Từ ngày 17 – 18/10, Diễn đàn hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Mặc dù năm nay trùng với kỷ niệm 10 năm ĐCSTQ đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhưng quy mô của diễn đàn này không hề mở rộng mà còn bị thu hẹp đáng kể. Tại Hội nghị Doanh nhân, Phó Thủ tướng ĐCSTQ Hà Lập Phong (He Lifeng) đã có bài phát biểu hiếm hoi.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù “Sáng kiến Vành đai và Con đường” là một trong những chính sách tiêu biểu của ông Tập Cận Bình nhưng nó cũng có thể trở thành nhân tố kéo nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.
Năm nay đánh dấu năm thứ 10 kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (gọi tắt là Vành đai và Con đường), chiến lược lấy kinh tế làm trung tâm này đã gây nhiều tranh cãi kể từ khi được đưa ra. ĐCSTQ đã tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường từ năm 2017 nhằm cố gắng giảm bớt những nghi ngờ của quốc tế.
Diễn đàn “Vành đai và Con đường” được tổ chức hai năm một lần. Vào tháng 5/2017, Diễn đàn “Vành đai và Con đường” đầu tiên được tổ chức; hai năm sau, vào tháng 4/2019, diễn đàn thứ hai được tổ chức. Diễn đàn lần thứ ba bị hoãn lại đến tháng 10/2023 do dịch bệnh.
Mặc dù trùng với kỷ niệm 10 năm ra mắt “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, nhưng diễn đàn năm nay đã thu hẹp đáng kể.
Đại diện nước ngoài của Diễn đàn “Vành đai và Con đường” lần thứ hai đến từ 88 quốc gia và khu vực, cùng 90 công ty Fortune 500 tham gia. Diễn đàn năm nay ĐCSTQ không đưa ra con số cụ thể cho diễn đàn năm nay nhưng cho biết đại diện nước ngoài đến từ hơn 80 quốc gia và khu vực, gần 60 công ty Fortune 500 tham gia.
Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ hai có 37 lãnh đạo nước ngoài tham gia, trong khi năm nay chỉ có 24. Diễn đàn lần trước có sự góp mặt của Tổng thống Bồ Đào Nha, Thủ tướng Áo, Thủ tướng Hy Lạp, Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ, Tổng thống Cộng hòa Séc, Tổng thống Belarus, Tổng thống Philippines, v.v. đều không tham gia. Các nước tham dự diễn đàn lần này phần lớn đến từ các nước đang phát triển ở Đông Nam và Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.
Trong số đó, chính quyền Taliban ở Afghanistan chưa được cộng đồng quốc tế công nhận nhưng đã được ĐCSTQ mời tham gia diễn đàn lần này.
Ngoài ra, số lượng các nhà lãnh đạo châu Âu tham gia Diễn đàn “Vành đai và Con đường” đã cho thấy xu hướng giảm tổng thể. Các báo cáo công khai cho thấy tỷ lệ này đạt 1/3 trong giai đoạn đầu và giảm nhẹ trong giai đoạn thứ hai. Các nhà lãnh đạo châu Âu xác nhận tham gia diễn đàn năm nay bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Serbia Vucic.
Hội nghị Doanh nhân “Vành đai và Con đường” tổ chức trong diễn đàn năm nay chỉ có hai phiên họp: phiên toàn thể và lễ ký kết. Trong khi trước đó có bốn phiên, bao gồm phiên toàn thể, lễ ký kết, đàm phán kết nối doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài, và lễ bế mạc.
Khi quy mô của Diễn đàn Hợp tác Quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba tiếp tục bị thu hẹp, nhà kinh tế có biệt danh “Mắt lạnh tài chính” nói với Epoch Times rằng: “Ảnh hưởng của Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ đang suy giảm nhanh chóng”.
Ông nói rằng nhiều quốc gia đã bắt đầu hiểu rằng ĐCSTQ kiểm soát các nước thuộc thế giới thứ ba thông qua nợ nần, các nước này không hề tích cực tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường”; bên cạnh đó, lợi nhuận của các dự án ngày càng ít, thậm chí còn xảy ra thua lỗ. Đây là lý do tại sao việc số lượng các nước tham gia ít, và doanh nghiệp đa quốc gia cũng ít tham gia.
Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing) một nhà kinh tế sống hiện đang sống ở Mỹ, cũng nói với tờ Epoch Times rằng: “Nữ thủ tướng Ý nói rằng chúng tôi không có thụ ích gì từ dự án ‘Vành đai và Con đường’, này và cũng chưa làm gì cả, chỉ thuần túy là chơi cùng thôi. Do đó chúng tôi không muốn tiếp tục chơi nữa.”
Kế hoạch rút khỏi dự án “Vành đai và Con đường” của Ý vào cuối năm cũng là điểm nhấn của diễn đàn “Vành đai và Con đường” lần này. Ý không cử lãnh đạo tham dự diễn đàn lần này. Ý là quốc gia duy nhất trong G7 tham gia “Vành đai và Con đường”.
Ông Lý Hằng Thanh nói: “Kết quả là họ (nước Ý) có thái độ thế này và đã nói rõ rằng họ muốn rút lui. Vậy thì bạn cho rằng đó thực sự là thái độ cơ bản của hầu hết các nước phát triển.”
Ông nói: “Bây giờ (Vành đai và Con đường) có lẽ ngày càng không cách nào duy trì tiếp được.”
Bloomberg cũng đăng một bài viết vào ngày 18/10 với tiêu đề “Ông Tập Cận Bình nói về Sáng kiến Vành đai và Con đường: Sáng kiến Trung Quốc mất động lực”. Bài viết nói rằng, có ít nhà lãnh đạo nước ngoài tham dự sự kiện năm nay hơn, cho thấy sự quan tâm đến sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã giảm sút.
Ông Hà Lập Phong, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ, đã tham dự Hội nghị Doanh nhân trong khuôn khổ diễn đàn và có bài phát biểu. Bài phát biểu đã trở thành điểm nhấn của Diễn đàn “Vành đai và Con đường” lần này. Trong hai kỳ diễn đàn trước đó, không có quan chức cấp cao nào ở cấp phó thủ tướng ĐCSTQ tham dự Hội nghị Doanh nhân.
Ngày 17/10, ông Hà Lập Phong phát biểu tại Hội nghị Doanh nhân rằng để thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường”, càng có nhiều công ty tham gia thì càng tốt, đồng thời ông kêu gọi mở rộng đầu tư hai chiều, thúc đẩy mở rộng và nâng cấp hợp tác thương mại, v.v.
Về việc ông Hà Lập Phong ra mặt làm bệ đỡ, tài khoản “Mắt lạnh tài chính” nói với tờ Epoch Times rằng: “Điều này có nghĩa là các doanh nhân không còn động lực như trước và các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã đứng ra làm bệ đỡ để chiêu dụ thêm nhiều doanh nhân tham gia vào ‘Vành đai và Con đường’”.
“Mắt lạnh tài chính” cho biết: “Hiện dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang giảm rất nhanh và năng lực tài chính của chính phủ cũng đang giảm rất nhanh. Vì vậy, chính phủ không có nhiều tiền để đổ vào ‘Vành đai và Con đường’. Họ hy vọng lôi kéo được nhiều công ty hơn để cung cấp nguồn tiền cho họ và xây dựng các dự án.”
Bài phát biểu của ông Hà Lập Phong tiết lộ xu hướng phát triển của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Ông Lý Hằng Thanh cho rằng một số bài phát biểu lần này của ông Hà Lập Phong thực sự cho thấy “Vành đai và Con đường” đang thu hẹp, từ ‘thích đao to búa lớn’ biến thành ‘nhỏ mà đẹp’.
Ông nói: “Ban đầu, họ là làm cho mọi thứ trở nên lớn hơn và mạnh mẽ hơn, làm cho sự kết nối ngày càng lớn hơn, sau đó hình thành một câu chuyện vĩ mô. Bây giờ, ngược lại họ muốn phát huy tính chủ động của các doanh nhân, sau đó làm thành ‘nhỏ mà đẹp’.”
“Vì sao? Bởi vì nó (Vành đai và Con đường) là thứ mang tính chính trị, thứ mang tính chính trị thì không chú trọng đến lợi ích. Chỉ cần có thành tựu chính trị thì sẽ không tiếc chi phí và cái giá phải trả.” Ông nói, “Dự án tiêu tốn hơn 800 tỷ USD và gần như toàn bộ số tiền đến từ Trung Quốc. Tổng vốn cơ bản của Ngân hàng Phát triển Châu Á chưa đến 100 tỷ USD.”
Nhưng ông nói rằng bây giờ không thể tiêu nhiều tiền vì “Trong 10 năm qua, nó (Vành đai và Con đường) đã tiêu tốn một lượng lớn tài sản của Trung Quốc và thu được rất ít lợi ích thực tế.”
“Trong trường hợp này, hiện giờ họ (ĐCSTQ) chỉ có thể thu hẹp lại, tức là phát huy nhiều tính năng động của các doanh nhân.” Ông nói rằng khi nói đến việc phát huy tối đa sáng kiến của các doanh nhân, điều này giống như cách ông Lưu Khôn (Liu Kun), Bộ trưởng Bộ Tài chính ĐCSTQ, xử lý nợ địa phương bằng phương pháp “con nhà ai thì nhà đó trông” và chuyển nợ khó đòi cho doanh nghiệp.
Trước khi diễn đàn được tổ chức, ĐCSTQ đã công bố sách trắng về việc cùng nhau xây dựng “Vành đai và Con đường” vào ngày 10/10. Sách trắng nêu rõ, tính đến cuối tháng 6/2023, các cơ quan chức năng đã ký hơn 200 văn kiện hợp tác về “Sáng kiến Vành đai và Con đường” với hơn 150 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế, với giá trị tích lũy của các hợp đồng mới được ký kết và doanh thu hoàn thành lần lượt đạt 2 nghìn tỷ USD và 1,3 nghìn tỷ USD.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy trong số 73 quốc gia đáp ứng điều kiện DSSI (điều kiện hoãn nợ), Trung Quốc là chủ nợ chính của hơn một nửa trong số đó, với tỷ lệ quyền chủ nợ trung bình là 54% và cao nhất là 72%.
Trong 5 năm, từ năm 2016 – 2021, tỷ trọng nước chủ nợ toàn cầu của Trung Quốc tăng vọt lên 30,4%, lần đầu tiên trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
Nhiều nước đang phát triển như Lào, Campuchia, Ethiopia đang phải đối mặt với khủng hoảng trả nợ. Ví dụ, tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào do Lào xây dựng có chi phí 5,9 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng kinh tế của Lào, trong đó 60% nguồn vốn đến từ các khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
Tại Diễn đàn “Vành đai và Con đường” lần này, lãnh đạo của các nước rơi vào bẫy nợ của “Vành đai và Con đường” như Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Hun Mane, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed, v.v, đều tham dự.
“Mắt lạnh tài chính” nói với tờ Epoch Times rằng: “Nhiệm vụ của họ khi đến tham dự diễn đàn chính là đàm phán nợ.”
“Số tiền (ĐCSTQ) cho vay thì phải làm sao? Thực tế, rất nhiều trong số đó đã trở thành nợ khó đòi. Bởi vì nhiều nước đã phá sản, Sri Lanka không thể trả được vì nước này phá sản, vậy nếu không miễn giảm nợ thì sao? được giảm hay được miễn? Cho dù có gây áp lực cho họ đi nữa thì đến mấy thế hệ họ cũng không trả được nợ.”
Ông Lý Hằng Thanh cũng cho biết, “Hôm nay chương trình phát sóng tin tức trên CCTV, ông ấy (Tập Cận Bình) đã gặp hơn chục nhà lãnh đạo quốc gia và người đứng đầu chính phủ trên, ông ấy quá bận rộn, nên cũng phân công cho ông Triệu Lạc Tế, Lý Cường, Vương Hỗ Ninh, còn có ông Hàn Chính lần lượt gặp mặt một hai người.”
“Các nước này rất rõ ràng. Chỉ cần các bạn đầu tư tiền vào đây, tôi sẽ xây đường sắt, hầm mỏ, xây cảng. Cuối cùng, họ sẽ không trả lại (các khoản vay của Trung Quốc), họ đều có suy nghĩ này.” Ông nói, “Các nước này cơ bản không có ý định trả nợ.”
Ông nói rằng mặc dù các nước này có thể sử dụng quyền phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm và cho thuê cảng để trả nợ, tuy nhiên người dân địa phương đang phản đối.
“Đã bao nhiêu lần xảy ra các cuộc biểu tình ở Cảng Hambantota rồi? Chính phủ đã tham gia đàn áp, nhưng đàn áp không thể đàn áp được. Người dân cảm thấy chính phủ đang mất quyền và làm nhục đất nước. Bây giờ ngược lại đã biến thành phong trào phản đối thực dân thống trị.”
Ông nói: “Trong tình huống này, dù thế nào đi nữa, ĐCSTQ cũng chỉ có thể ngồi xuống và thương lượng”.
“Mắt lạnh tài chính” cho rằng vấn đề nợ nần này khó giải quyết, và bản thân ĐCSTQ cũng mắc nợ nên cũng là ‘Bồ tát đất sét qua sông’ khó có thể tự bảo vệ mình.
Ông Lý Hằng Thanh nói: “Bây giờ nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc suy thoái, việc (ĐCSTQ) duy trì đà phát triển của ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’ là một nhiệm vụ bất khả thi”.
Ông nói rằng, nền kinh tế Trung Quốc hiện cũng đang trong tình trạng tồi tệ và chính quyền địa phương đang gặp khó khăn. “Tôi nghĩ ĐCSTQ hiện không còn khả năng hoàn thành các dự án (Vành đai và Con đường) đang chờ xây dựng. Vì vậy, nhiều khả năng nó sẽ trở thành dự án dở dang lớn nhất.”
“Tập Cận Bình đã có quá nhiều dự án chưa hoàn thành, ông ấy không quan tâm nhiều đến một Sáng kiến Vành đai và Con đường. Mặc dù ‘Vành đai và Con đường’ là dấu ấn của ông ấy, nhưng nó sẽ trở thành nhân tố khiến nền kinh tế Trung Quốc đi xuống.” ông nói.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…