Trung Quốc

Quyền lực nhân sự của Tập Cận Bình đã bị tước bỏ? Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn?

Việc Trung Quốc lần đầu tiên thay đổi chức vụ giữa 2 bộ quan trọng, khi Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương Lý Cán Kiệt chuyển sang giữ chức Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất, còn Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất, Thạch Thái Phong, chuyển sang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương, đã thu hút sự chú ý. Một số phân tích cho rằng việc hoán đổi chức vụ này thực chất là sự suy yếu của phe Tập Cận Bình và sự thăng tiến của phe Đoàn. Phe chống Tập đã không còn kiên nhẫn và chính thức giành lấy quyền lực nhân sự từ tay Tập Cận Bình. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc thanh trừng đối với những người thân tín của Tập trong cả hệ thống đảng và chính quyền.

Ngày 8/3/2024, ông Tập Cận Bình tại Đại hội Nhân đại toàn quốc. (Ảnh: Pedro Pardo/AFP qua Getty Images)

Lý Cán Kiệt và Thạch Thái Phong chuyển đổi vị trí

Vào ngày 2 tháng 4, các tờ báo Hong Kong Sing Tao DailySouth China Morning Post lần lượt trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương Thạch Thái Phong đã chuyển sang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương, trong khi Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương Lý Cán Kiệt sẽ nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương. Chính phủ Trung Quốc đã xác nhận thông tin này vào buổi tối cùng ngày.

Trang web “Đảng Cộng sản Trung Quốc” trực thuộc Bộ Tổ chức Trung ương đã thông báo, rằng vào ngày thứ Tư (2/4), Thạch Thái Phong với tư cách Bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương đã nghe báo cáo về tình hình triển khai các hoạt động nghiên cứu và giáo dục nhằm thực hiện các quy định của Trung ương.

Theo tin từ Tân Hoa Xã, vào ngày thứ Tư, Lý Cán Kiệt với tư cách Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương đã chủ trì buổi tọa đàm về công tác giám sát dân chủ bảo vệ môi trường sinh thái sông Dương Tử do các đảng dân chủ Trung ương và những người không phải là đảng viên tổ chức tại Bắc Kinh.

Lật đổ sự sắp xếp nhân sự của Tập

Nhà bình luận Văn Chiêu đã phân tích trong chương trình tự truyền thông của mình rằng đằng sau sự điều chỉnh nhân sự này là sự thay đổi trong mô hình phân bổ quyền lực, với một số phe phái trỗi dậy nắm quyền trong khi một số khác suy yếu.

Ông Văn Chiêu chỉ ra rằng, ông Thạch Thái Phong đã 68 tuổi, cơ hội được thăng chức lên cấp nhà nước và trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tương lai là rất thấp. Hiện nay, vẫn còn hơn 2 năm nữa mới đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XXI, điều này cho thấy, Thạch Thái Phong là nhân vật quá độ, được một số thế lực bè phái bổ nhiệm để nắm giữ quyền lực quan trọng trong việc giới thiệu và lựa chọn cán bộ cấp cao.

Ông Văn Chiêu cho rằng “việc bổ nhiệm nhân sự này hẳn là một phe phái khác muốn lật đổ cách bố trí nhân sự của Tập Cận Bình, vô hiệu hóa mọi sự sắp xếp cho việc tái đắc cử của Tập Cận Bình và biến Tập thành một người chỉ huy không có quân lính. Nếu thông tin về việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Hà Vệ Đông, gặp sự cố là sự thật, thì đó không chỉ là việc cắt giảm quyền lực của Tập Cận Bình, mà đã cắt sâu đến tận ‘quần lót’ của ông ấy”.

