Hôm 2/7, Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia Trung Quốc đã tiến hành hiệu đính “Quy định Cấy ghép nội tạng người”, và đã công bố “Dự thảo Quy định Cấy ghép nội tạng người”. Dự thảo quy định dùng cơ quan nội tạng sống của công dân chưa đủ 18 tuổi để phẫu thuật cấy ghép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tin vừa được công bố đã khiến dư luận tranh cãi về lịch sử cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc.
Nhiều kênh truyền thông của Trung Quốc Đại Lục hôm 2/7 liên tiếp đăng tải bài báo có tiêu đề “Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia: Lấy cơ quan tạng sống của công dân chưa đủ 18 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự” của tờ Nhật báo Bắc Kinh. Bản tin cho biết, Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc tiến hành hiệu đính “Quy định Cấy ghép nội tạng người”, quy định này ghi: Hành vi lấy cơ quan tạng chưa được bản thân công dân đồng ý, công dân khi còn sống không đồng ý hiến tặng cơ quan tạng nhưng vẫn bị lấy cơ quan tạng trong thi thể của họ, lấy cơ quan tạng trong cơ thể sống của công dân chưa đủ 18 tuổi, đều sẽ cấu thành tội phạm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, thông tin này sau khi được lan truyền ra, đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận, chủ yếu xoay quanh cách đặt tiêu đề của bài báo.
Ông Hồ Bình, Tổng biên tập danh dự của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh, viết trên Twitter rằng, “Tiêu đề này phải chăng là nói: (1) Trước đây lấy nội tạng của cơ thể sống của công dân chưa đủ 18 tuổi là không truy cứu trách nhiệm hình sự; (2) Lấy nội tạng của cơ thể sống của công dân trên 18 tuổi trong quá khứ và từ nay về sau đều sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Nhà bình luận tài chính kinh tế nổi tiếng “Mắt lạnh Tài chính Kinh tế” cũng viết trên Twitter rằng, “Điều này coi như thừa nhận rồi, lấy [nội tạng] của người 18 tuổi trở lên có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự!”.
Không ít cư dân mạng cũng cho biết: “Người trên 18 tuổi có thể tùy ý lấy nội tạng?”, “Đây không phải là giết người ta sao? Cần phải xử với hình phạt nặng nhất!”.
Thực chất về nội dung quy định thì không có vấn đề gì. Người dưới 18 tuổi có thể chưa đủ điều kiện để tự nguyện quyết định hiến tạng, nên quy định này mới có thêm phần sau dành riêng cho việc lấy tạng của người dưới 18 tuổi: “lấy cơ quan tạng trong cơ thể sống của công dân chưa đủ 18 tuổi“. Mặt khác, người trên 18 tuổi đã đủ điều kiện tự nguyện hiến tạng, nên được nói đến ở phần trước rồi: “Hành vi lấy cơ quan tạng chưa được bản thân công dân đồng ý, công dân khi còn sống không đồng ý hiến tặng cơ quan tạng nhưng vẫn bị lấy cơ quan tạng trong thi thể của họ“. Chỉ là cách viết quy định không được rõ ràng.
Điều đáng nói ở đây là cách tờ Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, cùng tội ác thu hoạch tạng là “bí mật công khai” tại Trung Quốc đã làm dấy lên cuộc tranh luận này.
Thực tế, tại Trung Quốc Đại Lục, hành vi mổ sống lấy nội tạng để tiến hành phẫu thuật cấy ghép lâu nay đã được quốc tế chú ý.
Theo tài liệu của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2005, Trung Quốc có 41.500 ca phẫu thuật thuật cấy ghép nội tạng, nguồn gốc tạng của các ca cấy ghép này không cách nào giải thích được.
Năm 2006, lần đầu tiên có nhân chứng lộ diện tiết lộ, ĐCSTQ đang cưỡng bức thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công. Trong 10 năm sau đó, ngày càng nhiều chứng cứ chứng minh ĐCSTQ thu hoạch tạng sống đã phạm phải tội ác phản nhân loại.
Sau đó, ông David Mantas – Luật sư Nhân quyền người Canada, và ông David Kilgour – Cựu Quốc vụ khanh của chính phủ Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, công tố viên Hoàng gia Canada, đã nhận lời thỉnh cầu của tổ chức nhân quyền độc lập, tiến hành điều tra nhiều phương diện về vấn đề thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục; tháng 7/2006, họ đã công bố “Báo cáo cáo buộc Trung Quốc thu hoạch nội tạng sống của người tập Pháp Luân Công”, báo cáo chỉ ra, thông qua 52 chứng cứ khác nhau chứng minh hành vi mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công của ĐCSTQ xác thực là có tồn tại.
Đối với cáo buộc thu hoạch tạng sống của người tập Pháp Luân Công, ĐCSTQ im lặng phủ nhận, nhưng đồng thời lại từ chối yêu cầu của liên Hiệp Quốc về việc công bố dữ liệu để làm phản chứng, và từ chối để tổ chức nước ngoài vào Trung Quốc điều tra độc lập.
Tháng 6 năm 2019, Tòa án nhân dân độc lập tại London (Anh Quốc) tuyên án, cáo buộc hành vi thu hoạch nội tạng sống của tù nhân lương tâm của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tồn tại nhiều năm, hành vi này đến nay vẫn còn tồn tại, và người tập Pháp Luân Công lại là nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu nhất.
Sau khi Tòa án nhân dân độc lập đưa ra phán quyết này, nhiều kênh truyền thông chủ lưu như Reuters, Daily Telegraph, Fox News, v.v, cũng liên tiếp đưa tin về việc này.
Ban Mai
Xem thêm: Tập Cận Bình thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia vì không còn đường lùi?
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…