Dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là 99,185 triệu người, tăng ròng 1,144 triệu người so với cuối năm 2022, tăng 1,2%. Mặc dù số đảng viên tăng lên, nhưng lượng đảng viên ròng tăng thêm đã giảm trong năm thứ 2 liên tiếp, và số người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ như Đảng, Đoàn Đội cũng tăng lên trên 430 triệu người.
ĐCSTQ đã công bố thông cáo thống kê nội bộ vào Chủ nhật (30/6) trước ngày kỷ niệm thành lập 1/7. Tỷ lệ bao phủ tổ chức của ĐCSTQ đạt 99,9%.
Ngày 30/6, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ đưa tin, số liệu thống kê nội bộ mới nhất từ Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ đưa ra báo cáo trên, hiện có 298.000 cấp ủy cơ sở, tổng số 325.000 chi bộ và 4,554 triệu chi bộ.
Theo công bố, xét về cơ cấu độ tuổi đảng viên, nhóm lớn nhất là 27,872 triệu đảng viên từ 61 tuổi trở lên, chiếm 28,1% tổng số đảng viên.
Số đảng viên từ 30 tuổi trở xuống có 12,412 triệu người, có 11,196 triệu đảng viên từ 31 đến 35 tuổi, 10,864 triệu đảng viên từ 36 đến 40 tuổi, 9,459 triệu đảng viên từ 41 đến 45 tuổi, 9,071 triệu đảng viên từ 46 đến 50 tuổi và 9,071 triệu đảng viên từ 46 đến 50 tuổi, 9,405 triệu đảng viên đảng viên từ 51 đến 55 tuổi và 8,907 triệu đảng viên từ 56 đến 60 tuổi.
Mặc dù số đảng viên tăng lên nhưng lượng đảng viên tăng ròng lại giảm so với thống kê năm trước.
Theo các bản tin thống kê nội bộ của ĐCSTQ trong những năm qua, số lượng đảng viên tăng ròng đã giảm dần qua từng năm, từ năm 2012 đến năm 2017, với số lượng đảng viên tăng ròng giảm mạnh từ 2,525 triệu xuống còn 117.000 người, sau năm 2018 con số này lại tăng lên qua từng năm.
Đến năm 2021, số lượng đảng viên ĐCSTQ lại giảm mạnh. Vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ, con số này đã tăng lên 3,434 triệu người.
Theo số liệu thống kê do ĐCSTQ công bố vào tháng 6/2023, tính đến cuối năm 2022, số lượng đảng viên tăng ròng đã giảm xuống còn 1,329 triệu. Vào thời điểm đó, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, số lượng đảng viên tăng ròng giảm so với năm trước. Số liệu thống kê công bố năm nay giảm xuống còn 1,144 triệu người.
Tân Hoa Xã đưa tin, tổng số đảng viên ĐCSTQ đã tăng đều đặn, cơ cấu đội ngũ tiếp tục được tối ưu hóa.
Về tư cách đảng viên, ĐCSTQ chỉ ra rằng tính đến cuối năm 2023, đã có 20,98 triệu người đăng ký đảng viên và 10,547 triệu người tích cực gia nhập đảng.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 103 năm ngày thành lập ĐCSTQ. Kể từ khi thành lập vào năm 1921, ĐCSTQ đã phát triển từ một nhóm nhỏ trí thức Marxist thành đảng chính trị lớn thứ 2 thế giới sau Đảng Bharatiya Janata (BJP) ở Ấn Độ.
Số lượng đảng viên ĐCSTQ tăng trung bình 2,4% hàng năm trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào, đưa số lượng đảng viên từ 68,2 triệu lên 85,1 triệu người trong 10 năm.
Tuy nhiên, xu hướng này đã đảo ngược trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với tốc độ tăng trưởng giảm dần qua từng năm, trung bình chỉ 1%.
Các nhà phân tích tin rằng số lượng đảng viên đã tăng mạnh trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, vì mọi người tin rằng tư cách đảng viên có thể mang lại lợi ích kinh tế, như lương cao hơn và thăng tiến nhanh hơn.
Còn sự sụt giảm tương đối trong những năm gần đây một phần là do chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt, khiến việc gia nhập đảng kém hấp dẫn, cũng vì ông Tập muốn có những đảng viên trung thành về mặt chính trị và đã nâng cao tiêu chuẩn của đảng viên.
Năm 2020, tờ New York Times đưa tin, ông Tập Cận Bình đã khiến quy trình đăng ký đảng viên trở nên nghiêm ngặt hơn. Trước đây, việc gia nhập đảng vốn chỉ là một thủ tục tẻ nhạt, thì nay đã trở thành một quá trình khó khăn và cầu kỳ hơn.
