Lúc 6 giờ chiều ngày 4/9, bà Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) xuất hiện trên truyền hình và thông báo chính thức hủy bỏ Dự luật dẫn độ, nhưng không thành lập Ủy ban điều tra độc lập. Cần lưu ý, chỉ trước đó một ngày, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vừa có bài phát biểu đề cập vấn đề “đấu tranh quan trọng” liên quan đến Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Từ bài phát biểu này có thể hình dung ra quan điểm của ĐCSTQ trong việc xử lý chiến dịch chống Dự luật dẫn độ của người dân Hồng Kông.
Ngày 3/9, ông Tập Cận Bình đã tham dự Lễ khai giảng lớp đào tạo cán bộ trẻ của Trường Đảng Trung ương, và có phát biểu. Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình lần đầu đề cập đến tầm quan trọng của công việc Hồng Kông, Macao và Đài Loan sánh ngang với công tác đối ngoại và xây dựng Đảng. Có nhà quan sát cho rằng đây là đề cập hiếm thấy.
Trong bản thảo hơn 2.000 từ đăng trên Tân Hoa xã, Tập Cận Bình đã đề cập đến từ “đấu tranh” ít nhất hơn 50 lần. Ông Tập đặc biệt đề cập đến hiện tại và một thời gian tới sau này, tình hình phát triển của Trung Quốc sẽ chịu nhiều rủi ro về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng và xây dựng quân đội, công tác Hồng Kông – Macao – Đài Loan, ngoại giao, tất cả đều “đứng trước cuộc đấu tranh quan trọng”, và ngày càng phức tạp.
Trong bài phát biểu có một quan điểm đáng chú ý là cụm từ: “Về vấn đề nguyên tắc là một tấc không nhường, về vấn đề sách lược là cơ động linh hoạt”.
Hãy xem lại 5 yêu cầu chính của người biểu tình Hồng Kông: (1) Rút Dự luật dẫn độ, (2) Thành lập Ủy ban điều tra độc lập, (3) Rút lại “định nghĩa bạo loạn”, (4) Thả tất cả những người bị bắt (vì chống Dự luật dẫn độ), (5) Bầu cử trực tiếp phổ thông đầu phiếu Trưởng Đặc khu và Hội đồng Lập pháp.
Như vậy thì “vấn đề nguyên tắc” và “vấn đề sách lược” mà Tập Cận Bình đề cập là gì?
Về “vấn đề nguyên tắc”, có 3 nguyên tắc mà truyền thông của ĐCSTQ đã nhiều lần cảnh báo là: Hoạt động gây nguy hiểm cho chủ quyền quốc gia, thách thức chính quyền trung ương và uy quyền Luật cơ bản, kêu gọi người Đại Lục học theo Hồng Kông.
Trong cuộc họp báo ngày 3/9 Văn phòng Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ cũng có giải thích rõ ràng vấn đề này: Một trong những “vấn đề nguyên tắc” là không cho người dân Hồng Kông “quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu”. Người phát ngôn Dương Quang của Văn phòng Hồng Kông – Macao lần đầu nhấn mạnh rõ về quan điểm của ĐCSTQ trong vấn đề yêu cầu bầu cử phổ thông đầu phiếu Trưởng Đặc khu và Hội đồng lập pháp của người Hồng Kông: Trung ương đề cử người, bầu cử phổ thông, Trung ương quyết định, ba điều này không thể thiếu một, đây chính là “bầu cử thật” theo quan điểm của Bắc Kinh, không bao giờ được thay đổi. Đây là lần đầu ĐCSTQ khẳng định rõ vấn đề này, tương tự như tái khẳng định “Quyết định 831” (ngày 31/8) của Nhân đại Trung Quốc năm 2014 từng gây bùng nổ làn sóng đấu tranh của người dân Hồng Kông.
Nói cách khác, một khi người Hồng Kông thực hiện bầu cử phổ thông đầu phiếu đích thực có thể lựa chọn ra nhà lãnh đạo chống lại ĐCSTQ, như vậy tương đương với hành vi “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”, đó là điều không thể chấp nhận.
Nhìn lại việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga được phép hủy bỏ Dự luật dẫn độ có nguyên nhân vì vấn đề hủy bỏ này không chạm vào ba vấn đề nguyên tắc của ĐCSTQ.
Từ đây có thể suy luận, đối với những người biểu tình Hồng Kông, mặc dù bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn kiên quyết không thành lập Ủy ban điều tra độc lập, nhưng chỉ cần người dân Hồng Kông tiếp tục đấu tranh một cách hòa bình trong vấn đề này cũng như vấn đề hủy bỏ “định nghĩa bạo loạn”, cả hai vấn đề này đều có khả năng được chấp thuận. Rốt cuộc đây chỉ là những vấn đề nội bộ của Hồng Kông. Nói cách khác những điều này chỉ thuộc phạm vi “vấn đề sách lược”, không phải “vấn đề nguyên tắc”.
Quan điểm “Về sách lược phải cơ động linh hoạt” của Tập Cận Bình khiến Lâm Trịnh Nguyệt Nga hủy bỏ được Dự luật dẫn độ mà vốn dĩ đã “chết yểu”, đây là bước đi đầu tiên trong quan điểm lấy lùi làm tiến của ĐCSTQ, một trong những mục đích để gây chia rẽ người biểu tình, khiến những người biểu tình ban đầu vốn chỉ vì mục đích chống lại Dự luật dẫn độ sẽ dần tách khỏi hàng ngũ chống đối.
Đồng thời, quan chức ĐCSTQ cũng thường xuyên công bố những bài viết nhằm thu hút giới thanh niên ở Hồng Kông.
Vào buổi tối mà bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo hủy bỏ Dự luật dẫn độ, Tân Hoa xã đã đăng một bài viết dài có tựa “Một số nguyên nhân xã hội sâu xa phía sau sóng gió Dự luật dẫn độ Hồng Kông”. Bài viết đề cập các vấn đề của Hồng Kông như giá bất động sản Hồng Kông leo thang cao, giới trung lưu Hồng Kông lo lắng, nạn kẹt xe, đấu đá chính trị liên miên…, ý đồ lôi kéo thanh niên Hồng Kông.
Ngày 5/9 truyền thông ĐCSTQ công bố bài viết của ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, bài viết tựa “Mảnh đất nhỏ Hồng Kông là nơi ươm mầm của chủ nghĩa tư bản cực đoan, đáng tiếc họ thù ghét sai chỗ”, qua đó một lần nữa diễn giải vấn đề giá nhà đất cao của Hồng Kông.
Bước thứ hai của chính sách lấy lùi làm tiến này là chờ khi chiến dịch phản đối dần yếu đi, ĐCSTQ sẽ hứa cho thành lập “ủy ban điều tra độc lập”. Một khi đi nước cờ này, theo logic của ĐCSTQ thì nhìn chung các yêu cầu của người dân Hồng Kông liên quan đến hủy bỏ Dự luật dẫn độ đã được thỏa mãn, đa số sẽ không xuống đường phản đối nữa, vậy là đã tách khỏi hàng ngũ người phản đối. Nếu đến lúc đó mà đông đảo người Hồng Kông vẫn xuống đường yêu sách, như vậy là đã chạm vào “vấn đề nguyên tắc” của ĐCSTQ, khi đó người Hồng Kông có thể bị quy kết là thực hiện “cách mạng màu”, “chủ nghĩa khủng bố”, sẽ bị đàn áp bằng bạo lực cực đoan.
Tình hiện hiên nay cho thấy dường như về cơ bản người dân Hồng Kông không bị lay chuyển từ tuyên bố hủy bỏ Dự luật dẫn độ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông (CHRF) tuyên bố phản hồi rằng, nếu từ đầu tháng Sáu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga làm theo ý dân hủy bỏ Dự luật dẫn độ tà ác thì giờ đã khác, vì hiện nay xã hội Hồng Kông đã trải qua bao nhiêu thảm cảnh lại chỉ đáp ứng một yêu cầu trong quá khứ thì không đủ để làm dịu cơn giận dữ của người dân. Do đó CHRF sẽ tiếp tục phát động biểu tình yêu cầu phải chấp thuận đủ 5 yêu cầu chính.
Trong chuyến thăm Đài Loan gần đây, Tổng thư ký Hoàng Chi Phong của đảng Demosistō khi trả lời phỏng vấn cũng cho biết: phải đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu, khi nào người Hồng Kông chưa thể trực tiếp bầu ra Trưởng Đặc khu, chưa thể tự quyết định tương lai của mình thì hoạt động biểu tình sẽ không dừng lại…
Phe Trại Dân chủ Hồng Kông cũng cho biết hành động của bà Lâm đã quá muộn; cho rằng một mặt bà Lậm tuyên bố nhượng bộ hủy bỏ Dự luật dẫn độ nhưng đồng thời vẫn lên án tình trạng bạo lực, ý đồ nhằm gây chia rẽ thị dân, làm nền cho chính phủ khai thác sử dụng trở lại “Luật trường hợp khẩn cấp”; họ nhắc lại vấn đề phải thành lập Ủy ban điều tra độc lập và đáp ứng 4 yêu cầu còn lại.
Ngày 2/9, Reuters đã công khai đoạn ghi âm cuộc trò chuyện kín giữa bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga với một số doanh nhân. Trong ghi âm bà Lâm tiết lộ rất nhiều thông tin. Chẳng hạn nếu có lựa chọn sẽ từ chức và xin lỗi.
Điều chú ý là, trong đoạn ghi âm phát biểu của bà Lâm cho biết, trong ngắn hạn không thể thấy giải pháp (Hồng Kông chống Dự luật dẫn độ), và Bắc Kinh không quyết định cho quân đội can thiệp, cũng không có “hạn chót” bình ổn Hồng Kông trước ngày 1/10. Bà Lâm cho biết, họ biết cái giá phải trả quá cao nếu cho quân đội can thiệp. Có thể họ không quan tâm về Hồng Kông, chỉ quan tâm giữ “một nước hai chế độ”, quan tâm đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.
Đến buổi chiều hôm đó, trong cuộc họp báo của Văn phòng Hồng Kông – Ma Cao, phát ngôn viên của văn phòng này đã vội vã “đính chính tình hình”, nhấn mạnh rằng cho dù ĐCSTQ phái quân đội can thiệp vào Hồng Kông cũng không có nghĩa là không phù hợp với nguyên tắc “một nước hai chế độ”.
Động thái vội vàng “đính chính tình hình” này cho thấy giới chức cấp cao ĐCSTQ không liên quan đến việc lộ đoạn ghi âm phát biểu của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Trong buổi họp báo sáng ngày 3/9 bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rò rỉ ghi âm này, nhưng cũng bổ sung rằng chưa bao giờ đệ đơn từ chức đến Bắc Kinh, thể hiện rõ ý giải thích về thông tin trong ghi âm.
Nếu thực sự ông Tập Cận Bình muốn ĐCSTQ “về mặt sách lược phải cơ động linh hoạt”, vậy thì không cần thiết phải bày ra kịch bản rối mù này, để sau đó thuộc cấp và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại thay nhau chữa cháy như vậy.
Lý Lâm Nhất
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…