Người dân Iran xé chân dung “lãnh tụ tối cao” khiến cư dân mạng TQ thổn thức

Sau khi một cô gái “đội khăn trùm đầu không đúng cách” bị cảnh sát giết chết, các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp Iran đã tiếp tục lan rộng, và biến thành cuộc biểu tình chính trị chống lại chính quyền. Một đoạn video quay lại cảnh người dân địa phương xé chân dung của “Lãnh tụ tối cao” Ruhollah Khomeini và Ali Khamenei được lan truyền trên mạng xã hội, làm dậy sóng cư dân mạng Trung Quốc.

Ngày 23/9/2022, cuộc đấu tranh của nhân dân Iran chống lại chế độ độc tài vẫn tiếp tục. (Ảnh: AFP qua Getty Image)

Theo đoạn video được lan truyền rộng rãi, 2 người đàn ông đã trèo lên bức tường bên ngoài của Tòa nhà Chính phủ ở Surrey, thủ phủ tỉnh Mazandaran, và xé nát ảnh chân dung của hai ông Khomeini và Khamenei. Đám đông bên dưới hò reo, vỗ tay nhiệt liệt và hô vang những khẩu hiệu như “Kẻ độc tài hãy chết đi”.

Ông Khomeini là cựu lãnh tụ tối cao của Iran, và ông Khamenei là lãnh tụ tối cao hiện tại. Họ là những người cai trị thực sự của đất nước, và là những nhà lãnh đạo tối cao của quốc gia tôn giáo này.

Họ cũng là 2 người duy nhất được gọi là “lãnh tụ tối cao” kể từ cuộc cách mạng của Iran năm 1978. Vì bị các tổ chức nhân quyền và tổ chức quốc tế liệt vào danh sách biểu tượng của “tội ác“, nên họ thường không ra nước ngoài.

Đoạn video xé chân dung của 2 “lãnh tụ tối cao” bị chặn nghiêm ngặt trên Weibo ở Trung Quốc Đại Lục, nhưng một số người vẫn đăng lại video. Nhiều cư dân mạng đã sử dụng các cuộc biểu tình của Iran, để bày tỏ sự bất lực, hoặc không đồng tình với hiện trạng, hay sự tức giận với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

(Nội dung: “Người dân Iran vừa xé ảnh chân dung của Khomeini và Khamenei, có ý nghĩa rất lớn”)
(Nội dung: “Mọi người đừng nhầm, đây là cảnh thanh niên biểu tình Iran xé ảnh Khamenei, không phải ở nước ta (Trung Quốc).”)
(Nội dung: “Cuối cùng thì Khamenei đã 404 (biến mất) rồi.”)

Iran quy định tất cả các bé gái trên 7 tuổi phải đội khăn trùm đầu ở nơi công cộng và phải che thân bằng quần áo rộng. Cảnh sát cũng tiến hành kiểm tra phụ nữ trên đường phố. Những người vi phạm sẽ bị bắt, và phải đối mặt với việc “giáo dục lại”, phạt tiền, nhục hình, đòn roi, thậm chí bị bỏ tù. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình của người dân.

(Nội dung: “Thế cục Iran: Một bức tranh biếm họa phản ánh việc phụ nữ Iran đánh đổ nền thống trị thần quyền của Khamenei, vì mưu cầu được giải phóng bản thân. Người Iran cố lên!”)
(Nội dung: “Luật sư Đới Hiểu Đông Tây An: Người dân Iran đã thức tỉnh, đối diện với chiếc quan tài sống, có những trải nghiệm sâu sắc. Hãy đứng lên lật đổ chiếc quan tài sống này. Những người phụ nữ phẫn nộ đốt cháy khăn chùm đầu, không chịu nỗi khổ trong địa ngục nữa.”)

Một số người nói rằng bất cứ chuyện gì xảy ra với một quốc gia tà ác, Hoa Kỳ đều sẽ bị mang ra đổ lỗi.

(Tài khoản “Cai thuốc vì bạn” viết: “Iran hãy điều tra xem ‘tên cảnh sát đạo đức’ đánh chết cô gái có phải là người máy do Mỹ chế tạo giả mạo hay không? Nước Mỹ quá tệ!”

Tài khoản “Trần Diêu Ioyal” viết: “Bên Mỹ: Người ta đang ở trong nhà, họa từ trên Trời rơi xuống.”)

Một số cư dân mạng cho rằng, ở đâu có áp bức, ở đó có phản kháng.

Có người mỉa mai: “Chính phủ Iran nói rằng chúng ta phải tự tin vào văn hóa truyền thống của mình. Phụ nữ đội khăn trùm đầu là một phụ nữ quý tộc và được pháp luật bảo vệ. Nếu phụ nữ không đội khăn trùm đầu, hoặc đội khăn trùm đầu không đúng cách, thì cô ấy là một tiện dân, và không được pháp luật bảo vệ. Bởi vì không đội khăn trùm đầu là không yêu nước, không đội khăn trùm đầu không phải là người Iran. Chúng ta đeo khẩu trang, điều này cũng tương tự. “

Giới truyền thông Iran đều đang đưa tin về cuộc biểu tình. Có người than thở, ở Iran có tự do báo chí và tự do biểu tình.

Có người ngấm ngầm đề cập đến sự kiện “trung chuyển chống dịch” (chở nhân viên liên quan đến kiểm dịch) ở Quý Châu, Trung Quốc, dẫn đến vụ lật xe và cái chết của 27 người.

(Nội dung: “Hoa Kỳ chết một người da đen, biểu tình bùng phát. Iran chết một cô gái, biểu tình bùng phát. Trung Quốc chết cả một xe chở đầy người.”)
(Nội dung: “Chết 1 người đã thế này, 28 người thì sao?”)

Chính quyền Trung Quốc coi truyền thông như bộ máy phát ngôn và định hướng dư luận của đảng với chính phủ. Khi mới thành lập, ĐCSTQ đã nêu cao khẩu hiệu: “Báng súng – ngòi bút, đoạt lấy chính quyền, củng cố chính quyền chính là nhờ vào 2 thứ này.”

Sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ đã khống chế nghiêm ngặt tất cả các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí, tạp chí, và cả truyền thông xã hội. Hệ thống tường lửa Great Fire Wall khổng lồ còn được thiết lập nhằm ngăn chặn người dân truy cập những trang web mà chính quyền không cho phép.

Các cơ quan ngôn luận còn được chỉ thị: “Sự thật cần phải vì chính trị mà phục vụ, lịch sử và tin tức, không được nói sự thực, chỉ nói những gì mang tính khuynh hướng.” Điều đáng sợ là đa số người dân Trung Quốc vẫn tin vào tuyên truyền chính trị của chính quyền.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

58 phút ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

1 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

2 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

3 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

3 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

5 giờ ago