RFA: Ít nhất 22 người chết đói, 600 bị bắt vì biểu tình chống phong tỏa ở Tân Cương

Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục thực thi chính sách “zero COVID” nhưng dịch bệnh vẫn lây lan khiến dư luận bất bình. Mới đây, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin rằng do thành phố Y Ninh ở phía bắc Tân Cương bị phong tỏa trong thời gian dài khiến ít nhất 22 người chết vì đói hoặc thiếu chăm sóc y tế.

Hình ảnh người dân Tân Cương xếp hàng làm xét nghiệm axit nucleic, trong đêm đi siêu thị mua đồ ăn trước khi phong tỏa. (Ảnh: Cắt từ video)

Thành phố Y Ninh thuộc Tân Cương phong tỏa, 22 người chết đói trong một ngày

Theo RFA, có khoảng 500.000 người sống ở thành phố Y Ninh, Tân Cương. Hầu hết cư dân là người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo dân tộc Turk. Kể từ khi thành phố phong tỏa vào đầu tháng 8, liên tục có thông tin về người dân địa phương chết vì đói hoặc thiếu thuốc.

Tuần trước, để khôi phục lại cuộc sống bình thường, người dân thành phố Y Ninh không còn cách nào khác phải xuống đường biểu tình ôn hòa, phản đối việc chính quyền không màng đến thực tế là người dân chết đói do phong tỏa thành phố. Được biết, hơn 600 người, hầu hết là thanh niên, đã bị chính quyền bắt giữ.

Sau khi các video biểu tình này được tải lên các nền tảng xã hội tại Trung Quốc Đại Lục, chúng nhanh chóng bị chính quyền kiểm duyệt và xóa bỏ. Mặc dù không thể xác nhận những cáo buộc trong những đoạn video này có phải là sự thật hay không, nhưng RFA đã xác nhận với các quan chức và cảnh sát thành phố Y Ninh rằng ít nhất 22 người đã chết vào ngày 15/9.

“20 người chết đói, đừng gọi nữa”, một quan chức từ cơ quan Dịch vụ khẩn cấp của thành phố Y Ninh trả lời và từ chối cung cấp thêm thông tin.

Một nhân viên bảo vệ ở một ngôi làng địa phương nói với RFA rằng ở chỗ họ có hai cư dân gần đây đã chết do thiếu đồ ăn.

Một quan chức cảnh sát Yining bác bỏ tin đồn lan truyền trên mạng xã hội rằng 100 người chết trong một ngày, nói rằng số người chết là “khoảng 21, 22”.

Theo một đoạn video chia sẻ trên Tiktok, một trong những người tử vong hôm 15/9 là Halmutar Ömerjan, chủ tịch một làng ở Y Ninh. Vợ của người này nói, “Họ đã giết chồng tôi … Không ai trả lời cuộc gọi của tôi.”

Góa phụ cũng cho biết trong đoạn video rằng sau khi bị cách ly 7 ngày, ông Halmutar Ömerjan đã được chuyển đến một nơi về cơ bản không ai có thể ở được, trước khi về nhà ông đã bị suy dinh dưỡng và có ai chăm sóc.

Châu tự trị dân tộc Kazakh Y Lê bị phong tỏa hơn 40 ngày, người dân đăng bài kêu cứu nhưng bị chặn

Trên thực tế, do Tân Cương bị phong tỏa và kiểm soát trong thời gian dài, các vấn đề như thiếu nguyên liệu và hạn chế tiếp cận thuốc men đã xảy ra ở địa phương, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Trước đó, nhiều người đã đăng bài viết kêu cứu lên các mạng xã hội.

Ông Abduweli Ayup, một học giả người Duy Ngô Nhĩ đã theo dõi tình hình ở Tân Cương từ nước ngoài trong một thời gian dài, bắt đầu chia sẻ video về những người Duy Ngô Nhĩ địa phương (Tân Cương) kêu gọi sự giúp đỡ thông qua Twitter vào đầu tháng Chín. Những đoạn video cầu cứu này cho thấy chính quyền địa phương nghiêm cấm người dân ra ngoài, có một số nhà còn bị bịt chặt cổng lại. Một số video cũng cho thấy mọi người phải thả dây thừng từ cửa sổ xuống tầng 1 để lấy đồ.

 

Theo lời kể của một cặp vợ chồng người Duy Ngô Nhĩ sống ở châu Âu vào giữa tháng này, cha mẹ già của cô ở Tân Cương đã gần một tuần không được ăn và phải hái lá cây ở trong sân vườn ở nơi bị phong tỏa để nấu canh. Họ cho biết bố mẹ mình đã bị chính quyền hạn chế ở trong nhà ít nhất 40 ngày.

Trên Weibo cũng có thông tin cho biết người dân ở địa phương không có cách nào để đi khám chữa bệnh. Ngày 8/9, một người dùng Weibo cho biết anh và con gái 2 tuổi đi khám bệnh, cháu bé bị sốt 39 độ và từng trình báo với bí thư của cộng đồng, nhưng không được bố trí đưa đi bệnh viện điều trị. Một cư dân mạng khác cũng cho biết, có những cụ già ngoài 80 tuổi không thể ăn cơm ở nhà một mình, vài trẻ nhỏ 4, 5 tuổi sốt 40 độ mà không có ai quản. Tuy nhiên, những bài viết cầu cứu đã lần lượt bị các quản trị mạng Đại Lục chặn lại.

Ngoài ra, các bài viết mô tả tình hình Y Ninh hỗn loạn do phong tỏa và thiếu hụt nguồn cung cấp đồ dùng thiết yếu trên WeChat cũng đã bị xóa. Đến ngày 11/9, Cục Công an thành phố Y Ninh thông báo đã bắt giữ 4 người nam với tội danh tung tin đồn trên mạng, kích động chống đối và gây rối trật tự thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Về vấn đề này, bà Vương Á Thu (Wang Yaqiu), một nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tiếng nói nước Đức (DW) rằng chính sách “zero COVID” đã trở thành một “vấn đề chính trị và ý thức hệ” ở Trung Quốc. Một khi chính sách phòng chống dịch trở thành một vấn đề ý thức hệ, Chính phủ Trung Quốc sẽ rất khó quay trở đầu.

Lê Tiểu Quỳ

Published by
Lê Tiểu Quỳ

Recent Posts

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

7 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

10 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

12 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

12 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

12 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

13 giờ ago