Những người nộp đơn xin vào đảng phải được xem xét và trải qua một loạt bài kiểm tra, phỏng vấn trước khi trở thành đảng viên chính thức. Họ phải phục vụ với tư cách là đảng viên dự bị trong vài năm.
Năm ngoái, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã phỏng vấn Tiểu Tinh, một nữ sinh đại học nộp đơn xin gia nhập Đảng. Khi nói về động cơ của mình, Tiểu Tinh không hề giấu giếm ý định thực dụng là vì muốn “lấy được vé tàu”.
Cô nói thẳng: “Tôi không nghĩ tới thì sẽ có người khác lợi dụng. Nên bây giờ mọi người đều gia nhập đảng, hoặc vì tình yêu hoặc vì họ rất vị lợi, haha.”
Ngoài số lượng đảng viên, ĐCSTQ hiện có 5,176 triệu tổ chức cơ sở, tăng ròng 111.000 so với năm trước, tăng 2,2%.
Thống kê chỉ ra rằng các tổ chức đảng đã được thành lập ở 9.125 đường phố đô thị, 29.620 thị trấn, 119.437 khu dân cư và 488.959 làng hành chính ở Trung Quốc, với tỷ lệ phủ sóng trên 99,9%.
Ngoài ra, Trung Quốc có tổng cộng 771.000 tổ chức Đảng cơ sở trong các cơ quan chính phủ, 997.000 tổ chức Đảng cơ sở trong các tổ chức công quyền, 1,6 triệu tổ chức Đảng cơ sở trong các doanh nghiệp và 183.000 tổ chức Đảng cơ sở trong các tổ chức xã hội.
Bản tin không đề cập đến tình hình tổ chức đảng ở nước ngoài.
Bên cạnh những người bước chân vào vì để phát triển con đường sự nghiệp cho bản thân, còn có làn sóng những người muốn thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ như Đảng, Đoàn, Đội. Phong trào này do Trung tâm Thoái Đảng Toàn cầu khởi xướng và đã trở thành xu thế không thể đảo ngược. Tính đến ngày 1/7/2024, 432.531.444 người trên toàn cầu đã thoái khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ (gọi tắt là “Tam thoái”).
Nói về vấn đề này vào ngày 1/7 năm ngoái với Epoch Times, bà Dịch Dung, Chủ tịch của Trung tâm dịch vụ thoái ĐCSTQ toàn cầu, cho biết:
“Ngày 1/7 được gọi là ngày thành lập ĐCSTQ. Đây là khởi đầu cho chuỗi ngày đau khổ của người dân Trung Quốc, vì vậy một số người Trung Quốc gọi đó là ‘Ngày đảng hạ tiện’, một số người gọi là ‘Ngày quốc tang’.
Chúng tôi cũng đề xuất gọi ngày 1/7 là ‘Ngày thoái Đảng’, thuyết phục người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Trung Quốc sẽ thoát khỏi tà linh ĐCSTQ, như vậy mới có hy vọng.”
Bà còn nói: “Hiện giờ chế độ ĐCSTQ đang lung lay, bị bao vây tứ phía, vô cùng nguy cấp. Sự bất bình của người dân ở Trung Quốc Đại Lục dâng cao. ĐCSTQ dường như đang ngồi trên thùng thuốc súng. Nhận thức về ‘nguy cơ vong đảng’ bao trùm khắp ĐCSTQ. Vì vậy tôi xin kêu gọi những người chưa thoái khỏi đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ tranh thủ thời gian làm tam thoái, đừng trở thành vật bồi táng.”
Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc không chỉ giới hạn ở những người bất đồng chính kiến, học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, mà toàn thể người dân và mọi tầng lớp xã hội sẽ trở thành mục tiêu đàn áp và kẻ thù giai cấp của đảng này.
Có thể thấy từ chính sách zero-COVID, người dân Trung Quốc có thể mất tự do và mọi thứ họ sở hữu bất cứ lúc nào. Người dân Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về bản chất của ĐCSTQ. Sự thức tỉnh này ngày càng lan nhanh hơn. Hiện nay, mỗi ngày trung bình có 40.000 đến 50.000 người đăng ký “tam thoái” trên trang web thoái đảng (tuidang.org).
Bên cạnh làn sóng Tam thoái, là dòng người Trung Quốc vượt biên trái phép đổ xô đến Hoa Kỳ. Cơ quan Thực thi Luật Biên giới Hoa Kỳ cho biết, họ đã bắt giữ 37.000 người Trung Quốc vượt biên trái phép vào biên giới phía nam Hoa Kỳ vào năm 2023, một con số vượt quá tổng số trong 10 năm qua. Nhiều người trong số họ là chạy trốn khỏi sự bức hại của ĐCSTQ ngay trên chính quê hương của mình.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…