Thượng Hải cấm trường tiểu học kiểm tra tiếng Anh cuối kỳ, ứng dụng học tiếng Anh bị gỡ

Từ ngày 24/7, sau khi giới thiệu chính sách giáo dục “giảm kép”, gần đây Thượng Hải đã công bố các biện pháp tiếp theo, cấm các trường tiểu học kiểm tra tiếng Anh cuối kỳ. Ngoài ra, gần đây ứng dụng học tiếng Anh “Duolingo” cũng đột nhiên bị gỡ khỏi nền tảng ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc. Một loạt các động thái của giới chức khiến thế giới bên ngoài nghi ngờ Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu vị thế của tiếng Anh và đóng cửa đất nước một cách toàn diện.

Ngày 3/8, Ủy ban Giáo dục Thành phố Thượng Hải chính thức tuyên bố rằng trong tương lai, học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 chỉ cần thi môn ngữ văn (tiếng phổ thông) và môn toán. (Ảnh chụp màn hình mạng)

Thượng Hải cấm học sinh tiểu học thi tiếng Anh cuối kỳ

Theo kế hoạch chương trình giảng dạy mới nhất của Ủy ban Giáo dục Thành phố Thượng Hải, trong tương lai, học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 chỉ cần thi cuối kỳ môn ngữ văn (tiếng phổ thông) và môn toán. Những môn học khác chỉ tiến hành “khảo sát”.

Thông báo này đề cập rằng các môn ngữ văn, toán học có thể tổ chức thi giữa kỳ và cuối kỳ. Các môn khác chỉ thi cuối kỳ hoặc khảo sát. Các môn đạo đức, thể chế pháp luật, lịch sử và địa lý sẽ kết hợp hình thức thi được mở sách vở và không mở sách vở.

Ngoài ra, các trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phải sử dụng cuốn “Tư duy xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc của chủ tịch Tập Cận Bình trong kỷ nguyên mới, bản dành cho học sinh” làm nội dung học bắt buộc. Thời gian giảng dạy là một học kỳ, mỗi tuần một buổi.

Về vấn đề này, trên facebook của mình, ông Uông Hạo, một nhà văn nổi tiếng, đã chỉ trích rằng: “Trung Quốc vất vả cải cách suốt 40 năm, giờ bỗng chốc lại quay lại trước thời Cách mạng Văn hóa.”

Ứng dụng học tiếng Anh đột nhiên bị xóa

Không chỉ trong các trường tại Đại Lục cấm thi cuối kỳ môn tiếng Anh, theo báo cáo của Reuters, gần đây ứng dụng học tiếng Anh “Duolingo” (Các quốc gia lân cận) nổi tiếng cũng đột nhiên bị gỡ khỏi nền tảng ứng dụng điện thoại di động của Trung Quốc.

Giám đốc công ty Duolingo Trung Quốc Haina, đã xác nhận việc này với tờ “Jiemian” (Tin tức Giao diện). Công ty này cũng chỉ ra trong một tuyên bố bằng tiếng Anh rằng: “Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này và hy vọng rằng ứng dụng này sẽ phục hồi trong một tương lai gần.”

Tài liệu công khai cho thấy, Duolingo là một ứng dụng học ngôn ngữ miễn phí. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm một trang web học ngôn ngữ, một ứng dụng kiểm tra khả năng tiếng Anh trực tuyến, và một lịch trình hỗ trợ học ngôn ngữ. Tổng bộ của công ty này có trụ sở tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania.

Có thể liên quan đến chính trị: Trung Quốc muốn đóng cửa đất nước

Hiện tại, xã hội lo lắng rằng tầm quan trọng của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc sẽ giảm dần. Một số người lo lắng rằng chính quyền đang cố gắng làm suy yếu vị thế của tiếng Anh và đóng cửa đất nước một cách toàn diện.

Được biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm ngoái IELTS và TOEFL đã tạm ngưng hoạt động một thời gian. Kể từ cuối năm ngoái, sau khi các điểm thi IELTS và TOEFL Thượng Hải mở cửa trở lại, các kỳ thi đã ngay lập tức hết chỗ.

Ông Trương Kiều Phong, nhà giáo dục cao cấp tốt nghiệp tại Đại học Bắc Kinh, nói với Đài Á châu Tự do rằng hành động này của giới chức có lẽ liên quan đến chính trị. Nhưng ông không muốn trả lời trực tiếp rằng liệu những bước cải cách giáo dục gần đây của chính phủ phải chăng đang khiến đất nước quay trở về vạch xuất phát. “Điều này quá nhạy cảm, bởi đó là phương thức giáo dục mang đặc sắc Trung Quốc.”

Jack Ma vô tình nói ra bí mật cấm tiếng Anh?

Trên thực tế, cùng với việc giới chức chính thức tuyên bố bỏ giáo dục tiếng Anh gây xôn xao dư luận, một cư dân mạng tận tâm đã lật lại một đoạn video trong quá khứ về Jack Ma, người sáng lập Alibaba. Ông đã vô tình nói ra lý do vì sao Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bỏ giáo dục tiếng Anh.

Jack Ma nói trong video rằng: “Những người như tôi, nếu không học tiếng Anh, thì nền giáo dục mà tôi nhận được là những gì trường học và cha mẹ nói với tôi rằng chúng là đúng. Nhưng sau khi học tiếng Anh, tôi cảm thấy những gì họ nói chưa hẳn đã đúng.” Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải suy nghĩ về những vấn đề này bằng cái đầu của chính mình.”

Ông cũng lấy ví dụ: “Tôi nhớ rằng lần đầu tiên tôi đã tận dụng kỳ nghỉ hè để đến Úc. Trước khi đến Úc, tôi nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Bởi chúng tôi đã được giáo dục từ nhỏ là ‘Chúng ta muốn giải phóng toàn nhân loại’. Kết quả là sau khi đến Úc, tôi đã phát hiện ra rằng họ muốn giải phóng chúng ta trước.”

Nhiều cư dân mạng Đại Lục bình luận: “Phải chăng muốn dốc sức phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ cấp thấp?”; “Tăng tốc để trở lại vạch xuất phát ư?”; “Lợi thế của trẻ em Thượng Hải chẳng phải là tiếng Anh sao?”; “Càng cải cách càng trở về vạch xuất phát!”

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm:

Lê Tiểu Quỳ

Published by
Lê Tiểu Quỳ

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago