Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân sợ ai nhất? Chính là ông Kiều Thạch – nguyên lão của ĐCSTQ. Tương truyền rằng chỉ cần ông Kiều Thạch có mặt, thì Giang Trạch Dân sẽ rất lo lắng, như gà mắc tóc. Khi không có, Giang sẽ trở nên khá thoải mái, thậm chí có thể hát bất kể dịp nào.
Mối quan hệ không tốt giữa hai ông Kiều Thạch và Giang Trạch Dân luôn được những người theo dõi tình hình chính trị Trung Quốc bàn tán. Giang Trạch Dân sợ ông Kiều Thạch đến mức nào? Điều này được mô tả trong một bài viết của Vu Thạch Bình.
Bài viết cho biết, sau khi Giang nhậm chức Tổng bí thư, ông Kiều Thạch luôn khẳng định phong cách độc lập của mình. Điều này càng được bộc lộ đầy đủ hơn trong một số cuộc họp của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Một số thành viên Bộ Chính trị cảm thấy rõ ràng rằng ông Kiều Thạch đã khiến Giang cảm thấy không thoải mái.
Bài viết mô tả rằng khi ông Kiều Thạch có mặt, Giang Trạch Dân luôn tỏ ra lo lắng và không thể nói chuyện thoải mái. Giang dường như bị ông Kiều áp chế trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, thậm chí không dám nói đùa. Khi ông Kiều Thạch không có mặt, thì Giang không chỉ nói đùa mà đôi khi còn hát.
Kiều Thạch cho Giang Trạch Dân “quả bom hẹn giờ” trước khi rời đi
Trong giới Bắc Kinh có câu nói “Giang rụng Thạch xuất”, thể hiện việc người dân mong muốn Giang Trạch Dân từ chức và để ông Kiều Thạch lên thay. Tin đồn rằng hai người có mối quan hệ không tốt đã được biết đến rộng rãi.
Có 3 lý do dẫn đến tin đồn. Thứ nhất, Giang ép Kiều Thạch từ chức vì tuổi tác trước Đại hội toàn quốc lần thứ 15 năm 1998. Thứ 2, ông Kiều Thạch là thành viên Thường vụ duy nhất dám đập bàn, cãi nhau với Giang.
Thứ 3 là bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du miền Nam năm 1992. Vì thái độ của Giang ngay từ đầu không rõ ràng, nên Đặng không hài lòng và bắt đầu để mắt tới ông Kiều Thạch. Điều này khiến Giang khá bất mãn.
Bị buộc phải rút lui trước kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, ông Kiều Thạch đã thả “một quả bom hẹn giờ” cho Giang trước khi rời đi.
Trước khi nghỉ hưu, ông Kiều đã công khai tin rằng ông Hồ Cẩm Đào là nòng cốt của thế hệ thứ 4, là sự dàn xếp chiến lược do ông Đặng Tiểu Bình và các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương cùng các Ủy viên Bộ Chính trị thực hiện. Trong quá trình đó, ý kiến, đề xuất của những người ngoài đảng cũng được trưng cầu và lắng nghe, từ đó hình thành các nghị quyết của tổ chức.
Trong nhiều dịp khác nhau, các ông như Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn, Vạn Lý và những người khác tiết lộ, ông Đặng Tiểu Bình và các thành viên Thường vụ Bộ Chính trị đã đưa ông Hồ Cẩm Đào vào làm nòng cốt của ban lãnh đạo thế hệ thứ 4. Điều này đã được Bộ Chính trị phê duyệt và là hợp pháp.
Rõ ràng, mục đích của họ khi tiết lộ câu chuyện nội bộ này là để thể hiện tính hợp pháp của việc này với đảng, và để giải thích rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm lật ngược nghị quyết này đều là bất hợp pháp.
Nếu Giang Trạch Dân muốn phế truất Hồ Cẩm Đào, thì chẳng khác nào phản bội “ý chỉ” của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Giang lấy tuổi 70 làm cái cớ để buộc Kiều Thạch từ chức, nhưng ông Kiều cũng đề xuất thiết lập một bộ quy định về việc “nghỉ hưu ở tuổi 70”, yêu cầu Giang chuyển giao quyền lực cho Hồ Cẩm Đào sau một nhiệm kỳ nữa.
Kiều Thạch ủng hộ Pháp Luân Công
Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân“ ghi lại việc khi Giang đề xuất đàn áp Pháp Luân Công tại Thường vụ Bộ Chính trị, cả 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ngoại trừ Giang, đều bày tỏ sự phản đối rõ ràng.
Ông Chu Dung Cơ nói: “Các học viên Pháp Luân Công hầu hết là người trung niên và người già, đa số là phụ nữ. Mong muốn lớn nhất của họ là giữ gìn sức khỏe. Một học viên Pháp Luân Công nói:
‘Bây giờ nơi làm việc không hoàn trả chi phí y tế cho bệnh tật, nhưng Pháp Luân Công có thể giữ gìn sức khoẻ, có gì không tốt? Hơn nữa, rất nhiều công nhân bị sa thải. Pháp Luân Công có thể nâng cao phẩm chất đạo đức. Quần chúng không bao giờ gây rối, còn tiên tiến hơn cả những hình mẫu tiên tiến. Vì sao Chính phủ không ủng hộ một hoạt động tốt như vậy?’
Vì vậy, tôi nghĩ thật không công bằng khi nói rằng những người này có ý đồ chính trị. Ngoài ra, chúng ta không thể giải quyết các vấn đề về tư tưởng bằng cách khuấy động các phong trào. Điều này không có ích cho tiền đề chính của việc xây dựng kinh tế, càng không có lợi cho hình ảnh đất nước mở cửa với thế giới bên ngoài.
Nếu Pháp Luân Công có những phần tử có hại thì chúng ta phải xử lý, còn những người tập luyện bình thường thì cứ để họ luyện!”
Lúc đó, Giang Trạch Dân đột nhiên đứng dậy, chỉ vào mặt Chu Dung Cơ và hét lên: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Vong Đảng vong quốc! Tôi rất đau lòng khi các đồng chí của chúng ta có sự nhạy bén chính trị thấp như vậy. Nếu vấn đề Pháp Luân Công không được giải quyết càng sớm càng tốt, ắt sẽ phạm phải sai lầm lịch sử!”
Trong suốt cuộc họp của Bộ Chính trị, Giang vừa nhảy cẫng lên vừa la hét muốn vỡ phổi. Nhìn thấy Giang như vậy, các thành viên khác trong Thường vụ đều im lặng.
Kỳ thực, Giang Trạch Dân còn có một lý do ngầm khác, đó là do ông Kiều Thạch ủng hộ Pháp Luân Công.
Ông Kiều Thạch đã tiết lộ cho thế giới biết về chuyện ông Đặng Tiểu Bình chỉ định ông Hồ Cẩm Đào làm nòng cốt của thế hệ lãnh đạo thứ 4, đồng nghĩa với việc Giang sẽ phải nghỉ hưu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 16, và chỉ có thể nhường ngôi cho Hồ Cẩm Đào. Chỉ vì lý do này, Giang sẽ phản đối bất cứ điều gì ông Kiều Thạch ủng hộ.
Vì ông Kiều Thạch ủng hộ Pháp Luân Công, nên Giang mới nhất quyết đàn áp, dồn họ vào chỗ chết. Năm 1998, ông Kiều Thạch đã tổ chức một cuộc điều tra, nghiên cứu toàn diện về Pháp Luân Công, ông kết luận rằng “Pháp Luân Công có hàng trăm lợi ích và không có hại cho đất nước và nhân dân”, sau đó đệ trình lên Bộ Chính trị.
Ông cũng đặc biệt đề cập đến lời cổ huấn “kẻ thắng được lòng dân sẽ thắng được thiên hạ, đánh mất lòng dân sẽ đánh mất thiên hạ“. Giang Trạch Dân vô cùng bất mãn, viện lý do viết mơ hồ, khó hiểu, và chuyển báo cáo cho La Cán. La Cán hiểu rõ điều này và lấy cớ “Pháp Luân Công có bối cảnh chính trị nước ngoài” để liên tục gây rối và vu khống Pháp Luân Công.
Ngoài ra, ông Lý Thuỵ Hoàn cũng rất phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công. Trong nhiều trường hợp, ông đã bày tỏ sự bất bình trước việc làm tổn hại đến những người vô tội. Tuy nhiên, ông không có sự bảo đảm của tổ chức, lại ở vị thế là chủ tịch danh nghĩa, nên dám nói, nhưng lời nói không có trọng lượng.
Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân – cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ – đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. |
Bình Minh (t/h)
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…
“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…
Liên quan đến vụ án sát hại CEO Brian Thompson của UnitedHealthcare tại Mỹ, hôm…
Ông Trump đã đệ đơn kiện tờ Des Moines Register của Iowa và tổ chức…
Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang nằm trong top 5 đồng bằng dễ bị…
Loạt bài này đi sâu vào nghiên cứu của các bác sĩ y khoa nổi…