Trung Quốc

Năm 2024 ĐCSTQ đưa 1.597 “người đào tẩu ở nước ngoài” về nước

Báo cáo thường niên do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố tình hình chiến dịch “Lưới trời” (Skynet) năm 2024, đã tiết lộ quy mô của họ về hoạt động đàn áp xuyên quốc gia và truy đuổi cái họ gọi là “những kẻ đào tẩu ở nước ngoài”.

Quang cảnh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. (Ảnh minh họa: Songquan Deng / Shutterstock)

Theo tổ chức nhân quyền độc lập Safeguard Defenders, báo cáo không chỉ cho thấy sự gia tăng các vụ bắt giữ bí mật trong ĐCSTQ mà còn cập nhật dữ liệu mới nhất về các hoạt động truy đuổi ở nước ngoài, làm nổi bật phạm vi và chiều sâu của đàn áp xuyên quốc gia mà họ thúc đẩy.

Báo cáo nêu rõ tình hình chiến dịch “Lưới trời” (Skynet) năm 2024 của ĐCSTQ nhằm truy quét tội phạm, đã đưa về Trung Quốc tổng cộng 1597 người được gọi là “tội phạm bỏ trốn”. Theo số liệu do Safeguard Defenders thu thập, từ năm 2014 – 2024, tổng số người từ hơn 120 nước và khu vực bị đưa về Trung Quốc lên tới gần 14.000 người – thông qua các hoạt động “Săn cáo”“Lưới trời” của ĐCSTQ.

Chiến dịch “Lưới trời” của ĐCSTQ được triển khai vào năm 2015, kết hợp với chiến dịch “Săn cáo” khét tiếng bắt đầu vào năm 2014. Đây là hoạt động truy đuổi của ĐCSTQ ở nước ngoài với quy mô lớn, nhằm truy bắt những người bị họ gọi là “kẻ chạy trốn” – trong đó gồm cả các quan chức ĐCSTQ. Thực tế, chiến dịch đàn áp xuyên biên giới này của họ cũng thường can thiệp vào các nhóm như những người bất đồng chính kiến ​​và các học viên Pháp Luân Công sống ở nước ngoài.

Safeguard Defenders chỉ ra, trong văn bản giải thích pháp lý về Luật Giám sát Quốc gia do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ ban hành năm 2018, có liệt kê rõ 5 thủ đoạn truy bắt ở nước ngoài của ĐCSTQ: dẫn độ, trục xuất, thuyết phục về nước, gài bẫy và bắt cóc.

Theo báo cáo phân tích “Lần theo Săn cáo” (Chasing Fox Hunt) vào tháng 4/2024 của Safeguard Defenders, các thủ đoạn bí mật như gài bẫy và bắt cóc chiếm phần lớn trong các hành động truy đuổi ở nước ngoài. Một quan chức ĐCSTQ từng thừa nhận rằng việc sử dụng các cơ chế hợp tác song phương chính thức là “rất cồng kềnh”, do đó nhà chức trách Trung Quốc thích sử dụng các hành động bí mật – dù đó là xâm phạm chủ quyền của nước khác.

Các hoạt động truy quét toàn cầu của ĐCSTQ đã thu hút chú ý của Chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế. Chính phủ Mỹ những năm qua đã tăng cường thực thi Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) và các điều 18 cùng 951 của Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code), tập trung vào việc ngăn chặn các hoạt động bí mật hoặc hoạt động tình báo được tiến hành trên lãnh thổ Mỹ mà không có thông báo chính thức cho Chính phủ Mỹ.

Lý Hạo Nguyệt

Published by
Lý Hạo Nguyệt

Recent Posts

Cặp đôi cố gắng sinh thêm một bé gái nữa, nhưng điều bất ngờ hơn xảy ra

Lindsey Wiley, 32 tuổi, rất thích làm mẹ của ba cậu con trai 5, 3…

38 giây ago

Nga và Trung Quốc phô trương sức mạnh hải quân sát cửa Nhật Bản

Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận và tuần tra…

26 phút ago

Bệnh cơ xương khớp ngày càng nhiều: Nguyên nhân do tuổi tác hay lối sống?

Các bệnh cơ xương khớp mạn tính không chỉ do tuổi tác. Chính những thói…

27 phút ago

TP.HCM đón gần 700.000 khách quốc tế trong tháng đầu sau sáp nhập

Trong tháng 7/2025, TP.HCM đón gần 696.000 lượt khách quốc tế, tăng 75,3% so với…

41 phút ago

Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Thuật toán và quyền kiểm soát TikTok phải tách khỏi ĐCSTQ

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Squawk on the Street của CNBC, ông Lutnick…

5 giờ ago

Nga phóng vệ tinh mới của Iran vào vũ trụ

Vụ phóng này nhấn mạnh mối quan hệ công nghệ ngày càng sâu sắc giữa…

5 giờ ago