Mới đây, nhà kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc Lý Tấn Lỗi đã đăng bài cho biết, hiện có tới 964 triệu người Trung Quốc có thu nhập hàng tháng dưới 2.000 nhân dân tệ (~ 6,8 triệu đồng). Tin tức này nhanh chóng trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên Weibo, và bị gỡ khỏi ngay sau đó.
Theo tài khoản chính thức của tờ China Business Network (CBN) trên mạng xã hội Weibo ngày 25/12, cùng ngày ông Lý Tấn Lôi đã đăng một bài viết có tiêu đề “Lên núi dễ, xuống núi khó? Nhìn vào nền kinh tế từ phía nhu cầu”, đề cập rằng từ góc độ nhu cầu bất động sản, “mức GDP bình quân đầu người của cư dân nước ta chỉ bằng 1/3 mức GDP bình quân đầu người của Nhật Bản vào năm 1994”.
Trong khi hệ số Gini của Nhật Bản (hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) luôn duy trì ở mức an toàn dưới 0,4, thuận lợi hơn cho tiêu dùng.
Ông Lý Tấn Lôi từng thống kê và phát hiện ra rằng hầu hết các quốc gia có dân số trên 100 triệu người đều có hệ số Gini trên 0,4. Điều này cho thấy, dân số càng lớn thì “phương sai” (mức chênh lệch) trong phân phối thu nhập cũng sẽ mở rộng theo.
Theo dữ liệu khảo sát được Viện nghiên cứu phân phối thu nhập Trung Quốc của Đại học Sư phạm Bắc Kinh công bố vào năm 2021, “số người ở nước ta có thu nhập hàng tháng dưới 2.000 nhân dân tệ (~ 6,8 triệu đồng) là khoảng 964 triệu”.
Điều đáng nói là trong cuộc họp báo ngày 28/5/2020, cố Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lý Khắc Cường từng tuyên bố rằng thu nhập khả dụng bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc hiện nay là 30.000 nhân dân tệ (~ 107,3 triệu đồng).
Nhưng “thu nhập hàng tháng của 600 triệu người chỉ là 1.000 nhân dân tệ (~ 3,4 triệu đồng).” Hơn nữa “1.000 nhân dân tệ thuê nhà ở một thành phố tầm trung cũng khó khăn”. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người có thể sẽ tái nghèo, “nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo thậm chí còn nặng nề hơn.” Khi đó, có người còn nghi ngờ ông Lý Khắc Cường đã lỡ lời.
Về vấn đề này, nhà bình luận độc lập Quý Phong nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bài viết của ông Lý Tấn Lỗi không chỉ khiến mọi người nhớ đến việc cố Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập đến 600 triệu người ở Trung Quốc có mức thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ, mà còn kết hợp với trải nghiệm cá nhân của người dân về tình hình kinh tế hiện tại.
Ông Quý Phong cho biết, hai cháu gái vừa tốt nghiệp đại học của ông cũng là một trong những người có thu nhập thấp trong số 964 triệu người mà ông Lý Tấn Lỗi nhắc đến.
Ông nói: “Dữ liệu của ông ấy và dữ liệu mà ông Lý Khắc Cường sử dụng đều đến từ khảo sát của Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Chỉ cần bị gỡ xuống, thì hầu hết những gì bài viết này nói đều đúng.”
Ông Trương Kiến Bình cho biết: “Sau 40 năm cải cách và mở cửa, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhưng thu nhập của người dân bình thường không tương xứng với sự phát triển của đất nước.
Từ trận động đất ở Cam Túc, chúng ta có thể thấy sự tồn tại của một lượng lớn người nghèo. Điều này cho thấy Chính phủ đang gặp vấn đề lớn trong phát triển và phân phối. Khoảng cách giàu nghèo này là do thể chế gây ra và cần được quan tâm, cải cách. Hành vi xóa bài viết hiện nay của chính quyền cho thấy, họ không hề có ý tưởng cải cách như vậy, khoảng cách giàu nghèo kiểu này sẽ vẫn tiếp tục.”
Cư dân mạng weibo “Bảng ghi tạm của Lão Trần” cho biết: “Ông Lý Tấn Lôi tiết lộ rằng khoảng 964 triệu dân số nước ta có thu nhập hàng tháng dưới 2.000 nhân dân tệ (~ 6,8 triệu đồng). Sau đó hôm nay ông ấy đã bị mọi người mắng thê thảm. Nói ra sự thật đồng nghĩa với việc phải trả một cái giá đắt như vậy, nên sẽ không ai dám lên tiếng.
Trên thực tế, số liệu của ông Lý Tấn Lôi vẫn còn ít. Con số thực tế không chỉ là 964 triệu người. Vì số liệu này lấy dân số gia đình làm đơn vị. Bạn có biết có bao nhiêu người trên 60 tuổi ở nông thôn không? Hơn 150 triệu người, thu nhập hàng tháng của những người này chỉ hơn 100 nhân dân tệ (~ 334.000 đồng).”
Cư dân mạng Đại Lục cũng bình luận: “Đây là dữ liệu khảo sát do Đại học Sư phạm Bắc Kinh công bố vào năm 2021. Nếu không có dữ liệu này, tôi từng nghĩ rằng thu nhập hàng tháng của mọi người đều vượt quá 10.000 tệ (~ 25,4 triệu đồng). À, sao lại không được phép bình luận về tin tức này?”
“Vậy rốt cuộc là ai đang nói thay cho người nghèo rằng họ đã thoát nghèo?”
Theo dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê của ĐCSTQ công bố, trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16-24 tuổi lên tới 21,3%, một mức cao kỷ lục mới. Sau đó, giới chức Trung Quốc đã ngừng công bố tỷ lệ thất nghiệp. Ngoại giới nghi ngờ con số thực tế còn nhiều hơn dữ liệu được công bố.
Cũng có cư dân mạng chỉ ra, chính quyền Trung Quốc hoặc truyền thông tạo ra những từ mới để che giấu tình trạng thất nghiệp. Ví dụ, không tìm được việc làm = chậm đi làm; nhóm thu nhập thấp = nhóm đợi giàu; thường xuyên không có việc làm = thất nghiệp mang tính ma sát; nhóm người thất nghiệp = làm việc linh hoạt; nhóm người phụ thuộc = con cái toàn thời gian.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…