Mặc dù ý dân Hồng Kông đã như cơn lốc quét ngang bầu cử Hội đồng quận, giúp phe dân chủ giành được áp đảo số ghế, nhưng vẫn còn hàng chục người kiên quyết trấn thủ trong Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU). Các nhà lập pháp được bầu đã lên tiếng rằng đợt bầu cử này được đổi từ máu và nước mắt của người dân Hồng Kông, chớ quên các sinh viên vẫn đang bị nguy hại.
Sự kiện bao vây tấn công PolyU của cảnh sát Hồng Kông diễn ra trong nhiều ngày qua vẫn chưa kết thúc. Đến ngày bao vây thứ năm, phóng viên của tờ Epoch Times (Mỹ) đã đến thăm người làm bếp luôn ở lại trong khuôn viên PolyU. Anh đầu bếp 39 tuổi với 12 năm kinh nghiệm về ẩm thực Trung Hoa và Tây phương ấy kể rằng bản thân tự nguyện từ “bên ngoài” đi vào “bên trong” để giúp nấu ăn, vô tình liên quan đến câu chuyện về “niềm tin”.
“Thật ra tôi không phải là sinh viên, cũng không phải giảng viên của trường, trong chúng tôi có rất nhiều người đáng lẽ không nên đến đây, nhưng chúng tôi chỉ muốn quan tâm đến họ. Tôi thấy có người muốn ăn thứ gì đó nhưng không ai nấu cho, vì vậy tôi tìm đến nơi nấu ăn (phòng ăn) rồi nấu cho họ, chỉ đơn giản vậy.” – người làm bếp nói đơn giản vậy nhưng anh ta lại có thể bị buộc tội bạo loạn.
Từ ngày 17/11 cảnh sát đã huy động xe bắn nước và xe bọc thép để bao vây PolyU, đến sáng ngày 18/11 đã xông thẳng vào khuôn viên của PolyU, còn các sinh viên đã đáp trả bằng bom xăng. Cảnh sát cho biết bất cứ khi nào có người biểu tình muốn rời khỏi trường là họ bắn hơi cay, bắt giữ và người đó sẽ bị cáo buộc tội danh bạo loạn.
Trước đe dọa như vậy, anh đầu bếp buộc lá cờ Mỹ quanh eo, tay khua muỗng canh, dự định ở lại trong nhà ăn. Anh đặt tên cho “chiến hữu muỗng canh” là “Nhậm Kiếm Huy”, còn lá cờ thể hiện niềm tin của anh đối với tự do. Trong thời gian qua, “lá cờ Mỹ” và “Nhậm Kiếm Huy” đã đồng hành cùng anh để làm đầy bao tử của hàng ngàn người trong PolyU và cả Đại học Trung Văn Hồng Kông (CUHK).
Anh cho rằng, chính quyền cáo buộc người biểu tình là “người bạo loạn” để làm rối tâm trí mọi người, “ví dụ quy kết chúng tôi là ‘bạo loạn’, sinh viên là ‘gây rối’. Tại sao lại dùng từ như vậy? Là vì họ tưởng tuyên truyền thế nào thì có thể khiến mọi người phải suy nghĩ như vậy. Nhưng ngay từ đầu bản thân anh đầu bếp đã không tin vào lời tuyên truyền của Chính phủ.
Kể từ khi bùng nổ biểu tình chống Dự luật Dẫn độ vào tháng Sáu, vì anh đầu bếp có công việc chính toàn thời gian, nên chỉ trong thời gian rảnh mới đi tham gia diễu hành. Ngày 11/11 anh đã tham gia “tam bãi” (bãi công, bãi thị, bãi khóa), hôm sau đi làm lại nghe nói cảnh sát đã tấn công vũ lực vào khuôn viên của CUHK. Hôm đó vừa tan giờ làm là anh đến ngay CUHK và ở đó liên tục 15 ngày, nấu ăn cho các sinh viên, cho đến khi không còn ai ở CUHK cần anh nấu cho ăn thì anh mới rời địa điểm.
Anh cùng một số sinh viên vào PolyU. Bản thân anh cũng không ngờ cuộc đình công này kéo dài đến hai tuần.
Tại đây anh đã gặp những người biểu tình nhỏ tuổi nhất, chỉ mới 12 hoặc 13 tuổi, kể đến đây anh không thể cầm được nước mắt, “Tại sao có thể để các bé 12 tuổi phải trang bị toàn thân để rồi mọi người gọi đó là ‘nổi loạn’, dùng súng sát thương họ, cái gọi là cảnh sát đã truy đuổi họ.”
