Vì kháng nghị “Luật đào phạm” nên nhiều ngày qua người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình để biểu đạt yêu cầu với chính phủ Hồng Kông, tuy nhiên, phía cảnh sát lại bắn đạn cao su và ném lựu đạn hơi cay vào người dân, nên đã xảy ra xung đột khiến nhiều người bị thương. Khi bị quốc tế chỉ trích thì Bắc Kinh lại muốn phủi sạch liên quan, nói rằng trung ương không hề chỉ thị Hồng Kông sửa đổi luật dẫn độ, lần sửa đổi này hoàn toàn là do chính phủ Hồng Kông tự làm.
Tháng 2 năm nay, chính phủ Hồng Kông đã đề xuất dự thảo luật “Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự” sửa đổi (gọi tắt là Luật đào phạm), tuy nhiên đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân, giới doanh nghiêp, giới luật pháp và các thành viên phe dân của thuộc Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Dù vậy, chính phủ Hồng Kông – đứng đầu là Trưởng đặc Khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn kiên quyết sửa đổi, vì thế, ngày 9/6, Hồng Kông đã xảy ra sự kiện diễu hành “phản đối giao người cho Trung Quốc” quy mô lớn nhất kể từ khi chủ quyền hòn đảo Hồng Kông này bàn giao cho Trung Quốc, khoảng hơn 1 triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường diễu hành kháng nghị, đến đêm muộn vẫn còn rất nhiều người chưa rời đi.
Điều khiến người khác khó hiểu là, chính phủ Hồng Kông lại không hề lộ diện để trấn an lòng dân trong sự kiện này, ngược lại còn điều động cảnh sát bắn đạn cao su và lựu đạn hơi cay vào người dân, khiến cho cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án.
Dư luận cũng để ý đến việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng từng nói trong cuộc họp báo rằng, chính phủ trung ương Trung Quốc sẽ kiên trì ủng hộ chính phủ Hồng Kông thúc đẩy công tác hiệu đính điều luật. Nhưng đến ngày 12/6, Đại sứ Trung Quốc trú tại Anh là ông Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) lên tiếng cho biết, trung ương Trung Quốc chưa từng chỉ thị Hồng Kông sửa luật, việc sửa đổi này hoàn toàn là chính phủ Hồng Kông tự làm.
Trả lời người dẫn chương trình “Newsnight” của Đài BBC, ông Lưu Hiểu Minh nói, các kênh truyền thông bao gồm cả BBC đã giải thích sai và phóng đại con số thực tế. Bởi vì Trung Quốc chưa hề chỉ thị Hồng Kông sửa đổi luật, việc sửa đổi lần này hoàn toàn là do chính phủ Hồng Kông tự làm.
Khi người dẫn chương trình của BBC hỏi, “Liệu [Trung Quốc] có kiến nghị chính phủ Hồng Kông từ bỏ sửa đổi luật?”, ông Lưu Hiểu Minh nói, “Vì sao chúng tôi phải yêu cầu chính phủ Hồng Kông từ bỏ việc sửa đổi luật chứ?”
Ông cho biết, sau khi chủ quyền Hồng Kông được bàn giao cho Trung Quốc Đại lục, “Tuyên bố chung Trung – Anh” đã hoàn thành xong sứ mệnh của nó.
Trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình liên quan đến vấn đề “có thành viên của Hội đồng Lập pháp nói cảnh sát đánh người dân đến nỗi phải rời khỏi Hồng Kông”, ông Lưu Hiểu Minh nói, cảnh sát cần tự vệ và duy trì trật tự, không nên bị chỉ trích. Ông còn nói nội bộ Hồng Kông và bên ngoài có một số thế lực khuấy động các sự việc.
Ông Lưu Hiểu Minh – Đại sứ Trung Quốc tại Anh. (Ảnh: Getty Images)
Trung tâm thông tin Nhân quyền và Dân chủ Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông hôm 12/6 đã phát đi thông tin nói, “Tầng lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ và các nguyên lão ĐCSTQ đã xuất hiện tiếng nói ủng hộ chính phủ Hồng Kông rút lại dự luật dẫn độ. Có lãnh đạo cấp cao của Trung ương ĐCSTQ hôm nay đã đến Quảng Đông.” Tuy nhiên thông tin lại không nói vị lãnh đạo cấp cao và nguyên lão nào của ĐCSTQ ủng hộ chủ trương rút lại dự thảo luật dẫn độ, và vị quan chức cấp cao này đã đến Quảng Đông để nắm bắt tình hình, thông tin cũng không được chính quyền Trung Quốc chính thức xác nhận.
Bà Khổng – một học giả độc lập tại Trung Quốc chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, “Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyệt đối không có gan ra lệnh dùng bạo lực để đàn áp người dân Hồng Kông biểu tình ôn hòa, bà ấy hoàn toàn làm theo ý của Bắc Kinh.”, theo “nguyên tắc một nước hai chế độ”, liên quan đến sửa đổi luật, thì chính phủ đặc khu không có quyền tự quyết định.
