Giai đoạn trước thềm Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thường xuyên xuất hiện trên truyền thông nhưng chưa bao giờ đề cập đến ‘Zero-COVID’. Gần đây, ông đã tham dự trực tuyến “Đối thoại đặc biệt cho Doanh nhân Toàn cầu” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và có bài phát biểu nhấn mạnh “không đổ dầu vào lửa”.
Theo Tân Hoa xã Trung Quốc, vào ngày 20/7 Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tham dự trực tuyến “Đối thoại đặc biệt cho Doanh nhân Toàn cầu” của WEF. Ông phát biểu rằng “tình hình quốc tế và khu vực hiện nay đang diễn biến sâu sắc và phức tạp, nhiều thách thức và bất ổn gia tăng đáng kể, Quý II năm nay nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất ngờ bên cạnh đợt dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) khiến áp lực suy thoái tăng mạnh…”.
Ông Lý nói rằng “các chính sách kinh tế vĩ mô vừa chính xác vừa mạnh mẽ và hợp lý, không vì các mục tiêu tăng trưởng quá mức mà đưa ra các biện pháp kích thích quy mô siêu lớn cũng như lạm dụng phát hành tiền; phải kiên định cầu thị từ thực tế, nỗ lực hết mình và phấn đấu đạt mức phát triển kinh tế tốt hơn trong cả năm”.
Trong bài phát biểu, ông Lý Khắc Cường lần thứ hai đề cập đến “đổ dầu vào lửa” (đại thủy mạn quán), đồng thời khẳng định các chính sách kiểm soát kinh tế vĩ mô của Trung Quốc kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Ông chỉ ra: “Kể từ năm 2020, các chính sách mà chúng tôi thực hiện để ứng phó với những cú sốc lớn như dịch bệnh COVID-19 có quy mô hợp lý, không ‘đổ dầu vào lửa’, cũng tạo điều kiện để ngăn chặn lạm phát”.
Việc ông Lý Khắc Cường không đề cập đến ‘Zero-COVID’ đã làm dấy lên sự chú ý, vì khó có thể kích thích kinh tế hiệu quả nếu chính sách phòng chống dịch bệnh COVID-19 nghiêm ngặt không được nới lỏng.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố trong “lưỡng hội” năm nay rằng đây là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Sau đó, ngày 25/5 ông Lý tổ chức trực tuyến “Hội nghị toàn quốc về ổn định thị trường kinh tế” với quy mô 100.000 người. Khi những động thái của ông thu hút sự chú ý của giới truyền thông, giới quan sát bên ngoài có nhận định rằng ông Lý Khắc Cường đang “bước ra khỏi cái bóng của Tập Cận Bình”, thuyết “Lý lên Tập xuống” nhanh chóng được chú ý.
Tờ Wall Street Journal vào tháng Năm đã viết rằng nhiều năm qua, nhà lãnh đạo chính trị số 2 của Trung Quốc là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bị Chủ tịch Tập Cận Bình cho ra rìa. Giờ đây ông Lý đang tái sinh sức ảnh hưởng, trở thành một đối trọng tiềm năng ở cấp cao nhất của Chính phủ Trung Quốc mà gần một thập kỷ qua chưa từng thấy trong chính trường Trung Quốc.
Về bài phát biểu của ông Lý Khắc Cường tại hội nghị thuộc WEF, ngày 21/7 nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan), người Hoa tại Mỹ, có bài bình luận cho rằng ông Lý mỉa mai chính sách ‘Zero-COVID’ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã gây suy thoái nền kinh tế nhưng còn muốn “tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5%”. Ông Lý dám trực tiếp công khai châm biếm ông Tập vì những dữ liệu kinh tế quá xấu xí và các biện pháp phòng chống dịch bệnh vô lý ở các khu vực phát triển.
Nhà bình luận dẫn câu mà ông Lý Khắc cường nói “các yếu tố bất ngờ khác ngoài dịch bệnh COVID-19” chính là đề cập đến ‘Zero-COVID’ và phong tỏa thành phố. Khi biến chủng Omicron mới xuất hiện, ông Tập Cận Bình lập tức cho phong tỏa để hy vọng nhanh chóng ‘Zero-COVID’, nhưng đã khiến kinh tế Thượng Hải và những nơi khác lao dốc.
Nhà bình luận cũng đề cập việc ông Lý Khắc Cường nói rằng “chúng tôi sẽ không vì mục tiêu tăng trưởng quá mức mà đưa ra các biện pháp kích thích siêu lớn”, câu này là nhắm vào mục tiêu “tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay phải đạt 5,5%” mà ông Tập Cận Bình yêu cầu. Đó cũng là mong muốn để vượt qua Mỹ và chứng minh thuyết “Đông thăng Tây giáng” không phải là ông Tập tùy hứng nói.
“Những tuyên bố của ông Lý Khắc Cường cho thấy hai điều: một là mục tiêu của ông Tập Cận Bình quá cao để đạt được; hai là ông ấy sẽ không vì mục tiêu mà cưỡng ép thúc đẩy chính sách, để ông Tập Cận Bình tự dọn dẹp mớ hỗn độn do chính ông Tập gây ra”.
Ngày 15/7, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy GDP trong Quý II/2022 của Trung Quốc chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà kinh tế cho rằng điều này còn tồi tệ hơn cả kết quả tồi tệ nhất mà thị trường dự tính. Nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn mỉa mai rằng ngay cả kết quả đó cũng có thể là bơm lên, để đạt mức 5,5% như mong mỏi của ông Tập thì nền kinh tế Trung Quốc ít nhất phải tăng trưởng vượt mức 8% trong nửa cuối năm nay là suy nghĩ vô cùng hoang đường. “Thịt bị tiêm nước ít nhất còn nhìn thấy là thịt, nếu tiêm quá nhiều nước sẽ chỉ giống như con sứa nên có thể đổi cách gọi là hải sản”.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…