Lũ lụt lớn tại TQ: Truyền thông Đại lục im lặng hoặc chỉ đưa tin qua loa

Gần đây, nhiều tỉnh thành phía nam Trung Quốc gặp phải lũ lụt đặc biệt lớn, tình hình vô cùng nghiêm trọng, hàng nghìn người dân gặp nạn đang chờ cứu viện. Tuy nhiên, truyền thông chính thống tại Trung Quốc hoặc là không đưa tin hoặc là miêu tả hời hợt cho qua về tình tình lũ lụt; ngược lại, thông tin về New York mất điện, cháy tại Nhật Bản lại trở thành tin tức hàng đầu của CCTV.

Miền nam Trung Quốc liên tiếp xảy ra lũ lụt, tuy nhiên truyền thông nhà nước Trung Quốc lại xử lý bằng cách đưa tin làm giảm nhẹ tình hình. Hình ảnh lũ lụt tại Hằng Dương tỉnh Hồ Nam ngày 9/7. (Ảnh: Getty Images)

Cuối tháng 6 đến nay, lưu vực sông Châu Giang và Trường Giang Trung Quốc liên tiếp nhiều ngày xảy ra mưa lớn dẫn đến lũ lụt trên diện rộng, gần 400 con sông vượt mức cảnh báo lũ, trong đó nhiều khu vực ở Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây bị nước lũ nhấn chìm. 

Cư dân mạng tại Trung Quốc Đại lục gần đây đăng nhiều hình ảnh và video về tình hình lũ lụt lên mạng xã hội, khiến nhiều người phải giật mình kinh ngac. Nhiều khu vực, thôn trang, đường phố bị nước lũ nhấn chìm, nhiều ngôi nhà sụp đổ, có người ngồi xổm trên bệ cửa sổ chờ đợi cứu viện, có người đứng dưới nước sâu đến eo để nấu cơm, còn có người tự phát vớt thi thể đang trôi. 

Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, trong lúc hàng ngàn hàng vạn người dân gặp thiên tai đang chờ cứu viện, cần thông tin liên tục cập nhật để giúp họ thoát thân hoặc những thứ giúp họ sinh tồn, thì truyền thông của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đột nhiên im lặng tập thể; ngược lại, thông tin về New York mất điện, nạn lụt ở Ấn Độ lại lên trang nhất của Baidu, còn tin tức hàng đầu của Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) lại là vụ cháy xưởng phim hoạt hình tại Nhật Bản. 

Rốt cuộc có bao nhiêu người tiếp tục bị chôn vùi trong nạn lụt, tài sản của người dân bị tổn thất rốt cuộc là bao nhiêu? Người dân bị nạn ở nơi đâu đang cần cứu viện gấp rút nhất? Không có ai biết cả. Cư dân mạng đều hỏi, trong khi một nửa Trung Quốc chìm trong nước lũ, truyền thông nhà nước Trung Quốc rốt cuộc đang làm gì? Đảng chấp chính đang làm gì? Hiện trường lũ lụt không nhìn thấy bóng dáng của lãnh đạo ĐCSTQ.

Hiện tại, dư luận bên ngoài hiểu về tình hình lũ lụt phần lớn đều là thông tin từ truyền thông bên ngoài Trung Quốc và các video, hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội tại Đại lục. Thông tin vỡ đê Tương Giang được lan truyền đầu tiên trên các trang tin cá nhân, blog cá nhân. Có video cho thấy, mực nước hai bờ sông Tương Giang ở Hồ Nam cao hơn mặt đất khoảng 5 mét.

Một bài viết trên mạng có tựa đề “Tất cả nơi đây đều tĩnh lặng” nói: Trong mấy ngày qua, lượng mưa ở quê nhà Hồ Nam của tôi vượt mức cao nhất trong lịch sử, mực nước sông Tương Giang cũng đạt mức cao nhất trong lịch sử, sóng nước cuồn cuộn ở các huyện thị Trường Sa, Hằng Dương, Chu Châu, Lưu Dương; một vùng ngập lụt, các thôn trang bị nhấn chìm, ruộng vườn cũng bị phá huỷ. Trong khi lũ lụt lớn như thế này, mà chỉ có một số trang tin cá nhân, trang blog đưa tin, trong nhóm bạn bè cũng chỉ có lẻ tẻ vài người bạn đang chia sẻ một số video.

Cư dân mạng tên Dã Sơn đăng dòng trạng thái nói: “Là truyền thông chính thức, vậy mà nạn lũ lụt ở nước mình lại giả câm giả điếc, đi đưa tin lũ lụt ở Ấn Độ, đây là tinh thần gì? Chỉ có thể nói là tinh thần chủ nghĩa quốc tế không chút lợi gì cho mình chỉ có lợi cho người khác!”

Có người nói: “Gần đây nước Mỹ có một lần mất điện, mà đã khiến cho CCTV lo lắng đến nỗi phải phát trên chương trình thời sự! Lũ lụt trên diện tích lớn ở miền Nam Trung Quốc, thành thị như ao hồ, thì lại không nhìn thấy tung tích CCTV đâu! Có người nói: Họ chỉ lo cho người nhà của họ ở Mỹ.”

Ngoài ra, mặc dù truyền thông nhà nước có một số bản tin lẻ tẻ về tình hình lũ lụt, nhưng cũng là né tránh trọng điểm hoặc cố ý làm nhẹ tình hình lũ lụt.

Ngày 16/7, truyền thông của ĐCSTQ là tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin: 14 giờ ngày 15/7, mực nước trên sông Trường Giang chảy qua Hán Khẩu đạt mức 26,09 mét. Ngạc Châu Quan Âm Các được mệnh danh là “Vạn lý Trường Giang đệ nhất các” cũng bị ngập trong lũ lụt. Ngạc Châu Quan Âm Các được xây dựng từ thời nhà Nguyên, đến nay đã có hơn 700 năm lịch sử, mặc dù nước lũ đã nhấn chìm nền móng cao hàng chục mét, nhưng kiến trúc cổ này vẫn bình yên vô sự trong nước lũ. 

Bản tin biến tin xấu thành tin tốt này, lập tức khiến dân mạng lên tiếng mắng chửi. 

Cư dân mạng @PDChinese viết: “Một trận lũ, kiểm nghiệm chất lượng của một toà kiến trúc cổ 700 năm; kiểm nghiệm thành tựu thuỷ lợi của chính quyền 70 năm; kiểm nghiệm một ‘chính phủ nhân dân’ phục vụ nhân dân thế nào; kiểm nghiệm được lương tâm của ‘truyền thông’…”

Có người nói: “Tháng 6, có 3 triệu người Giang Tây chịu nạn, chính phủ lại chỉ chi có 6 triệu Tệ, bình quân mỗi người 2 Tệ, xin hỏi mỗi người 2 Tệ thì mua được cái gì? Ngay cả một chai nước khoáng cũng không mua được. Mỗi năm Trung Quốc thu hơn chục nghìn tỉ Tệ tiền thuế, có bao nhiêu trong số đó dùng cho dân sinh?”

Video quay lại cảnh lũ lụt tại Trung Quốc:

Huệ Anh

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

35 phút ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

2 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

3 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

3 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

3 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

4 giờ ago