Ông chỉ ra rằng Vương Hỗ Ninh đã đi cùng Thạch Thái Phong trong nhiều chuyến đi thực tế, điều này cho thấy Thạch Thái Phong rất tận tâm hỗ trợ Vương Hỗ Ninh. Việc bổ nhiệm ông Thạch Thái Phong làm chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc vào năm 2022 có thể là do Vương Hỗ Ninh dàn dựng, vì hai người từ lâu đã là liên minh. “Thạch Thái Phong và Vương Hỗ Ninh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và vai trò của Vương Hỗ Ninh trong cơ cấu quyền lực tương lai sẽ rất đáng chú ý. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào đi nữa, đó cũng là kết quả của việc giảm bớt sức mạnh của phe cánh thân tín của Tập Cận Bình”.

Phe của Tập mất quyền lực, trong khi phe của Đoàn lại giành được quyền lực

Nhà bình luận Đường Tĩnh Viễn đã phân tích trong kênh tự truyền thông của mình rằng, việc chuyển đổi chức vị này thực chất là thăng chức cho Thạch Thái Phong, nhưng lại là giáng chức đối với Lý Cán Kiệt. Lý Cán Kiệt thay thế Trần Hi. Họ có mối quan hệ thân thiết và đều thuộc phe Thanh Hoa. “Trần Hi là người thân tín của Tập Cận Bình, nên Lý Cán Kiệt luôn được coi là người thân tín của Tập.”

Còn Thạch Thái Phong có chút đặc biệt. Ông và Tập Cận Bình đã có những tương tác từ năm 2007 đến năm 2012, khi đó Tập là người kế thừa, giữ chức hiệu trưởng Học viện Chính trị Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch Quốc gia. Tuy nhiên, Thạch Thái Phong cũng có mối quan hệ với Lý Khắc Cường, khi cả hai là bạn học cùng khóa tại khoa Luật, Đại học Bắc Kinh vào các năm 1978 và 1982. Thêm vào đó, Thạch Thái Phong đã có 9 năm làm Phó Hiệu trưởng Học viện Chính trị Trung ương, phục vụ dưới ba vị Hiệu trưởng là Hồ Cẩm Đào, Tăng Khánh Hồng và Tập Cận Bình.

“Vì vậy, Thạch Thái Phong không hoàn toàn thuộc phe Tập Cận Bình, ông được xem là có mối liên hệ với phe Đoàn (Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường)”. Vào tháng 3 năm 2016, khi Hồ Cẩm Đào đã nghỉ hưu, ông đã trở lại Giang Tô để thờ cúng tổ tiên, và khi đó, Thạch Thái Phong, khi đang là Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, đã đến thăm Hồ Cẩm Đào tại nhà riêng, điều này cho thấy mối quan hệ cá nhân của họ khá mật thiết.

Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng, việc hoán đổi chức vụ này thực chất là sự suy yếu của phe Tập Cận Bình và sự thăng tiến của phe Đoàn. Việc South China Morning Post, một tờ báo không thuộc phe Tập, là tờ đầu tiên đưa tin về sự việc này cho thấy điều đó có thể bất lợi đối với Tập Cận Bình, và càng chứng minh quyền lực của ông đã bị suy yếu.

Phe chống Tập đã mất kiên nhẫn. Quyền lực nhân sự của Tập đã bị tước bỏ.

Đường Tĩnh Viễn cho biết Tập Cận Bình không chỉ mất đi quyền lực quân sự mà ngay cả quyền lực tổ chức và nhân sự trong đảng cũng đã chính thức bị tước bỏ. “Đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy một cuộc thanh trừng lớn đối với những người thân cận của Tập Cận Bình và quân đội của ông sắp bắt đầu.”

Trước đây là việc thanh trừng trong quân đội, tiếp theo có thể là cuộc thanh trừng trong hai hệ thống đảng và chính quyền. “Điều này thể hiện sự cấp bách về mặt thời gian, phe phản Tập không còn kiên nhẫn hoặc không có thời gian để đợi đến năm 2027 và thực hiện việc thay đổi nhân sự theo thủ tục thông thường”.

Thường vụ đảo chính, lão thành phe Đoàn nắm quyền kiểm soát Bộ Chính trị?

