Quan to Trung Quốc tự tử để bảo vệ ai?

Vừa qua, sự kiện Thượng tướng Trương Dương treo cổ tự tử (ngày 23/11) đã gây chấn động dư luận Trung Quốc. Truyền thông Hồng Kông dẫn thông tin từ người có quan hệ thân thiết với vị tướng này cho biết, ông ta dùng cái chết để bảo vệ người mà ông ta muốn bảo vệ.

Trương Dương (phải) và Phòng Phong Huy (trái) (Ảnh: Getty images)

Ngày 28/11, chính quyền Trung Quốc xác thực thông tin Thượng tướng Trương Dương, cựu Chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã treo cổ tự tử qua đời tại nhà riêng vào ngày 23/11.

Giới chức Trung Quốc chỉ ra, trước đây Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã cho điều tra đối với Trương Dương, đã xác định ông ta có liên quan đến vụ án của hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Quá trình điều tra cho thấy Trương Dương vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, liên quan đến tham ô và hối lộ, có số tài sản lớn không rõ nguồn gốc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc còn chỉ ra Trương Dương quan hệ chặt chẽ với hai “hổ to” quân đội khác: Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) cựu Tham mưu trưởng Ban Tham mưu Liên hợp Ủy ban Quân sự Trung ương, là người “hợp tác” lâu dài của Trương Dương; người kia là Thượng tướng Lý Kế Nại (Li Jinai), từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị như Trương Dương.

Tin sáng Hoa Nam (Hồng Kông) cho biết, sau ngày 28/8 khi Trương Dương bị điều tra, ông ta đã liên tục bị quản thúc tại nhà, ngày 23/11 nhân viên của Quân ủy Trung ương “đến thăm” nơi ở của Trương Dương, ông ta nói đi thay quần áo, nhưng kết quả lại treo cổ tự tử. Giới chức Trung Quốc nhận định rằng ông ta sợ tội nên tự tử.

Người có quan hệ thân thiết với quan chức này chia sẻ với truyền thông Hồng Kông rằng, giới quân sự Trung Quốc có dự đoán, Trương Dương từng hối lộ cho Quách Bá Hùng hơn 3,7 triệu Đô la Mỹ.

Tác giả phân tích, “Do vụ án này liên quan đến nhiều quan chức quân đội khác, cái chết của Trương Dương có thể sẽ ảnh hưởng đến công tác điều tra chống tham nhũng.” “Có thể ông ta nghĩ dùng cái chết để bảo vệ bạn bè liên quan đến vụ án.”

Có nhiều quan điểm tương đồng khi phân tích cái chết của quan chức này. New York Times dẫn ý kiến của phó giáo sư Lý Minh Giang thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore): “Một người đầy lý tính mà có quyết định dữ dội như thế, phải hy sinh sinh mạng có phần không thỏa đáng. Có thể ông ta hy vọng bảo vệ người khác, ví dụ người nhà hoặc người thân.”

Ông Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin), Phó Giáo sư Học viện Chính pháp Thượng Hải chia sẻ trên Đài Á châu Tự do (VOA) rằng, chúng ta khó mà đoán được tâm lý của người tự sát. Nhưng cái chết của Trương Dương chắc chắn mang rất nhiều bí mật đi theo. Xuất phát từ ý nguyện chủ quan của bản thân ông ta, có thể là muốn bảo vệ một số người.

Thực tế, kể từ Đại hội 18 sau khi ông Tập Cận Bình phát động kế hoạch chống tham nhũng, sự kiện tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc vì sợ tội mà tự sát có rất nhiều, còn đa số dư luận thì thường nghĩ kẻ tự sát muốn bảo vệ ai đó khác, hoặc bị diệt khẩu.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

7 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

17 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

22 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

22 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

32 phút ago