Anh kể về chuyện đã bỏ học đại học, do một số lý do như từng bị bắt vào tù, gặp những chuyện thất bại, nhưng những ngày này khi ở cùng những ‘đứa trẻ” này, anh cảm thấy “đó chỉ là vì bản thân vô dụng mới làm hại khiến những bé con này phải xung trận. Nếu khi đó chúng tôi quyết chiến đấu, có thêm một chút can đảm, gắng tiến thêm một vài bước nữa mà không bỏ cuộc, thì bây giờ sẽ không như vậy, khiến những bé nhỏ này phải toàn thân trang bị ra chiến trường.”
Anh đầu bếp tiếp tục kể: “Họ thật can đảm, nhiều can đảm hơn tôi, họ kiên trì hơn tôi, lợi hại hơn tôi, nhưng tại sao tôi lại bước ra và đứng trước mặt họ, chính là tôi cảm thấy sức mạnh xưa kia của tôi đã bị hao mất, họ đã nhặt lên vào trao cho tôi, tôi đón nhận được sức mạnh này thì sao có thể không giúp họ? Họ giúp tôi nhặt đồ của tôi, còn tôi dùng chúng để bảo vệ họ.”
“Nhưng thực ra không phải tôi giúp đỡ họ, tôi bám theo họ, tôi là người bám gót họ. Không phải tôi giúp họ, mà là họ giúp tôi”, anh đầu bếp chia sẻ.
Anh nhận thấy những đứa trẻ vô cùng kiên định, “Những đứa trẻ mới hơn 15 tuổi nhưng ngày càng kiên định, [cảnh sát] dùng súng trấn áp nhưng chúng tuyệt đối không bao giờ rời đi.” Rốt cuộc những đứa trẻ này kiên định vì điều gì? Anh đầu bếp vừa nấu ăn vừa suy nghĩ về điều này.
Anh lý giải điều những đứa trẻ này đang theo đuổi là, “Khi tất cả được dạy bảo rằng thế giới này cần được tốt đẹp hơn, nhưng giờ đây điều chúng ta thấy không như vậy nên chúng ta phải đi tìm kiếm, nhưng người ta lại cho biết làm như vậy là không đúng…”; “Họ dạy chúng tôi nên làm người như thế nào, vậy tại sao họ không làm người như vậy? Thế là tôi không tin họ nữa. Chúng tôi tự tìm câu trả lời cho câu hỏi thế giới sẽ như thế nào. Cho dù chúng tôi có bị đối xử thế nào thì chúng tôi cũng không từ bỏ. Từng người ở bên chúng tôi là người ra sao, chúng tôi có thể thấy được, chúng tôi sẽ không quên.”
Anh cho rằng những đứa trẻ biết rất rõ những người bên cạnh chúng, có những người lời nói không đi cùng hành động, bọn trẻ đều thấy được.
Anh muốn nhắc nhở những người đã bôi nhọ bọn trẻ, dùng mọi thủ đoạn để xúc phạm chúng, “Các người hãy cẩn thận. Họ (những đứa trẻ này) nghĩ gì về các người? Các người tự cho mình là người tốt, nhưng trong mắt chúng thì các người có tốt không?”
Trên thực tế, việc đi vào khuôn viên trường để nấu ăn cho các bạn trẻ biểu tình không phải chuyện đơn giản, “Ngày nay chúng ta có thể kìm kẹp được mãi bọn trẻ không? Hãy thử xem.” Nhưng anh tin chỉ cần có lòng chân thành là có thể giải quyết vấn đề. “Nếu muốn giải quyết vấn đề, phải xem việc bạn có lòng chân thành hay không, có khả năng đó không; khả năng mà tôi có là nấu ăn cho mọi người, tôi biết cách làm thế nào để được như vậy.”
Thỉnh thoảng bọn trẻ muốn tự nấu thì anh sẽ chỉ cho chúng, đôi khi chúng muốn ăn mì ăn liền nhưng không có bộ đồ ăn thì anh kiếm cho chúng, cứ vậy từ từ chiếm được lòng tin của bọn trẻ. “Nếu chúng không tin, có mang gì cho thì chúng cũng không cần đâu”.
