21/3, ngày xảy ra vụ tai nạn của hãng hàng không China Eastern Airlines, thông tin về vụ máy bay quân sự Trung Quốc rơi trên Biển Đông đã được báo chí phơi bày. Theo thông tin lan truyền trên Weibo, ít nhất 10 sĩ quan và binh sĩ Hải quân Trung Quốc thiệt mạng trong vụ rơi máy bay mới trong quá trình huấn luyện thực chiến và bay thử nghiệm. Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa xác nhận vụ việc.
Hôm 23/3 tờ Sing Tao Daily tại Hồng Kông đưa tin, từ ngày 15/3 trên Weibo Đại Lục bắt đầu có thông tin nói rằng hài cốt của các quân nhân Trung Quốc thiệt mạng khi thực hiện nhiệm vụ đã được đưa về quê nhà ở các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc, v.v.. Trong số đó, blogger có tên “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nam” đã đăng một đoạn video vào ngày 21/3, ghi lại cảnh xe cảnh sát dẹp đường và thi thể của người phi công quá cố được chở về quê nhà để an táng. Video cho thấy mặt trước của hai chiếc xe buýt với ảnh đen trắng của các sĩ quan hải quân Trung Quốc, và dải vải trắng trên nền đen với dòng chữ “Trương Đế và Khâu Minh Điển trở về quê hương” ở bên ngoài xe buýt. Qua bức ảnh có thể thấy hai người lần lượt mang quân hàm thiếu tá và trung tá hải quân.
Một số cư dân mạng cũng đăng lại những hình ảnh về bia mộ của viên phi công gặp nạn Hoàng Cao Minh (Huang Gaoming), cũng như đoạn video quay cảnh một chiếc xe cảnh sát dẹp đường cho đoàn xe chở thi thể của Trịnh Phúc Hạo (Zheng Fuhao).
Theo cư dân mạng Trung Quốc, có thể chứng thực ít nhất 10 quân nhân hải quân đã thiệt mạng vào cùng ngày 1/3. Danh tính của họ là: Từ Văn (Xu Wen), Trịnh Phúc Hạo (Zheng Fuhao), Chu Hưng Ngọc (Zhou Xingyu), HOàng Cao Minh (Huang Gaoming), Trương Đế (Zhang Di), Khâu Minh Điển (Qiu Mingdian), Bành Bác (Peng Bo), Thao Lễ Hào (Cao Lihao), Tôn Hồng Lâm (Sun Honglin), Vương Trung Huy (Wang Zhonghui), gồm các sĩ quan và binh sĩ độ tuổi từ 20 – 30, đều thuộc Đơn vị 92697, một đơn vị hàng không hải quân được trang bị máy bay chống ngầm Y-8.
Theo thông tin từ Đài Á Châu Tự Do, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về lệnh cấm tàu thuyền để huấn luyện quân sự vào ngày 25/2, sau đó là một cảnh báo khác về lệnh cấm tàu thuyền để huấn luyện quân sự vào ngày 4/3. Thông tin về cuộc tập trận thứ hai được đưa ra vội vàng, vị trí cấm đi lại để dành cho huấn luyện nằm ở vùng biển giữa Tam Á, (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) và Huế (Việt Nam).
Cơ quan quản lý an toàn hàng hải tỉnh Hải Nam Trung Quốc ra thông báo cho biết từ 18:00 ngày 4/3 đến 18:00 ngày 15/3, hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành huấn luyện quân sự trong vùng biển đã phân giới, cấm tàu thuyền đi vào.
Trang tin China Times Đài Loan từng đưa tin vào ngày 8/3 cho biết, Đặng Duẩn, một nhà báo quân sự Việt Nam lâu nay quan tâm đến các động thái ở Biển Đông, suy đoán rằng cuộc tập trận ở Biển Đông có liên quan đến một vụ tai nạn máy bay quân sự. Ông cho biết, máy bay chống ngầm Y-8 của Hải quân Trung Quốc bị nghi là mất liên lạc vào chiều ngày 1/3 và đâm xuống khu vực Biển Đông ở phía tây nam Tam Á, Hải Nam. Chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thông báo một cuộc tập trận tạm thời, có thể để che đậy các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Ông Đặng Duẩn cũng công bố ảnh vệ tinh ngày 9/3 và chỉ ra, tàu tuần tra 5401 của Cảnh sát biển Trung Quốc đóng tại khu vực máy bay chống ngầm gặp nạn, có tàu hải quân đang tuần tra, nghi tìm kiếm máy bay chống ngầm Yun-8 mất tích.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…