Liên minh quốc tế chống ĐCSTQ công bố báo cáo về Tây Tạng

Một báo cáo do Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia IPAC công bố ngày 22/9 cho biết Tây Tạng từ lâu đã tồn tại một “hệ thống lao động cưỡng bức”, với hơn 500.000 công nhân bị cưỡng bức giam giữ, xâm nhập giám sát và quân sự hóa thực thi pháp luật, cũng như các hình phạt nghiêm khắc đối với những người không đáp ứng hạn ngạch chuyển đổi lao động. Nhiều nghị viên kêu gọi chính phủ các nước khởi xướng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức có liên quan của Đảng Cống sản Trung Quốc (ĐCSTQ) theo Đạo luật Magnitsky.

Lính Trung Quốc tuần tra trên đường phố ở Lhasa, Tây Tạng (Ảnh: Mo Wu / Shutterstock).

Báo cáo do chuyên gia tư vấn, học giả người dân tộc thiểu số Adrian Zenz viết, gợi nhớ đến việc đào tạo nghề bắt buộc và chuyển dịch lao động quy mô lớn do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện ở Tân Cương.

“Sau khi kế hoạch ‘Đào tạo nghề nghiệp’ của Tân Cương được phơi bày, đã khiến cho toàn cầu kháng nghị mạnh mẽ. Báo cáo này cho thấy các nhà lãnh đạo hiện tại của ĐCSTQ vẫn từ chối tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản, phớt lờ những lời chỉ trích từ Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế.” báo cáo viết.

Báo cáo này là bằng chứng mới nhất về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Tây Tạng. Trong nhiều thập kỷ qua, tình hình tự do tôn giáo, đàn áp chính trị có hệ thống và cưỡng bức đồng hóa văn hóa đối với người Tây Tạng đang ngày càng xấu đi.

58 thành viên của IPAC đã ký một tuyên bố về bản báo cáo này, lên án hệ thống lao động cưỡng bức ở Tây Tạng và kêu gọi ĐCSTQ ngừng ngay lập tức các hành động tàn bạo.

Tuyên bố kêu gọi chính phủ 18 nước tham gia liên minh cần lập tức có hành động, bao gồm:

– Thực thi chế tài theo Luật Magnitsky đối với những người chịu trách nhiệm liên quan;

– Khẩn cấp điều chỉnh kiến nghị rủi ro đối với doanh nghiệp của nước mình nếu sản phẩm họ thu mua có liên quan đến Tây Tạng và kế hoạch cưỡng bức lao động khác.

– Cần phải yêu cầu đi vào Tây Tạng, tiến hành điều tra quốc tế độc lập về tình hình người Tây Tạng;

– Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cần thiết lập một báo cáo viên đặc biệt, để điều tra về cưỡng bức lao động và bức hại chủng tộc của Trung Quốc (ĐCSTQ).

Kiến nghị và kêu gọi của  Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia

Vào ngày 5/6/2020, 18 nghị viên từ 8 quốc gia bao gồm Mỹ, Châu Âu, Anh, Nhật Bản và Úc đã thành lập “Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về Chính sách Trung Quốc” (IPAC) đặc biệt để ứng phó với chế độ Cộng sản Trung Quốc, và tuyên bố rằng họ sẽ thông qua một chiến lược tập thể để “có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc”. Các thành viên liên minh đến từ các nghị sĩ đa đảng từ Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu và các quốc gia khác. Liên minh quốc tế “chống ĐCSTQ” này tuyên bố rằng Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đặt ra thách thức toàn cầu, trong tương lai sẽ tập trung vào việc ra quyết sách trong 5 lĩnh vực liên quan đến Trung Quốc. Trong đó có các vấn đề về duy trì các quy tắc và trật tự quốc tế, bảo vệ quyền con người, thúc đẩy thương mại công bằng, phát triển các chiến lược an ninh bổ sung và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn quốc gia.

Từ khi thành lập đến nay IPAC đã nhanh chóng tăng thêm hơn 100 thành viên đến từ 18 quốc gia.

Vào ngày 29/6, IPAC đã ra một tuyên bố nói rằng Tân Cương đã “giam giữ hàng loạt, tẩy não, giam giữ ngoài quy định pháp luật, giám sát xâm hại, lao động cưỡng bức, phá hủy các địa điểm văn hóa Duy Ngô Nhĩ (bao gồm cả nghĩa trang) và các hình thức ngược đãi khác”. Tổ chức này cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc có một “cuộc điều tra quốc tế, công chính và độc lập” về tình hình Tân Cương.

Sau khi thực hiện Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông vào ngày 1/7, để ngăn chặn việc dẫn độ các nhà hoạt động dân chủ sang Hồng Kông, các thành viên IPAC từ Úc, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức và các nước khác đã tích cực tìm cách “chấm dứt hiệp ước dẫn độ” từ chính phủ của họ. Hiện một số nước và Canada đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông. Ngoại trưởng Canada François-Philippe Champagne tuyên bố rằng điều này sẽ giúp “bảo vệ nhân quyền và pháp quyền trên toàn thế giới.”

Ngày 20/7, nhân kỷ niệm 21 năm cuộc đàn áp các nhóm người tập Pháp Luân Công, IPAC đã ra tuyên bố ủng hộ Pháp Luân Công và tất cả các nhân vật tôn giáo khác bị đàn áp dưới chế độ của ĐCSTQ. Đồng thời, kêu gọi thế giới ngăn chặn cuộc đàn áp, đưa kẻ ác ra trước công lý và truy cứu trách nhiệm.

Ngày 8/9, IPAC một lần nữa lên án mạnh mẽ Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, cho rằng nó gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của 7 triệu người Hồng Kông. Đồng thời, IPAC cũng kêu gọi các đồng minh xem xét và điều chỉnh quan hệ của họ với ĐCSTQ, chẳng hạn như giảm sự phụ thuộc chiến lược của họ vào Trung Quốc; cung cấp sự bảo vệ cho những người Hồng Kông bị bức hại; yêu cầu Liên Hiệp Quốc cử các đặc phái viên đến kiểm tra và báo cáo về Hồng Kông.

Tiêu Nhiên

Xem thêm:

MỜI NGHE PODCAST: Nhà văn Anh: Không thể tiếp tục làm ngơ trước tội ác thu hoạch tạng

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

35 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago