Giới lãnh đạo ĐCSTQ ở Bắc Đới Hà khi bà Pelosi thăm Đài Loan?

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi đã đến thăm Đài Loan vào tối ngày 2/8. Bắc Kinh đáp trả bằng việc phát động một loạt cuộc tập trận ở vùng biển xung quanh Đài Loan. Nhóm lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ẩn thân tập thể, đã làm dấy lên suy đoán về việc liệu cuộc họp Bắc Đới Hà có đang diễn ra hay không.

Khi bà Pelosi đến thăm Đài Loan cũng là thời điểm diễn ra “Hội nghị Bắc Đới Hà” hàng năm của ĐCSTQ. (Ảnh: MXH)

Theo truyền thống của ĐCSTQ, hàng năm vào cuối tháng Bảy và đầu tháng Tám sẽ diễn ra cuộc họp bí mật ở Bắc Đới Hà, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng sẽ biến mất khỏi tầm mắt của công chúng.

Báo cáo về các hoạt động công khai của Ban Thường vụ ĐCSTQ lần thứ 7 cho thấy, họ đều ở lại dự tiệc chiêu đãi “ngày 1/8” của Bộ Quốc phòng vào ngày 31/7. Điều đó có nghĩa là, 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, gồm cả ông Tập Cận Bình, có khả năng sẽ tham dự Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay theo thông lệ trước đây, và không có bất kỳ điều chỉnh bất thường nào, nhằm đối phó với tình hình ở eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, dù các quan chức cấp cao của ĐCSTQ “biến mất” tập thể, nhưng vẫn cần chờ xem liệu cuộc họp Bắc Đới Hà có bắt đầu hay không, và liệu các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có xuất hiện vào ngày hôm sau hay không.

Cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay đặc biệt nhạy cảm, nhất là khi tình hình ở eo biển Đài Loan đang hỗn loạn. ĐCSTQ sẽ phản ứng như thế nào trước chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi? Liệu chuyện này có thúc đẩy ông Tập Cận Bình thể hiện lập trường tái tranh cử mạnh mẽ hơn, điều đó đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong thời gian tới. Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách phát động một loạt các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển xung quanh Đài Loan.

Ngày 2/8, ông Trịnh Khâm Mô, Giám đốc Khoa Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Tamkang (Đàm Giang) Đài Loan, nói với Thời báo Epoch Times rằng ông Tập Cận Bình không thể có bất kỳ hành động nào thừa nhận sự thất bại trước Hoa Kỳ, nên sẽ có những lời lẽ gay gắt và cố gắng hết sức để uy hiếp. Nhưng có lẽ ông Tập không sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro và rắc rối trong cuộc tái cử của Đại hội Đảng lần thứ 20 (Đại hội 20).

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất nói rằng chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan và sự cứng rắn của ĐCSTQ cũng liên quan đến cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Nếu mềm mỏng, ông Tập có thể sẽ bị nội bộ đảng tấn công và phải nhượng bộ trong vấn đề nhân sự.

Khi câu chuyện về chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi phát triển, cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ cũng sẽ động theo. Khả năng phá bỏ cục diện này phụ thuộc vào phản ứng của quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc.

Ngày 3/8, “Deutsche Welle” đăng một bài bình luận, phân tích rằng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã đặt ông Tập Cận Bình vào tình thế khó xử.

Trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập không muốn có một cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ với Hoa Kỳ. Đối với ông, cần đảm bảo mọi thứ giúp Đại hội này được tổ chức thuận lợi và tái đắc cử thành công.

Mặc dù liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của giới hạn tư duy khi đối mặt với rủi ro, nhưng ông không muốn tạo ra những vấn đề không liên quan và ảnh hưởng đến Đại hội toàn quốc. Sự ổn định là chủ đề chính của Bắc Kinh trong giai đoạn này.

Sở dĩ ông Tập phải tỏ ra cứng rắn trước chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, một mặt là vì làm vậy sẽ không ảnh hưởng đến lòng người và dẫn đến một số thay đổi bất lợi trong Đại hội 20. Tuy nhiên, nếu xảy ra xích mích quân sự với quân đội Mỹ vì sự cứng rắn này, thì cũng sẽ ảnh hưởng đến Đại hội 20 và gây bất lợi cho việc tái đắc cử của ông.

Ông Joseph Bosco, cựu Giám đốc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Quốc, nói với VOA rằng nếu Trung Quốc tấn công máy bay của bà Pelosi, hoặc thực hiện các hành động mất kiểm soát khác, điều này sẽ gây ra một cuộc chiến thực sự và toàn diện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và sẽ rất tàn khốc đối với sự tồn vong của ông Tập Cận Bình, thậm chí cả với ĐCSTQ.

Ngày 27/7, khi ông Tập Cận Bình có bài phát biểu tại hội thảo dành cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và cấp bộ của ĐCSTQ, ông nói rằng Đại hội 20 của ĐCSTQ sẽ tuyên bố rõ ràng cần “giương cao ngọn cờ nào, đi con đường nào, với trạng thái tinh thần nào và tiến theo mục tiêu nào.”

Nhiều chuyên gia phân tích rằng bài phát biểu của ông Tập đã phát đi tín hiệu về việc ông sẽ tái đắc cử tại Đại hội lần này.

Ngày 1/8, tờ Wall Street Journal đưa tin, gần đây ông Tập Cận Bình đã tăng cường một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, kỷ niệm 10 năm cầm quyền. Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng nhiệt tình khen ngợi ông Tập.

Giới chức và truyền thông nhà nước ngày càng nhiều người ca ngợi ông là “nhà lãnh đạo của nhân dân”, một danh hiệu mà những người trong đảng cho rằng nó có thể được chính thức phong tặng tại Đại hội 20 nhằm củng cố địa vị chính trị gia vĩ đại nhất của ĐCSTQ, được xếp ngang hàng với Mao Trạch Đông.

Wall Street Journal tin rằng việc nâng đỡ thân tín và chiến dịch tuyên truyền này đã báo trước ông Tập Cận Bình sẵn sàng đưa thêm “tay chân” của mình vào hàng ngũ cao nhất của ĐCSTQ tại Đại hội 20.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

10 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago