Du học sinh tại Canada đăng tweet bị cảnh sát mạng TQ đe dọa xuyên quốc gia

Vì đăng lại 3 dòng tweet trên mạng và dẫu chỉ có 2 người theo dõi, một du học sinh Trung Quốc tại Canada đã bị cảnh sát mạng Trung Quốc đe dọa xuyên quốc gia. Ngay cả cha mẹ của cậu ở Trung Quốc cũng bị An ninh Trung Quốc sách nhiễu.

Một du học sinh Trung Quốc tại Canada đã báo cáo rằng cậu bị cảnh sát mạng Trung Quốc đe dọa xuyên quốc gia vì đăng bài trên Twitter. (Ảnh minh họa: Edar/ Pixabay)

Ngày 18/9, tờ “Toronto Star” của Canada, đưa tin rằng tháng 9/2017, Đan (bút danh), một sinh viên Trung Quốc đến từ tây nam Trung Quốc, lần đầu tiên có thể truy cập mạng riêng ảo (VPN) thông qua thẻ sinh viên Canada của mình. Đây cũng là lần đầu tiên trong đời cậu đã vượt tường lửa (chặn Internet) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nhằm bảo mật, cậu ấy đã dùng tên giả, và địa chỉ giả, để đăng ký một tài khoản trên Twitter, một mạng xã hội nước ngoài. Thậm chí Đan còn đặt giới tính của mình là nữ và bắt đầu lướt qua các chủ đề khác nhau trên Twitter, gồm cả những cuộc đối thoại về chính trị Trung Quốc.

Sau khi đến Canada và bắt đầu cuộc sống của một du học sinh, cậu chỉ dám lướt Twitter và không bao giờ dám đăng bài trên đó. Hành động “táo bạo” nhất của cậu là chia sẻ lại 3 bài:

  1. Tin Lưu Hiểu Ba qua đời;
  2. Một đoạn video ngắn châm biếm ông Tập Cận Bình;
  3. Một bức tranh về sự bại hoại của chính quyền ĐCSTQ.

Tài khoản Twitter của cậu ấy chỉ có 2 người theo dõi. Khi bài vở ngày càng nhiều, dần dần cậu không còn thời gian để theo dõi Twitter. Cậu cũng như không bao giờ tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào trong khuôn viên trường. Vì để có cơ hội được ở lại, cậu đã học tập chăm chỉ.

Bỗng một ngày, Đan nhận được một cuộc gọi đầy lo lắng từ người cha ở trong nước. “Con trai, con có nói điều gì đó về Chính phủ Trung Quốc trên Internet không? Sở Công an đã gọi cho ba mẹ 2 lần”, người cha hỏi.

Ngay sau đó, chương trình WeChat của Đan (mạng xã hội ở Trung Quốc) đã nhận được yêu cầu kết bạn từ một cảnh sát Trung Quốc. Đan không dám mạo hiểm đồng ý. Viên cảnh sát liên tục gửi tin nhắn, thậm chí còn gọi điện thoại cho cậu.

“Tôi nói với anh ấy rằng có thể họ đã tìm nhầm người,” Đan nói với phóng viên của tờ Star. Nhưng viên cảnh sát vẫn kiên quyết tìm cậu.

Đan nói: “Cảnh sát nói với tôi rằng Bộ Công an đã theo dõi tôi qua địa chỉ IP của tôi và biết nơi tôi sống ở Canada. Họ có bằng chứng cho thấy tài khoản Twitter thuộc về tôi.” Nhưng viên cảnh sát của ĐCSTQ không bao giờ nói chi tiết rằng Đan đã làm gì sai. Liệu cậu ấy có vi phạm các quy định về Internet của ĐCSTQ hay phạm tội gì không?

Qua các bức ảnh chụp màn hình và đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa cảnh sát Trung Quốc và Đan mà cậu cung cấp cho The Star, Đan đã cố gắng sử dụng chuyên môn pháp luật của mình, để thu thập thông tin từ cảnh sát. Viên cảnh sát chỉ trả lời là “bí mật” và sau đó ra lệnh cho cậu xóa các bài đăng “có tính xúc phạm” ngay lập tức.

Khi Đan thử hỏi: “Nếu từ chối xóa thì tôi sẽ gặp hậu quả gì?” Cảnh sát nói: “Cậu sẽ gặp rắc rối.”

Theo báo cáo, “gặp rắc rối” là một cách nói uyển chuyển phổ biến ở Trung Quốc, ám chỉ sự đàn áp của ĐCSTQ. Nó có thể bao gồm các cuộc viếng thăm và gọi điện nhiều lần, cho đến khi cấm đi lại, không tìm được việc làm và bị quản thúc tại gia. Chính quyền ĐCSTQ cũng thường đe dọa người thân của họ ở Trung Quốc, nhằm đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​tại nước ngoài.

Đan nói với các phóng viên rằng khi đó, “thành thật mà nói, tôi đã rất sợ hãi.”

Đan tâm sự với một trong những giáo sư người Canada của mình, người đã khuyến khích cậu báo cảnh sát tỉnh Quebec. Nhưng khi cậu xuất hiện tại đồn cảnh sát với tất cả bằng chứng, cảnh sát nói rằng họ không thể làm gì về những gì xảy ra tại Trung Quốc.

Điều này khiến Đan thất vọng. Bởi dẫu cậu không chắc cảnh sát Canada có thể làm gì để giúp cha mẹ mình ở Trung Quốc, nhưng cậu nghĩ rằng chí ít cảnh sát sẽ chấp nhận báo cáo của cậu. Như vậy, nếu có chuyện gì xảy ra với cậu, hoặc gia đình cậu, họ cũng có một số hồ sơ.

Với sự thất vọng ấy, Đan đã xóa các bài chia sẻ trên Twitter.

Sau khi trở về ký túc xá, cậu không khỏi thắc mắc, làm cách nào mà chính quyền ĐCSTQ có thể theo dõi cậu ở tận nước ngoài? Tại sao họ lại quan tâm đến ảnh hưởng của cậu ấy chỉ với 3 người theo dõi? Và làm thế nào một quốc gia dân chủ như Canada lại có rất ít hành động để bảo vệ cậu như vậy?

Các chính phủ chuyên quyền đang tiến hành theo dõi xuyên quốc gia đối với những người tự do ở nước ngoài

Ông Ronald Deibert, giám đốc Phòng thí nghiệm Công dân tại Đại học Toronto, nói với The Star rằng: “Những kẻ độc tài và chính phủ chuyên chế có thể xuyên biên giới hiệu quả hơn trước đây. Đây là một vấn đề đã bị xem nhẹ.”

“Chúng tôi cho rằng, các kết nối xuyên biên giới là lành tính. Nhưng đây cũng là công cụ mà những kẻ độc tài sử dụng để theo dõi mục tiêu của họ, bao gồm nhà báo, nhà nghiên cứu và người nhập cư. Việc di cư ra nước ngoài không mang lại cho mọi người mức độ bảo vệ mà họ cần có.”

Phi Phi / Vision Times

Xem thêm: 

Phi Phi

Published by
Phi Phi

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

31 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago