Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, những động thái mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như cho thấy họ coi việc ổn định đầu tư nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu, trong khi giới chuyên gia chỉ ra bài toán nan giải của nền kinh tế Trung Quốc là nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Tuần trước, ĐCSTQ đã liên tiếp tổ chức 3 hội nghị quốc tế lớn: Diễn đàn Phát triển Trung Quốc – sự kiện mang tính bước ngoặt đầu tiên của “Đầu tư vào Trung Quốc”, Diễn đàn Châu Á Bác Ngao, và trải thảm đỏ ở Bắc Kinh đón các CEO công ty nước ngoài – một nỗ lực được cho là để xoa dịu ngăn chặn việc rút vốn nước ngoài.
Tuy nhiên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài cho biết họ đang “mệt mỏi với lời hứa” (promise fatigue) từ Bắc Kinh.
Những số liệu cho thấy, từ năm 2017 đến nay, chứng khoán Trung Quốc đã suy giảm đáng kể so với S&P 500, vài năm qua khi bong bóng bất động sản Trung Quốc bùng nổ thì khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng. Theo tạp chí Fortune, so với đỉnh cao vào năm 2021 thì vào năm 2023 giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu niêm yết tại Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông đã mất hơn 6000 tỷ USD.
Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh đã thực hiện một loạt biện pháp với hy vọng thúc đẩy thị trường và ngăn chặn dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Trung Quốc. Nhưng khi khủng hoảng bất động sản lan rộng, số thanh niên thất nghiệp kỷ lục và nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát… thì không chỉ nước ngoài mà các nhà đầu tư trong nước cũng mất niềm tin vào các chính sách kinh tế.
Tuy nhiên tại cuộc họp Nhân đại của ĐCSTQ vào đầu tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng trưởng 5% của Chính phủ cho năm 2024, nhưng lại không cho biết làm thế nào để đạt mục tiêu đó.
Giới đầu tư có thể thất vọng vì nhà chức trách không công bố kế hoạch tăng chi tiêu chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế và thị trường bất động sản. Nhưng thực tế vào năm 2023 tỷ lệ nợ trên tổng GDP của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 288%, việc tăng thêm chi tiêu bất chấp tăng nợ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng kém hiệu quả của nền kinh tế vì nước này đã đạt đến mức tắc nghẽn nợ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc phải ưu tiên giải quyết vấn đề nguồn tiền tiết kiệm dư thừa khổng lồ và kích thích tiêu dùng trong nước. Do mức tiêu dùng của Trung Quốc chiếm chưa đến 40% GDP nên không chỉ thấp hơn nhiều so với các nước OECD kinh tế phát triển mà còn ở mức tiêu dùng thấp ngay cả đối với nước đang phát triển.
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình ngay sau Diễn đàn Phát triển Trung Quốc đã gặp 15 lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, cố gắng trấn an họ rằng nền kinh tế Trung Quốc “khỏe mạnh và bền vững”, thị trường Trung Quốc vẫn quan trọng đối với các công ty nước ngoài. Ông Tập cũng cố gắng trấn an các công ty nước ngoài rằng sự phát triển của Trung Quốc sẽ không “vì thấy đỉnh mà đạt đỉnh”.
Nhưng Reuters đưa tin, nhiều CEO nước ngoài có chung thái độ thận trọng khi rời Trung Quốc, tức là rủi ro khi mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc vẫn lớn hơn lợi ích thu được.
Lối vào trung tâm mua sắm Vanke ở Thượng Hải vào ngày 15/3/2024. (Ảnh: HECTOR RETAMAL/AFP qua Getty Images)
Một cuộc khảo sát gần đây do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện, đã ghi nhận lo ngại ngày càng tăng của người dân Trung Quốc. Cuộc khảo sát cho thấy 15% hộ gia đình Trung Quốc bị giảm thu nhập kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, khoảng 43% số người được hỏi cảm thấy công việc của họ không an toàn, 60% hộ gia đình được khảo sát cho biết phải ưu tiên tiết kiệm hơn tiêu dùng.
Theo Cục Dự trữ Liên bang New York, trong 10 năm trước khi dịch COVID-19 bùng phát, các hộ gia đình Trung Quốc vay trung bình hơn 25% mỗi năm, chủ yếu để mua bất động sản – cách đầu tư ưu tiên của người Trung Quốc, chiếm khoảng 2/3 tài sản hộ gia đình, có hơn 80% số gia đình sở hữu nhà.
Những vấn đề trong ngành bất động sản Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin tiêu dùng. Từ góc độ vĩ mô, vấn đề tiết kiệm quá mức và giảm tiêu dùng của Trung Quốc đã trở nên là vấn đề hóc búa.
Người phụ trách chuyên mục của Financial Times (Anh) là Martin Wolf dựa theo dữ liệu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, tiền tiết kiệm của Trung Quốc vào năm 2023 chiếm 28% tổng lượng tiết kiệm toàn cầu, trong khi hai nền kinh tế lớn nhất Mỹ và Liên minh Châu Âu cộng lại chỉ chiếm 33%. Ông phân tích rằng, nếu tỷ lệ tiêu dùng trong nước của Trung Quốc trên GDP không tăng và tình trạng mất cân đối ngân sách không được cải thiện, thì chỉ còn 2 lựa chọn đối với lỗ hổng giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước của Trung Quốc: Hoặc nguồn vốn nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, hoặc thông qua đầu tư Trung Quốc tăng cường xuất khẩu đến các khu vực khác trên thế giới.
Trong bối cảnh giá nhà đất giảm mạnh mà không thấy hy vọng phục hồi thị trường nhà đất, khiến niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Liệu ĐCSTQ có cách nào để xây dựng lại niềm tin?
Trên tờ Capitol Hill, chuyên gia tư vấn kinh tế Nicholas Sargen tại Fort Washington Investment cho rằng Trung Quốc khó đạt được mục tiêu tái thiết. Thứ nhất, bất cứ khi nào niềm tin sụp đổ, chắc chắn phải mất một thời gian đáng kể để xây dựng lại niềm tin. Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần thất bại trong việc áp dụng các chính sách nhằm chuyển đổi mô hình phát triển của Trung Quốc: từ trụ cột dựa vào xuất khẩu và đầu tư sang trụ cột dựa vào tiêu dùng nội địa. Sargen viết: “Hơn nữa, Bắc Kinh hiện không có ý định làm như vậy vì họ đặt các ưu tiên chính trị lên trên các mục tiêu kinh tế. Trong tình trạng này, những nỗ lực của chính quyền nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán và bất động sản Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức”.
Chuyên gia Daniel H. Rosen và đối tác Logan Wright đồng sáng lập công ty tư vấn Rhodium Group (Mỹ) cũng chỉ ra, Trung Quốc trong hai năm qua không những không tăng được tiêu dùng trong nước mà còn thậm chí không thể bán được sản phẩm cho người mua trong nước, các công ty Trung Quốc đang xuất khẩu ra nước ngoài hàng dư thừa của họ.
Cả Daniel H. Rosen và Logan Wright cùng là chuyên gia kỳ cựu theo dõi các vấn đề kinh tế của Trung Quốc. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Foreign Affairs. Họ cho biết: “Bắc Kinh rất khó thực hiện được những chính sách cơ bản cần thiết đảm bảo nhu cầu tăng trưởng kinh tế 3% hoặc 4%”; “Bắc Kinh không chỉ tỏ ra không muốn giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế trong nước mà còn thiếu khả năng để làm điều đó. Điều này đặc biệt đáng lo ngại”.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…