Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 76 được tổ chức vào ngày 14/9 ở New York, du học sinh Trương Hiểu Ninh (Zhang Xiaoning) đứng trước trụ sở giơ một tấm biểu ngữ khiếu nại. Cô cho biết đã bị giam giữ sau khi đi kiện ở Bắc Kinh, bị tiêm thuốc và xâm hại tình dục bởi một cảnh sát thuộc đồn Song Tĩnh (Shuangjing), quận Triều Dương.

p3009991a903360999
Ngày 14/9/2021, trước trụ sở LHQ ở New York, sinh viên Trung Quốc Trương Hiểu Ninh đã giơ biểu ngữ yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc cảnh sát thuộc đồn Song Tĩnh quận Triều Dương – Bắc Kinh vì đã cưỡng bức cô (Nguồn: Cô Trương Hiểu Ninh cung cấp).

Cưỡng ép tiêm thuốc khi bị giam tại Bệnh viện Liên hợp Trung – Tây y quận Trường Bình – Bắc Kinh  

Năm 2019, cô Trương Hiểu Ninh, một sinh viên tốt nghiệp kế toán tại một trường đại học ở Bắc Kinh, đã chọn cách trình báo cảnh sát trong một sự kiện bị mắc lừa. Tối ngày 19/11/2019, cô bị đồn cảnh sát Song Tĩnh giam vào Bệnh viện Liên hợp Trung – Tây y quận Trường Bình với lý do “cứu trợ người lang thang”, nơi giam là một tòa nhà hai tầng ở phía sau có 3 lớp cửa sắt lớn.

Sau khi bị đưa vào một căn phòng không có cửa sổ, họ cởi quần áo của tôi để kiểm tra. Khi đó có một bác sĩ nam, một y tá nữ và hai nam cảnh sát từ đồn cảnh sát Song Tĩnh. Đội trưởng cảnh sát là Phan Dương Thành”. 

Cô Trương Hiểu Ninh bắt đầu chống cự khi bị ép cởi quần áo. Rồi cô bị trói cố định và ép dùng thuốc, sau khi dùng thuốc thì cơ thể cô như không còn sức lực. Cô bị ép nằm vào một chiếc bàn giống chiếc giường, phía trên trải tấm vải xanh của bàn mổ…. Một cảnh sát thuộc Đội Cảnh sát Thương mại của chi nhánh Triều Dương đã xâm hại tình dục cô. Cô kể “(Quá trình xâm phạm) kéo dài liên tục đến khi kết thúc, tôi kêu cứu nhưng vô dụng…  Tôi rất đau, trong hai năm qua vẫn chưa hết đau”; “Tôi bị trói trong một thời gian dài, truyền dịch trong một thời gian dài, đã bị đặt ống thông dạ dày. Họ nói rằng tôi không có khả năng tự chăm sóc bản thân”. Ngày hôm sau, cha của Trương Hiểu Ninh đến đón cô, cô cho biết: “Cảnh sát nói với cha tôi rằng tôi bị điên. Tôi yêu cầu họ cung cấp video giám sát cho thấy tôi bị điên, nhưng đến nay họ vẫn chưa cung cấp”.

Bệnh viện tiếp tay cảnh sát tiêm thuốc cho người không bị bệnh

Cô Trương Hiểu Ninh cho biết các bác sĩ, y tá và cảnh sát trong đó rất bất nhân. Cô thấy họ giam giữ ở đó cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Họ đều là người bên ngoài, không ai trong số họ là người dân địa phương Bắc Kinh. Trong đó có rất nhiều người đến Bắc Kinh kêu oan. Vài người chen chúc nhau trong căn phòng không có giường, không có mền. Mọi người phải đi tiểu và đại tiện ngay trong phòng. Khi cô được cha đến đón ra ngoài, cô nghe thấy tiếng những người bị giam giữ trong một số phòng hét lên: “Hãy thả tôi ra!”

Những người dân vô tội này vốn là những nạn nhân chịu oan ức vì một vấn đề nào đó, họ kêu oan với giới chức địa phương nhưng vô vọng nên mới đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, họ lại bị cảnh sát bắt và đưa đến một “trạm cứu trợ” tại đây. Sau khi vào “trạm cứu trợ”, họ bị trói, đánh đập, và tiêm thuốc, khiến có người phát điên.

Khi được tự do, nhớ lại cô phát hiện ra bản thân đã bị giam giữ trong tòa nhà tầng hai ở sân sau của Bệnh viện Liên hợp Trung – Tây y. Trang web của bệnh viện này tuyên bố đã được UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới trao giải “Bệnh viện vì tình yêu trẻ thơ”.

Cô Trương Hiểu Ninh đã ở đó và biết chuyện một cô gái bị bắt vào vì đi tố cáo, cô này đã phát điên sau quá trình bị bức hại nên không thể làm đơn tố cáo được nữa. Sau khi cô ấy bị bệnh tâm thần vì cuộc bức hại, gia đình cô ấy đã kêu oan, nhưng lại bị kết án 1 năm tù giam.

Việc cưỡng bức cởi quần áo, tiêm thuốc và xâm hại tình dục là để “chẩn đoán bệnh rối loạn tâm thần”?

