Hôm thứ Năm (27/6), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cuối cùng đã đưa ra một quyết định quan trọng. Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 20, vốn đã bị hoãn lại suốt mùa thu năm ngoái, sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18/7. Cùng ngày, ĐCSTQ cũng công bố thông tin khai trừ đảng tịch và quân tịch đối với 2 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc, chấm dứt tư cách đại biểu Đại hội 20 của ĐCSTQ và chuyển cho tòa án quân sự xét xử.
Ông Lý Thượng Phúc và ông Ngụy Phượng Hòa đều bị cáo buộc vi phạm kỷ luật chính trị nghiêm trọng, trục lợi cá nhân và nhận số tiền khổng lồ. Ông Lý Thượng Phúc có liên quan đến nhận hối lộ và hối lộ, trong khi ông Ngụy Phượng Hòa chỉ liên quan đến nhận hối lộ, tuy nhiên liên hệ đến việc hai người họ là bộ trưởng Quốc phòng kế nhiệm nhau nên một số nhà phân tích nghi ngờ rằng ông Ngụy Phượng Hòa có thể đã nhận hối lộ từ ông Lý Thượng Phúc. Đánh giá về sự giống nhau trong kết quả xử lý, một số nhà phân tích chỉ ra rằng đây rõ ràng là vụ án nhóm tham nhũng.
Bộ Chính trị ĐCSTQ cáo buộc ông Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc “thân là cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng và quân đội”, nhưng ông Ngụy Phương Hòa “sụp đổ niềm tin, mất lòng trung thành”, còn ông Lý Thượng Phúc “vứt bỏ ý định, sứ mệnh ban đầu và đánh mất tinh thần, nguyên tắc của đảng”.
Ông Lý Thượng Phúc bị cáo buộc “làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường chính trị trong lĩnh vực thiết bị quân sự và bầu không khí trong ngành”, trong khi ông Ngụy Phượng Hòa bị cáo buộc “làm ô nhiễm nghiêm trọng hệ sinh thái chính trị của quân đội” cụ thể hơn, tập trung vào nhiệm kỳ của ông với tư cách là Bộ trưởng Bộ Trang bị Quân ủy Trung ương.
Cựu Bộ trưởng Bộ Trang bị vũ khí của ông, ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), hiện là Phó Chủ tịch Quân ủy, người được cho là có quan hệ gia đình với gia đình Tập, dường như vẫn bình an vô sự.
Cả 2 bộ trưởng Quốc phòng đều có kết cục thế này, có thể được coi là “thành quả to lớn” trong hơn 10 năm chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Hơn nữa, cả hai đều bị cáo buộc tham nhũng, “mất lòng trung thành” và các tội danh khác, họ bị khai trừ khỏi đảng tịch, quân tịch trong cùng ngày, và bị đưa ra công lý. Nhưng kết quả này đã đặt ra một loạt câu hỏi. Bởi kể từ khi ông Tập Cận Bình bắt đầu chống tham nhũng hơn chục năm trước, những thành quả như vậy là vô số kể.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Tổng Bí thư năm 2012, ông đã dùng vũ khí chống tham nhũng để thanh trừng một số lượng lớn quan chức trong đảng và quân đội. Hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã bị “ngã ngựa”, hiện tại hai bộ trưởng Quốc phòng cũng đã bị thanh trừng. Về phần các tướng cấp cao của Quân chủng cũng bị thanh trừng, lực lượng hỗ trợ chiến lược đã bị thu hồi số hiệu, và rất nhiều tướng lĩnh quân sự lớn nhỏ đã bị thanh trừng. Về vấn đề này, có rất nhiều nghi vấn trên mạng.
Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố quân đội phải chuẩn bị cho chiến tranh, nhưng tại sao quân đội Trung Quốc lại tham nhũng đến mức gây sốc như vậy? Ngay cả những cấp bậc cao như phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, thậm chí cả hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng được coi là tay chân của ông Tập cũng tham nhũng như vậy, liệu quân đội như thế còn có thể chiến đấu được không?
Có cư dân mạng cười và nói: Tuyên bố rằng “Lấy Đài Loan trong 3 ngày, tôi chỉ cười ha ha”.
Có cư dân mạng cho biết: “Nghĩ lại thì rủi ro ở eo biển Đài Loan chắc chắn đã giảm bớt.”
Ông Hạ Minh (Xia Ming), giáo sư khoa học chính trị tại Trung tâm Sau đại học của Đại học Thành phố New York, nhận xét: “Tập Cận Bình đã hạ bệ hai phó chủ tịch Quân ủy và hai bộ trưởng Quốc phòng. Nếu ông ấy vẫn có thể ngồi trên ngai vàng, thì một quân đội như vậy sẽ không còn cốt cách để chiến đấu.”
