Ông Jack Ma tại Thái Lan năm 2018 (Ảnh: SPhotograph / Shutterstock)
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đất nước “tuân thủ chế độ sở hữu toàn dân về kinh tế”, và hy vọng các doanh nghiệp tư nhân sẽ “làm giàu trước rồi mới thúc đẩy thịnh vượng chung”. Ông Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, cũng tham dự cuộc họp nhưng tên của ông bị xóa khỏi kênh truyền thông của đảng.
Các nhà phân tích tin rằng “bí mật” được tiết lộ trong bài phát biểu của Tập Cận Bình cho thấy, ông vẫn là “thuốc độc phòng vé” của cải cách và mở cửa. Ông Tập lợi dụng Jack Ma nhưng không cho ông ấy nói, truyền thông của đảng cũng không đề cập đến tên Jack Ma. Thực chất đây là một sự sỉ nhục đối với vị tỷ phú này.
Theo các báo cáo trên kênh truyền thông của ĐCSTQ, ông Tập đã có bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân ở Bắc Kinh hôm 17/2. Ông Vương Hỗ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, kiêm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, chủ trì hội nghị.
Tại cuộc họp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Những nguyên tắc và chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa vào chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Chúng sẽ được duy trì và thực hiện một cách nhất quán. Chúng không thể và sẽ không thay đổi… Hy vọng rằng phần lớn các doanh nghiệp tư nhân sẽ có tham vọng phục vụ đất nước, tập trung phát triển, tuân thủ pháp luật, hoạt động tốt, và làm giàu trước rồi mới thúc đẩy thịnh vượng chung…”
Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh, trên cơ sở kiên trì giữ vững kinh tế công, đảng và nhà nước hỗ trợ, chỉ đạo phát triển kinh tế ngoài công lập, bảo đảm mọi loại hình kinh tế sở hữu đều được tham gia bình đẳng vào cạnh tranh thị trường theo pháp luật.
Reuters đưa tin hôm 17/2, rằng mặc dù nhà sáng lập Alibaba Jack Ma đã tham dự cuộc họp, nhưng tên của ông không được nhắc đến trong các báo cáo của truyền thông Chính phủ Trung Quốc.
Truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng báo cáo ban đầu có liệt kê tên của một số doanh nhân tham dự cuộc họp, nhưng sau đó đã bị xóa. Phiên bản công khai cuối cùng chỉ giữ lại tên của một số doanh nhân, ông Jack Ma hoàn toàn bị bỏ qua.
Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), một nhà bình luận chính trị sống tại Hoa Kỳ, tin rằng ông Tập Cận Bình muốn lợi dụng Jack Ma, và giả vờ phục hồi danh dự cho ông ấy, bằng cách yêu cầu Jack Ma xuất hiện trong cuộc họp. Ông ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tham dự.
“Sau khi đến đó, ông ấy không được phép phát biểu. Tên của ông ấy không xuất hiện trong các báo cáo của truyền thông và báo chí đảng. Họ thậm chí không nhắc tới ông ấy, Jack Ma dường như không tồn tại. Vì vậy, từ một góc độ khác, đây cũng là một sự sỉ nhục.” Người đáng bị khinh thường là ông Tập Cận Bình. Ông Tập đã phạm phải những tội ác và sai lầm nghiêm trọng, nhưng ông ấy vẫn muốn khinh thường người khác. “Vì vậy, chính trị Trung Quốc thật nực cười. Nền kinh tế Trung Quốc cũng chắc chắn là vô cùng nực cười, đây là điều chắc chắn,” ông Trần nói.
Người ta thường tin rằng việc ông Tập Cận Bình triệu tập hội nghị chuyên đề này cho thấy, “nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức”, rằng ông Tập đã hết lựa chọn và không thể đưa ra phương án cứu vãn nền kinh tế.
Ông Hoàng Phủ Tĩnh, nhà bình luận kiêm thành viên của Liên minh Giá trị Úc, nói với Đài Á Châu Tự do rằng 4 năm trước, ông Tập Cận Bình đã sử dụng khẩu hiệu “Thịnh vượng chung” để cắt giảm lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân, khiến một lượng lớn doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng lụi tàn.
Khi nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái, ĐCSTQ một lần nữa yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân tìm ra lối thoát.
Ông Hoàng Phủ Tĩnh nói: “4 năm trước, sau khi hô khẩu hiệu thịnh vượng chung, ông Tập Cận Bình đã công khai cướp bóc các doanh nghiệp tư nhân, khiến một lượng lớn doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc co lại nhanh chóng. Các doanh nhân tư nhân đã cống nạp cho ĐCSTQ, để cầu xin một lối thoát, và toàn bộ doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đều rơi vào cảnh trì trệ.
Hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân hôm nay là sự lặp lại những thủ đoạn cũ của ĐCSTQ vì tuyệt vọng. Một lần nữa, họ muốn lợi dụng các doanh nghiệp tư nhân, để đưa ĐCSTQ thoát khỏi khó khăn của nền kinh tế. Điều này cũng chứng minh rằng ông Tập Cận Bình không có ‘đơn thuốc’ để giải cứu nền kinh tế. Đây cũng là một màn trình diễn khác của chính sách kinh tế tư nhân của ĐCSTQ trong 75 năm kể từ khi cướp chính quyền.”
Nhà bình luận Đường Tịnh Nguyên tin rằng việc ông Tập Cận Bình tổ chức hội nghị chuyên đề này cho thấy, ông không còn lựa chọn nào khác nên phải chào đón Jack Ma, người mà ông từng vứt bỏ.
Theo một cách nào đó, cách tiếp cận này ngầm minh oan cho Jack Ma. Đây là hoạt động thường lệ của ĐCSTQ, dùng nắm đấm sắt đánh bạn, tức là đảng luôn đúng, sau đó lại khôi phục danh dự cho bạn, thể hiện sự sáng suốt của đảng. Dù sao thì ‘thả quỷ hay bắt ma’ đều là đảng.
Ông Trần Phá Không cho biết, ông Tập Cận Bình đã giả vờ có bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp. “Từ bài phát biểu của ông ấy, có thể thấy rằng ông ấy vẫn là ‘thuốc độc phòng vé’ của cải cách và mở cửa.”
Tập muốn nói rằng ông ấy đã đàn áp cải cách và mở cửa trong quá khứ, nhưng hiện giờ với sự phản đối của các nhà lãnh đạo trong và ngoài nước và đảng, ông ấy có thể quay lại với cải cách và mở cửa. “Ông ấy đã miễn cưỡng đáp lại. Bài phát biểu của ông tiết lộ bí mật và gốc rễ của chủ nghĩa cực tả đã bén rễ trong suy nghĩ của ông.”
Ông Trần Phá Không chỉ ra rằng một trong những điểm chính trong bài phát biểu của ông Tập là “hy vọng rằng phần lớn các doanh nghiệp tư sẽ có tham vọng phục vụ đất nước, tập trung phát triển, tuân thủ pháp luật, hoạt động tốt, và làm giàu trước rồi mới thúc đẩy thịnh vượng chung…” Câu này chứa đựng nội dung cực kỳ thiên tả.
“Tuân thủ luật pháp và điều hành doanh nghiệp tốt có nghĩa là gì? Luật pháp của ĐCSTQ được giải thích tùy theo nhu cầu của đảng. Hôm nay đảng nói bạn đang tuân thủ luật pháp, ngày mai họ lại nói bạn đang vi phạm luật pháp.
Hôm nay bạn là khách, ngày mai bạn là tù nhân, tùy thuộc vào cách giải thích của đảng. Một thời gian trước, đảng nói rằng sẽ đàn áp sự bành trướng hỗn loạn của tư bản, và bây giờ đảng nói rằng họ muốn cho bạn một sự đảm bảo.”
Trong thể chế mafia của Trung Quốc, họ không thể làm giàu bằng cách tuân thủ luật pháp, và họ cũng không thể tuân thủ luật pháp khi giàu có. Không có doanh nhân nào có thể thực sự tuân thủ luật pháp. Nếu tuân thủ luật pháp, họ không thể trở nên giàu có. Họ phải tìm ra kẽ hở, tìm kiếm những vùng xám và lách luật.
Ông Trần Phá Không phân tích, ông Tập Cận Bình nói “làm giàu trước rồi mới thúc đẩy thịnh vượng chung”. Làm giàu trước là lời Đặng Tiểu Bình nói, nhất định phải để một số ít người làm giàu trước. “Tuy nhiên, khái niệm thịnh vượng chung của Tập Cận Bình là một ý tưởng cực tả do ông Tập thúc đẩy. Thứ gọi là thịnh vượng chung chính là nghèo đói chung.
Nghĩa là, trước tiên bạn làm giàu, sau đó phân phối của cải. Phân phối cho ai? Trên bề mặt, nó được phân phối cho người dân, nhưng thực ra là không. Thay vào đó, nó được nộp vào kho bạc quốc gia hoặc kho bạc của đảng. Đây là kết quả của việc đàn áp các doanh nghiệp tư nhân trong những năm gần đây.”
Jack Ma đã kiếm được một khoản tiền lớn, nhưng ông muốn rút cổ phần của mình từ 50% xuống còn 6%. Ông cũng từ bỏ chức chủ tịch hội đồng quản trị, thậm chí không có quyền đại diện cho công ty.
Jack Ma trở nên giàu có, nhưng cuối cùng lại từ bỏ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Sau đó Đảng ủy được phép bước vào doanh nghiệp. “Vì vậy, chia sẻ thịnh vượng không có nghĩa là chia sẻ thịnh vượng với người dân.”
