Đại diện duy nhất của Hồng Kông tại cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc đã thúc giục chính phủ trung ương ban hành lại và hoàn thành trọn vẹn một phần đã bị trì hoãn lâu nay trong Luật Cơ bản về “bảo đảm an ninh quốc gia” trước khi nhiệm kỳ hiện tại của họ kết thúc vào tháng Sáu.
(Ảnh: Khoảng 500.000 người Hồng Kông biểu tình phản đối Điều 23 ngày 1 tháng 7 năm 2003, khiến cho dự luật này không được thông qua)
Thành viên Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Tam Yiu-chung hôm Chủ nhật (3/9) nói rằng trong khi Luật An ninh Quốc gia được Bắc Kinh áp dụng hồi tháng Sáu năm ngoái đã khôi phục lại “ổn định xã hội và chính trị”, thành phố vẫn buộc lòng phải giám sát tiếp sau bằng cách thực thi Điều 23 trong Luật Cơ bản.
“Tôi tin rằng Điều 23 có thể được hoàn thành trong nửa đầu năm tới,” ông Tam nói. “Là một thành phố quốc tế, Hồng Kông không nên bị các lực lượng nước ngoài sử dụng như một cơ sở cho hoạt động lật đổ chống quốc gia, hoặc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.”
Điều 23 của Luật Cơ bản tuyên bố rằng Hồng Kông sẽ tự mình ban hành luật để nghiêm cấm mọi hành động phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ Chính phủ Nhân dân Trung ương hoặc đánh cắp bí mật nhà nước, để cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài tiến hành các hoạt động chính trị trong thành phố và cấm các tổ chức hoặc cơ quan chính trị của thành phố thiết lập quan hệ với các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài.
Mục đích thực thi lập pháp Điều 23 khi đó diễn ra trong bối cảnh ĐCSTQ đang trên đà tăng cường bức hại Pháp Luân Công ở Đại lục, do đó cũng muốn cấm Pháp Luân Công tại Hồng Kông.
Những nỗ lực để tạo ra một luật an ninh quốc gia riêng của chính quyền Hồng Kông đã chứng kiến các cuộc phản đối dữ dội, đặc biệt là vào năm 2003 khi ước tính có tới nửa triệu người dân xuống đường phản đối, lo ngại rằng nó sẽ cắt đứt các quyền tự do ngôn luận và những quyền khác. Tuy vậy, vào năm 2020, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Đại lục đã áp dụng Luật An ninh đối với Hồng Kông theo Điều 18 của Luật Cơ bản. Các lĩnh vực phản quốc, dụ dỗ và đánh cắp bí mật nhà nước không được điều chỉnh trong luật Điều 18 mới và vẫn được Đặc khu hành chính Hồng Kông thực hiện theo Điều 23.
Lời biện hộ của ông Tam về tính cấp bách trong việc thực thi Điều 23 được đưa ra khi Chánh văn phòng John Lee Ka-chiu công bố việc nhà chức trách dỡ bỏ các rào chắn dựng bên ngoài các tòa nhà công cộng chủ chốt trong suốt những cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2019. Lee cho rằng thời điểm có tính bước ngoặt cho việc khôi phục lại trật tự là từ việc ban hành Luật An ninh Quốc gia.
Luật An ninh Quốc gia được Bắc Kinh ra lệnh có hiệu lực vào năm ngoái nhằm cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài.
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước đó nói rằng chính quyền của bà có thể không có khả năng hoàn thành Điều 23 vào cuối nhiệm kỳ hiện tại vào tháng Sáu năm tới.
Bộ trưởng An ninh Chris Tang Ping-keung đề xuất công việc này có thể được hoàn thành vào nhiệm kỳ tiếp sau của cơ quan lập pháp, kéo dài từ năm 2022 đến 2025.
Ông Tang cũng nói với tờ SCMP rằng việc chống lại “sự gia tăng rõ ràng các hoạt động gián điệp của các nhóm ở cấp nhà nước” trong hai năm qua sẽ là trọng tâm chính khi Hồng Kông khôi phục Điều 23.
Xuân Lan
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…