Cô Trương Hiểu Ninh đã kiện cảnh sát tại đồn Song Tĩnh về tội giam giữ trái phép và xâm hại tình dục, nhưng tòa án cho rằng bằng chứng là không đủ. Chính quyền quận Triều Dương – Bắc Kinh không chấp nhận đơn yêu cầu xem xét lại. Phúc đáp chính thức cho biết: “Trong quá trình làm việc phát hiện người nộp đơn từng tự gây thương tích cho bản thân và có nguy cơ gây hại cho bản thân, nghi ngờ là một bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần, vì vậy lập tức áp giải đến Bệnh viện Liên hợp Trung – Tây y quận Xương Bình để chẩn đoán rối loạn tâm thần, đây là hành động cứu chữa, yêu cầu của người nộp đơn không phù hợp để xem xét”.

Dựa theo tự thuật của cô Trương Hiểu Ninh về việc bị cưỡng bức lột quần áo, tiêm thuốc và thậm chí bị xâm hại tình dục, chính quyền quận Triều Dương – Bắc Kinh cho rằng những hành vi này là “chẩn đoán rối loạn tâm thần, là hành vi cứu chữa giúp người bị nạn”.

Cô Trương Hiểu Ninh nói với các phóng viên: “Trước đây ở trường học, tôi luôn nghĩ rằng Trung Quốc là một nước thượng tôn pháp luật. Nhưng bài học đầu tiên mà tôi học được sau khi bước vào xã hội là: Không có luật pháp”.

Trang đầu trong bản phản hồi của Chính quyền quận Triều Dương – Bắc Kinh cho biết không thụ lý khiếu nại của cô Trương Hiểu Ninh. Trang thứ hai cũng cho biết điều tương tự như vậy.

Ông Ôn Gia Bảo từng ra lệnh bỏ trạm cứu trợ, Bắc Kinh đổi tên thành “trạm cứu tế” và vẫn giam giữ dân oan

Nơi giam giữ dân oan “trạm cứu trợ” của Trung Quốc thực chất là nơi bắt và giam giữ dân oan một cách vô nhân đạo. Sau khi vụ việc tàn ác về “trạm cứu trợ” Quảng Châu hại chết sinh viên Tôn Chí Cương (Sun Zhigang) của Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán được công khai vào năm 2003, đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Trung Quốc. Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Ôn Gia Bảo đã ra lệnh hủy bỏ trạm cứu trợ.

Cô Trương Hiểu Ninh nói với các phóng viên, vào năm 2003 Thị trưởng Bắc Kinh đã tuyên bố hủy bỏ các trạm cứu trợ. Nhưng điều mà mọi người không biết là ngay trong năm đó Bắc Kinh thành lập thứ còn đen tối hơn trước gọi là “trạm cứu tế”. Cô bị giam giữ tại một “trạm cứu tế” do chính quyền thành phố Bắc Kinh chỉ định. Những người bị giam giữ bị quy chụp là mắc bệnh tâm thần, không có cách nào để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Không có một phương tiện truyền thông nào ở Bắc Kinh đưa tin về “trạm cứu tế”. Cô hoàn toàn không ngờ cảnh sát có thể làm ra thứ thế này.

Đến Mỹ kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc đối với cảnh sát bạo lực và xâm hại tình dục, vạch trần bệnh viện phạm tội

Để chứng minh bản thân không bị bệnh tâm thần và tìm kiếm công lý, cô Trương Hiểu Ninh bắt đầu nộp hồ sơ du học Mỹ vào tháng 7/2021. Cô được nhận vào Đại học UCLA ở Los Angeles và được cấp visa vào Mỹ. Khi đó, tòa án đã yêu cầu trong thời điểm đó cô không được rời khỏi Trung Quốc. Vào đầu tháng Tám, vì bạo bệnh nên cô đã trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ và nhập viện mới tránh được sự giám sát và đến được Mỹ.

Nửa cuối tháng Tám năm nay, cuối cùng cô Trương Hiểu Ninh đã đến Hoa Kỳ. Cô cho biết có 2 nguyện vọng:

Một là tìm lại công bằng cho bản thân, trừng phạt viên cảnh sát tại đồn Song Tĩnh thuộc quận Triều Dương đã xâm hại tình dục cô.

Hai là muốn cho cả thế giới biết sự thật về Bệnh viện liên hợp Trung – Tây y ở quận Trường Bình của Bắc Kinh. Theo trang web của bệnh viện, “Năm 1995, bệnh viện đã được Bộ Y tế, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới trao tặng danh hiệu “Bệnh viện tình yêu cho trẻ thơ”; năm 2001 trở thành bệnh viện đầu tiên tại Bắc Kinh được chỉ định tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế; năm 2003 được chính quyền thành phố Bắc Kinh chỉ định là bệnh viện duy nhất trong thành phố làm công tác cứu trợ xã hội đối với bệnh nhân tâm thần”.

Tuy nhiên, Trương Hiểu Ninh cho biết không thể quên được khoảnh khắc khi cô rời đi: tiếng những người dân oan vô tội bị giam giữ la hét đau khổ “thả tôi ra ngoài”. Cô hy vọng rằng các cơ quan liên quan và Bệnh viện Liên hợp Trung – Tây y quận Trường Bình sẽ giải quyết những vấn đề này, trả tự do cho những người vô tội ở đó.

Tử Kỳ, Vision Times

Xem thêm: