của Đặng Tiểu Bình là muốn khiến cho sinh viên tức giận, sự việc bùng nổ càng lớn, thì càng có nguyên nhân để lật đổ Triệu Tử Dương.
Trong thời gian Triệu Tử Dương thăm Bắc Triều Tiên, một bài xã luận được coi là khúc nhạc dạo đầu của sự kiện Lục Tứ được xuất bản. Sau khi Triệu Tử Dương “rớt đài” vẫn luôn bị giam lỏng đến khi qua đời.
Trí Đạt
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…