Đường Tĩnh Viễn cho rằng, việc Tập Cận Bình không thể giữ được Bộ Tổ chức Trung ương, một điểm mấu chốt quan trọng, cho thấy ông không còn kiểm soát được Bộ Chính trị. “Giải thích hợp lý duy nhất là 5 ủy viên Thường vụ thuộc phe Tập Cận Bình, đa số thậm chí không loại trừ là tất cả, đã quay lưng lại. Người thực sự nắm quyền điều hành Bộ Chính trị ít nhất có những nhân vật cốt lõi của phe Đoàn, chẳng hạn như Ôn Gia Bảo”.

Nhà bình luận chính trị người Mỹ Trần Phá Không cho rằng, việc Thạch Thái Phong thăng chức lần này chắc chắn có sự can thiệp từ các lão thành chính trị, có thể là Hồ Cẩm Đào hoặc là Hồ Cẩm Đào cùng với Tăng Khánh Hồng. Ông cho biết, hiện nay quyền lực quân sự nằm trong tay Trương Hựu Hiệp, còn quyền lực nhân sự trong Đảng có thể sẽ trở lại tay Hồ Cẩm Đào, vì Thạch Thái Phong và Lý Khắc Cường là bạn học cùng lớp tại đại học. “Hiện tại, có ba người sinh năm 1942 đang có ảnh hưởng, đó là cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo và con trai Hồ Diệu Bang là Hồ Đức Bình. Tôi cho rằng, nếu các lão thành chính trị thực sự có thể đóng vai trò này thì Tăng Khánh Hồng cũng là một trong số đó”.

Trước đó, nhà bình luận độc lập Thái Thận Khôn đã tiết lộ trên phương tiện truyền thông tự do rằng một người bạn trong nước cho biết, “Hiện nay quyền lực của ĐCSTQ đã chuyển giao cho 3 người sinh năm 1942, đó là Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và Hồ Đức Bình”. Người bạn này cho biết, sau Hội nghị Trung ương 3 năm ngoái, lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã quay trở lại mô hình lãnh đạo tập thể. “Giờ đây, đối với Tập Cận Bình, chỉ còn là vấn đề chờ thông báo chính thức từ chức. Thời gian thông báo chính thức có thể sẽ không kéo dài lâu, và có thể được công bố trong Hội nghị Trung ương 4”.

Tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập ĐCSTQ năm ngoái, việc các lão thành chính trị Ôn Gia Bảo và Lý Thụy Hoàn ngồi hai bên Tập Cận Bình đã gây ra nhiều suy đoán. Một số phân tích cho rằng, sau khi Tập Cận Bình ngã bệnh trong Hội nghị Trung ương 3, quyền lực của ĐCSTQ đã có sự thay đổi, quyền lực của Tập Cận Bình đã bị suy yếu, và trung ương đã quay trở lại mô hình lãnh đạo tập thể ở một mức độ nhất định.

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

Gương người xưa hối lỗi, làm lại cuộc đời

Những người dám dũng cảm đối mặt với thiếu sót và chỉnh sửa bản thân,…

10 phút ago

Tản mạn về vài cung thủ thiên tài trong lịch sử

Tài năng của các cung thủ này không chỉ dừng ở "bách phát bách trúng".

20 phút ago

Lòng người tâm phục bởi đức, không tâm phục bởi lực

Trong trị quốc hay đối nhân xử thế, chỉ dùng đức mới có thể thật…

30 phút ago

Ngoại trưởng Marco Rubio: Hoa Kỳ phải ‘thiết lập lại trật tự thương mại toàn cầu’

Ngoại trưởng Marco Rubio cam kết Hoa Kỳ phải "thiết lập lại trật tự thương…

32 phút ago

Thuế quan mới nhất của ông Trump ngăn chặn việc “rửa xuất xứ” hàng Trung Quốc

Chính sách thuế quan mới này của ông Trump gần như đã chặn đứng con…

37 phút ago