Từng trải qua sự kiện thảm sát Lục Tứ, bà Khổng nói: “Năm đó, khi Bắc Kinh thảm sát người dân, ông Lý Bằng (Thủ tướng Trung Quốc) đã trả lời câu hỏi của phóng viên rằng “không có đạn cao su”, nhưng thực ra là có. Hồng Kông có một phóng viên tên Trương Kết Phượng (phóng viên Tạp chí Bách Tính tại Hồng Kông) bị đạn cao su làm bị thương ở đầu. Tôi thấy hiện tại Bắc Kinh đã làm bước chuẩn bị rồi. Tuy nhiên, tôi tin người Hồng Kông sẽ tuyệt đối không khuất phục.”
Bà Khổng cho biết, năm xưa khi Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh xảy ra cuộc thảm sát đẫm máu, là vì những sinh viên và người dân thiện lương đã không ngờ được rằng chính quyền sẽ nổ súng, “Họ không ngờ được chính quyền độc tài ĐCSTQ lại có thể dùng bạo lực để đàn áp người dân. Không dự liệu được rằng xe tăng và súng máy sẽ được sử dụng để đàn áp, tuy nhiên Hông Kông hiện nay sẽ không giống như Thiên An Môn cách đây 30 năm. Trong 30 năm qua, người dân Hồng Kông vẫn luôn không ngừng nhắc nhở người dân trên thế giới, chính phủ ĐCSTQ dùng bạo lực đàn áp người dân. Hành động đàn áp này bị lên án suốt 30 năm qua.”
Lần này, sự kiện cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực trấn áp người biểu tình, đã khiến cộng đồng quốc tế lên án, và cũng thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc Đại lục.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc cố gắng phong tỏa toàn diện thông tin trên mạng internet, nhưng vẫn có rất nhiều cư dân mạng dùng phần mềm “vượt tường lửa” để xem trực tiếp các hoạt động kháng nghị của người dân Hồng Kông, đồng thời họ cũng khen ngợi sự dũng cảm của thanh niên Hồng Kông.
Cư dân mạng Trung Quốc Đại lục để lại bình luận nói, người Hồng Kông dùng thời gian 3 ngày để thể hiện sự văn minh, dũng cảm và nhiệt huyết cho cả thế giới thấy.
Một cư dân mạng khác nói, nhìn thấy thanh niên Hồng Kông xuống đường ra sức ngăn chặn luật xấu, đã khiến cho bản thân anh vô cùng cảm động, “Tôi đã rơi nước mắt”, đồng thời cũng cảm thán rằng tự do là phải dựa vào nỗ lực để giành được, nếu luật dẫn độ được thông qua, “mỗi một người Hồng Kông đều sẽ thấy bất an”.
Còn có người nói, ngay từ sáng sớm (ngày 12/6) cô đã “vượt tường lửa” để theo dõi trực tiếp, “ngay cả ăn cơm cũng xem”, cô cũng khen ngợi tinh thần dám đấu tranh của người Hồng Kông, “Là một nhân sĩ dân chủ Trung Quốc, hành vi của người Hồng Kông đã cổ vũ cho chúng ta rất nhiều, cũng khiến chúng ta sau này dám đấu tranh ở Trung Quốc, cũng cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm có thể học hỏi.”
Ngoài ra, cũng có cư dân mạng tỉ mỉ chỉ ra, thủ đoạn mà cảnh sát dùng để đánh người biểu tình về cơ bản không giống cảnh sát Hồng Kông, “Cảnh sát bản địa Hồng Kông không thể hạ thủ ác độc như vậy được.”, “Ngôn từ và hành vi giống như người của ĐCSTQ.”
Cũng có cư dân mạng bình luận, xác thực là nghe thấy có một số cảnh sát đang nói tiếng phổ thông.
Có người dân Hồng Kông đăng ảnh cảnh sát và viết rằng, “Cảnh sát bắn đạn cao su vào người dân, không phải là cảnh sát Hồng Kông thực sự, mà là do công an Trung Quốc đóng giả, thảo nào mà họ muốn chụp ảnh chung làm kỷ niệm; khi vừa mới phân tán khỏi đám đông đến Trung Hoàn, tôi nghe thấy họ đích thân thừa nhận.” Trong ảnh cho thấy, viên cảnh sát số hiệu 9459, tên họ là Tống Diễm Linh, cấp bậc Nữ tổng đô sát, nhưng mặc cảnh phục này lại là một người đàn ông.
Từ tối ngày 11/6, Phạm Vân (Yun Fan) – Lãnh tụ Phong trào sinh viên hoa Bách Hợp (Wild Lily student movement) tại Đài Loan cho biết, có bạn bè Hồng Kông nói với bà rằng, những cảnh sát tại ga tàu Kim Chung bắt ép nhiều thanh niên đứng xếp hàng dựa vào tường, lục soát người, kiểm tra giấy tờ tùy thân, là quân nhân Đại lục đã đổi sang cảnh phục của cảnh sát Hồng Kông.
Trí Đạt
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…