Có cư dân mạng chế nhạo: “Quan chức cấp cao tham nhũng, người trước nối tiếp người sau, anh dũng bất khuất khuất, đánh được một lão hổ, một lão hổ lớn lại xuất hiện, đánh được một nhóm thì nổi lên một đám, đúng là kỳ quan thiên hạ.”
Học giả Bắc Kinh Vinh Kiếm (Rong Jian) chỉ ra rằng hai bộ trưởng Quốc phòng đều là quan chức tham nhũng, chưa từng có trong lịch sử! Trấn áp tham nhũng trong quân đội hơn chục năm rồi, bắt 2 phó chủ tịch Quân ủy, 5 – 6 ủy viên Quân ủy, hàng chục thượng tướng, hàng trăm thiếu tướng và trung tướng, vẫn không ngăn được nạn tham nhũng cấp cao trong quân đội. Có hai điều không thể tin được. Thứ nhất, vì sao chống tham nhũng mà càng chống lại càng nhiều tham nhũng? Thứ hai, tại sao những quan chức cấp cao này lại mê mờ tiền bạc đến thế, tham đến mức cả 8 đời cũng không thể tiêu hết tiền để làm gì?
Bình luận trên X, tài khoản “Bình luận Chính trị Kinh tế Trung Nhật” cũng đặt ra câu hỏi tương tự: Khi hai bộ trưởng Quốc phòng liên tiếp gặp vấn đề, đó là vấn đề cá nhân hay vấn đề hệ thống? 10 năm trước có hàng trăm cán bộ cấp bộ bị điều tra, truy tố; nay có gần trăm cán bộ cấp cao bị điều tra, truy tố.
Ông Lâm Dĩnh Hữu (Ying Yu Lin), trợ lý giáo sư tại Viện Các vấn đề Chiến lược và Quốc tế tại Đại học Tamkang Đài Loan, đã phân tích điều này trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và nói rằng cả ông Ngụy Phượng Hòa và ông Lý Thượng Phúc đều là Bộ trưởng Quốc phòng được thăng chức sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, và tất cả họ đều có vấn đề tham nhũng nghiêm trọng mà không có ngoại lệ. Điều này cho thấy tham nhũng là vấn đề mang tính hệ thống của toàn thể Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ chứ không phải là vấn đề thuần túy cá nhân.
Nhà báo và là nhà bình luận chính trị nổi tiếng Nhật Bản Akio Yaita phân tích, việc thanh trừng vị tướng nổi tiếng nhất ông Tập Cận Bình cho thấy cuộc tranh giành quyền lực trong Quân đội Cộng sản Trung Quốc đã bước vào giai đoạn nóng bỏng. Dù ông Lý Thượng Phúc đã bị cách chức vào năm ngoái nhưng việc ông bị kỷ luật đảng và bị luật pháp nhà nước trừng phạt chỉ là vấn đề thời gian, nhưng việc cả hai bộ trưởng Quốc phòng liên tiếp bị đưa ra công lý cùng một lúc sẽ khiến tất cả các chỉ huy quân sự mất cảm giác an toàn.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời các nhà phân tích cho biết, hai cựu bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đã bị khai trừ khỏi đảng trong cùng một ngày, đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập ĐCSTQ. ĐCSTQ đặc biệt chọn công bố quyết định này ngay trước thềm Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu điều chỉnh nhân sự tại phiên họp toàn thể, thì còn cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ không nhẹ nay trong việc kiểm soát quân đội.
Ông Tập Cận Bình mới đây đã tổ chức hội nghị công tác chính trị toàn quân ở Diên An và đưa ra 10 điều rõ ràng nhất, trong đó có điều thu hút chú ý nhất là “cần rõ ràng rằng nòng súng phải luôn nằm trong tay những người trung thành và đáng tin của đảng”. Một số nhà phân tích cho rằng đây có thể là động cơ chính khiến ông Tập Cận Bình liên tục thanh trừng quân đội, yêu cầu tuyệt đối về lòng trung thành.
Ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư ĐCSTQ hơn 10 năm, sau khi lên nắm quyền không lâu, ông bắt đầu chỉnh đốn quân đội và loại bỏ nhiều tướng lĩnh quân sự quan trọng được thăng chức trong thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, thậm chí có nhiều người còn bị đưa vào tù. Sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình vẫn liên tục thanh trừng các tướng lĩnh quân đội phe Tập. Điều mà thế giới bên ngoài luôn không thể tưởng tượng được là vì sao ông Tập Cận Bình vẫn muốn làm như vậy?
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…