Vừa qua trong hai ngày liên tục (từ ngày 11/4), Giám đốc điều hành Facebook Zuckerberg đã bị Thượng viện và Hạ viện Mỹ luân phiên chất vấn vì sự cố để rò rỉ thông tin riêng tư của người dùng. Nhìn vào những đồng nghiệp tại Trung Quốc, liệu Zuckerberg có thấy bản thân may mắn hơn?
Hãng tin CNN Mỹ có nhận định, nếu một quan chức của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không hài lòng với một nền tảng truyền thông xã hội nào đó, ông ta không cần phải tốn thời gian công khai chất vấn giám đốc điều hành, chỉ cần một mệnh lệnh là đủ xử lý đối tượng.
Công ty mẹ của “Tiêu điểm hôm nay” (Toutiao.com) là Bytedance mới bị giới chức Trung Quốc trấn áp. Công ty này sở hữu nhiều sân chơi truyền thông xã hội tại Trung Quốc và Mỹ, có giá trị thị trường là 20 tỷ Đô la Mỹ (USD).
Vào thứ Hai (ngày 9/4), truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin, cơ quan quản lý của ĐCSTQ đã buộc “Tiêu điểm hôm nay” ngừng hoạt động trên cửa hàng ứng dụng của iOS của Android trong ba tuần. Và ngay ngày hôm sau, nhà chức trách Trung Quốc cho biết chấm dứt hoạt động vĩnh viễn ứng dụng giải trí “Mục ngắn ý nghĩa”. “Mục ngắn ý nghĩa” là nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ chuyện cười, video và hình ảnh.
Hôm thứ Tư, Giám đốc điều hành Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) của Bytedance đã công khai xin lỗi, cho thấy công ty đã gặp rắc rối.
Động thái này làm nổi bật chiến thuật áp lực cao của ĐCSTQ trong giám sát tin tức và nền tảng truyền thông xã hội.
Ông Trương Nhất Minh cho biết công ty của ông sẽ tăng số lượng người kiểm duyệt từ 6.000 lên 10.000.
Ứng dụng “Tiêu điểm hôm nay” chia sẻ tin tức cho người sử dụng điện thoại thông minh, được thành lập vào năm 2012 và hiện có khoảng 120 triệu người dùng. Nền tảng xã hội chia sẻ hình ảnh, video và ứng dụng phát sóng trực tiếp của Bytedance cũng rất phổ biến.
>>Trung Quốc: Biểu tình vì ứng dụng giải trí nổi tiếng bị ngừng hoạt động
Sự đàn áp các nền tảng truyền thông xã hội của giới chức Trung Quốc đi cùng với việc ĐCSTQ thắt chặt kiểm soát về ý thức hệ đối với các phương tiện truyền thông. Tháng trước, nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố sau này Ban Tuyên truyền Trung ương sẽ trực tiếp giám sát truyền thông. Vào tháng Một năm nay, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh theo dõi các tài khoản người dùng ứng dụng “Tiêu điểm hôm nay” để đảm bảo họ phải “thúc đẩy giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”.
Chia sẻ với Thời báo Tài chính Anh (Financial Times), người sáng lập Công ty Công nghệ 42 Chương Kinh (Forty-two Chapters) là Khúc Khải (Qukai) cho biết, chính phủ Trung Quốc hy vọng việc tăng cường kiểm soát “có thể ảnh hưởng đến nội dung và cách suy nghĩ của mọi người”.
Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) dẫn lời một người trong ngành truyền thông cho biết, thời gian này việc xử lý tập trung vào các tổ chức thương mại bên ngoài hệ thống của chính quyền Trung Quốc, cho thấy xu hướng độc tài không chỉ tăng cường trong hệ thống, các cổng thông tin của doanh nghiệp bên ngoài hệ thống đang bị thắt chặt kiểm soát.
Trên Deutsche Welle, một cựu chuyên gia báo chí Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh chia sẻ, lãnh đạo Trung Quốc đã nói: “Tất cả các phương tiện truyền thông phải có tính Đảng”. Nói cách khác, “Các nền tảng truyền thông thương mại trên danh nghĩa là độc lập, nhưng vẫn nằm trong kiểm soát của ĐCSTQ”.
Dưới áp lực cao của nhà cầm quyền Trung Quốc, những gã khổng lồ truyền thông xã hội Mỹ như Facebook, Google và Twitter đều bị đánh bật ra khỏi Trung Quốc.
Khi số lượng cư dân mạng Trung Quốc đạt 221 triệu trong năm 2008 và vượt qua Mỹ để trở thành thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới, Facebook đã tung ra một phiên bản tiếng Trung giản thể ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm 2009, xung đột sắc tộc ở Tân Cương đã xảy ra, và từ đó Facebook đã bị cấm.
Vào cuối năm ngoái, Văn phòng Thông tin Internet của ĐCSTQ tuyên bố rằng Google và Facebook chỉ có thể vào Trung Quốc nếu tuân thủ các điều luật và quy định của ĐCSTQ.
>>Trung Quốc: Hoan nghênh Google, Facebook, nhưng phải chịu kiểm duyệt
Có lẽ, việc Facebook rời khỏi Trung Quốc là một điều may cho Zuckerberg. Trang tin công nghệ Business Insider của Mỹ có nhận định, đồng nghiệp Trương Nhất Minh của Zuckerberg tại Trung Quốc phải đối mặt với sự tức giận của Chính phủ, nhưng hoàn toàn không được như Zuckerberg – không bị nhà cầm quyền gây tổn hại gì.
Giám đốc Dự án truyền thông Trung Quốc, ông Ban Chí Viễn (Ban Zhiyuan) cho biết, hãy nhìn kỹ bức thư xin lỗi của ông Trương Nhất Minh, rõ ràng ông ấy đã phải lựa chọn dưới áp lực chính trị cực đoan. Ông ấy đã thuộc lòng những lời lẽ cũ rích mang tính ý thức hệ ĐCSTQ, cho thấy bản thân ông ấy đã khuất phục.
Vấn đề này cũng là một lời nhắc nhở rằng, các công ty công nghệ hoạt động thành công tại Trung Quốc không chỉ nhờ vào tuân thủ pháp luật của ĐCSTQ, mà còn phải không được vi phạm ranh giới 7 điểm của ĐCSTQ, trong đó có sự tôn trọng đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ.
Ngày 01/6 năm nay, ĐCSTQ đã bắt đầu thực hiện “Luật An ninh mạng”, chủ trương “bảo vệ chủ quyền quốc gia” trên không gian mạng, không được “xâm phạm an ninh quốc gia” và chia sẻ các ý kiến có liên quan trên internet. Điều gây tranh cãi nhất của luật này bao gồm việc phải dùng danh tính thật trên internet và cấm truyền dữ liệu qua biên giới quốc gia. Các thông tin cá nhân và dữ liệu người dùng mà các công ty mạng nước ngoài thu thập được ở Trung Quốc phải được lưu giữ tại Trung Quốc. Ngoài ra, gần đây ĐCSTQ đã tung ra một công cụ quét VPN, chặn các phần mềm truyền thông như Snapchat, Telegram, Line, WhatsApp và Skype.
Huệ Anh
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…