Trong bếp, ban đầu cũng có một số người nhiệt tình giúp đỡ, thời điểm đó số người đến ăn khoảng hơn 700 học sinh và sinh viên. Có nhiều đầu bếp tham gia giúp đỡ nên cũng xảy ra nhiều ý kiến, nhưng rốt cuộc anh cảm thấy rằng hoàn cảnh bây giờ không phải chuyện ai nấu ăn giỏi hơn, “Bây giờ là đánh trận, là chiến đấu, trước tiên cần no bụng, còn ăn ngon thì tính sau; trước hết phải no bụng mới không sợ bị bệnh.”
Khi mọi người trong trường đã dần rời bỏ đi, chỉ còn lại hơn chục người, tại sao anh đầu bếp nhất quyết không rời đi? Anh kể rằng vì muốn bảo vệ những đứa trẻ, bọn trẻ đã trải qua nỗi đau bị bỏ rơi, “Tôi không muốn chúng phải chịu những hậu quả này, chúng không thể tưởng tượng được những loại đau khổ này, chúng còn chưa biết, tôi không muốn chúng biết.”
Anh hy vọng cuối cùng những đứa trẻ này có thể trở về với cha mẹ, khi đề cập về một số đứa trẻ mang theo di thư, anh cho biết: “Không phải ai cũng như vậy, chỉ những ai kiên quyết không từ bỏ bất chấp hy sinh tính mạng thì mới mang theo di thư. Nhưng tôi không thể tiết lộ ai mang theo vì gây nguy hiểm cho người ta, chắc chắn có, rất nhiều, thật kinh khủng.”
Khi nghĩ đến những đứa trẻ đã mang di thư ra chiến trường, anh đầu bếp lại bật khóc, “Chúng còn nhỏ như thế đã trở thành chiến sĩ và mang theo di thư bên mình… Tại sao không giao di thư cho người chúng tin tưởng mà lại mang ra chiến trường? Là vì thậm chí đến người để tin tưởng chúng cũng không có.”
Đối với Chính phủ và một số tổ chức truyền thông và nhân sĩ thân Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân danh “yêu nước” để chỉ trích những người biểu tình này là “kẻ nổi loạn”, anh đầu bếp giận dữ nói: “Những người cho rằng chúng là kẻ làm loạn có biết chúng đã khóc bao nhiêu lần không? Một người thế nào mới có thể biến mình thành du côn? Những kẻ tự cho rằng yêu nước kia thực chất là yêu nước gì, có biết không?”
Với thực tế ngày càng ít sinh viên trong trường, khiến anh lo lắng có khi bọn trẻ mang theo thức ăn khô để đến trốn ở nơi khác. “Một số nơi nguy hiểm, khắp nơi bị phong tỏa, khó thoát được.” Khu nhà ăn trái lại là nơi an toàn, “Nếu cảm thấy mệt mỏi thì có thể đến đây (nhà ăn) để bồi bổ.”
Mặc dù ở lại là nguy hiểm, nhưng anh đầu bếp “thấy rất nhiều hy vọng, họ (sinh viên) cho tôi biết rằng họ có can đảm để giải quyết những điều này, chỉ là họ chưa biết phương pháp, họ cũng có trí tuệ, người khác trao đổi họ cũng biết lắng nghe.”
Vậy cơn giông tố này làm sao có thể trở lại bình yên? Anh đầu bếp chia sẻ với phóng viên: “Bạn có biết cách dạy trẻ thành công, làm thế nào để chúng lắng nghe bạn không? Hãy để chúng tôn kính bạn. Vậy tại sao chúng lại tôn kính tôi, tại sao tôi lại phù hợp với chúng? Là vì những điều tôi làm được chúng tin, tôi khiến chúng tin tưởng, chỉ đơn giản vậy!”
Hôm 23/11 giới truyền thông đưa tin, anh đầu bếp nấu ăn cho những người cố thủ trong PolyU đã rời khỏi trường, đi cùng bà CHAN Kam Mei là vợ của Mục sư YUEN Tin-Yau.
Bà CHAN Kam Mei cho biết, anh đầu bếp muốn nấu ăn cho các sinh viên, nhưng gần đây ngày càng ít người đến căng tin, khiến tâm trạng anh dao động. Hiện anh đã lên xe cứu thương rời khỏi PolyU dưới sự chứng kiến của cảnh sát, đã được đưa đến Bệnh viện Queen Elizabeth để theo dõi.
Bà CHAN Kam Mei kể, sau khi rời PolyU, anh đầu bếp hỏi bà rằng còn có sinh viên nào cần giúp đỡ không?
Theo Epoch Times
Xem thêm
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…