Ông Tập Cận Bình đề cập rằng: “Những nguyên tắc và chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa vào chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Chúng sẽ được duy trì và thực hiện một cách nhất quán. Chúng không thể và sẽ không thay đổi.”
Ông Trần Phá Không chỉ ra rằng ngay cả tuyên bố “một quốc gia, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình đối với Hồng Kông cũng đã bị ông Tập Cận Bình thay đổi. Thì lời nói của ông Tập có còn đáng tin? Vì vậy, mọi người có thể thấy những gì ông Tập nói rất nực cười, đặc biệt là ông Jack Ma, người còn thấy điều này càng nực cười hơn.
Trên một kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài, nhà bình luận Chung Nguyên viết, bản thân tuyên bố này như thể “lạy ông tôi ở bụi này”. ĐCSTQ liên tục đặt ra các hạn chế đối với các doanh nghiệp tư nhân, thường xuyên can thiệp trực tiếp hoặc tịch thu họ dưới các hình thức trá hình, khiến nhiều doanh nhân tư nhân phải chạy trốn khỏi Trung Quốc.
Những người ở lại đã run rẩy trong sợ hãi, sợ rằng một ngày nào đó con dao đồ tể của ĐCSTQ sẽ giáng xuống đầu họ.
Đến thời điểm này, ĐCSTQ thấy rằng nền kinh tế không thể cứu vãn được nữa, nên cố gắng tiếp tục lừa dối các doanh nghiệp tư nhân, khiến họ làm việc để bảo vệ ĐCSTQ, nhằm duy trì tính hợp pháp cho sự cai trị của đảng.
Ông Vương Hỗ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ, kiêm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, chủ trì hội nghị.
Ông phát biểu tại cuộc họp, rằng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình “có ý tưởng cao cả, tư tưởng sâu sắc, lập luận sắc sảo và hàm ý phong phú. Chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng và kiên quyết thực hiện.“
Ông Trần Phá Không nói trên thực tế, mấy năm trước khi ông Tập Cận Bình trấn áp doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp doanh nghiệp tư nhân, trấn áp tình trạng mở rộng tư bản hỗn loạn, quét sạch ngành giáo dục đào tạo, quét sạch ngành công nghệ cao. Ông Vương Hỗ Ninh cũng nói như vậy.
Điều này cho thấy bất kể ông Tập Cận Bình nói gì, ông Vương Hỗ Ninh cũng sẽ khen ngợi ông ấy. “Trên thực tế, ông Vương Hỗ Ninh và những người khác đều biết rằng ông Tập Cận Bình đã phạm phải những sai lầm và tội ác lớn, khiến nền kinh tế Trung Quốc không thể phục hồi.
Chỉ là ông Tập Cận Bình không quan tâm đến kinh tế hay sinh kế của người dân. Ông ấy quan tâm đến quyền lực trong tay mình. Ông ấy không quan tâm đến kinh tế hay sinh kế của người dân, mà là chính trị. Vì vậy, họ cũng không thể làm gì.”
Ông Trần Phá Không tin rằng mặc dù ông Tập Cận Bình đã tổ chức một hội nghị chuyên đề trên bề mặt, nhưng không thể giành lại được đầu tư nước ngoài, sự nhiệt tình của các doanh nhân tư nhân, cũng như không thể điều chỉnh nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Chung Nguyên chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang cố gắng xua tan sự bi quan. Nhưng những khó khăn mà cả doanh nghiệp tư nhân và toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt không phải là “cục bộ… tạm thời”, mà thực sự là “không thể giải quyết”.
Chừng nào ĐCSTQ còn bảo vệ đảng, còn nắm quyền, thì tất cả những điều này vẫn sẽ tiếp tục là “không thể giải quyết”. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ chỉ thấy hoàn cảnh ngày càng khó khăn hơn.
Ông Hoàng Phủ Tĩnh cũng cho biết, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình một lần nữa cho thấy, ĐCSTQ đã nắm chặt doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế tư nhân trong tay mình. Ngay cả khi các doanh nhân Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với ĐCSTQ, họ cũng không thể cứu vãn được cuộc khủng hoảng kinh tế này.
Lý Tịnh Dao / Vision Times
Tổ chức nghiên cứu RAND đã công bố 3 báo cáo mới nhất về tình…
Chuyến lưu diễn toàn cầu của Shen Yun bị đe dọa trong vài tuần qua
The Economist đã công bố tin cho biết, 70 nước trên thế giới công khai…
Mới đây, trên mạng có người cho biết về độ tuổi hỏa táng gây sốc…
Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu…
Hải Phòng dự kiến chi hơn 6.000 tỷ đồng và Hải Dương chi 158 tỷ…