Tổ chức Phóng viên Không Biên giới: Bà Carrie Lam là “bù nhìn” của ông Tập Cận Bình

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra tuyên bố lên án bà Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) là bù nhìn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, đã phá hoại xã hội Hồng Kông nhưng lại nhân danh “yêu nước”.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Ảnh: The Epoch Times)

Hôm 5/7, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã công bố danh sách “Những kẻ phá hoại tự do báo chí” (Press freedom predators) năm 2021, danh sách liệt kê 37 nhà lãnh đạo quốc gia hoặc khu vực đã phá hoại tự do báo chí ở mức kinh khủng nhất. Những nhân vật tiêu biểu trong danh sách này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hai nhân vật nữ hàng đầu trong danh sách là bà Carrie Lam và Sheikh Hasina (Thủ tướng Bangladesh).

Minh Báo (Ming Pao) Hồng Kông đưa tin, mới đây (5/7), Hồng Kông đã tổ chức diễn đàn pháp luật về an ninh quốc gia. Bà Carrie Lam đã tham dự và phát biểu rằng luật an ninh quốc gia của Hồng Kông đã đóng vai trò là “kim chỉ nam”, nhấn mạnh rằng quyền con người và tự do của hầu hết công dân sẽ không bị ảnh hưởng. Bà ta cho biết số lượng tổ chức truyền thông đăng ký trong hệ thống của Ban Thông tin Chính phủ Hồng Kông là 201, tăng so với năm ngoái; bà ta cũng chỉ ra rằng truyền thông và công chúng hàng ngày vẫn đang thực hiện quyền giám sát và phản biện đối với chính quyền Hồng Kông.

Nhưng theo Tổ chức Phóng viên không biên giới, bà Carrie Lam vẫn luôn là “bù nhìn” của ông Tập Cận Bình, vẫn phá hoại xã hội Hồng Kông nhân danh “yêu nước”; đồng thời cũng chỉ rõ chính quyền Hồng Kông đóng băng quỹ của tờ Apple Daily khiến họ phải ngừng hoạt động, sử dụng thủ đoạn tư pháp để trấn áp người sáng lập Apple Daily Lê Trí Anh, sử dụng Luật An ninh Quốc gia để kết tội các nhà lập pháp dân chủ; quan chức phụ trách quản lý truyền thông mới được bà Carrie Lam bổ nhiệm đã thiết lập hệ thống kiểm duyệt, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận…

Về tuyên bố của bà Lam rằng số lượng phương tiện truyền thông đăng ký ở Hồng Kông ngày càng tăng, Chủ tịch Hiệp hội phóng viên Hồng Kông là Trần Lãng Thăng (Chan Ronson) phản pháo lại rằng số lượng phương tiện truyền thông không liên quan gì đến quyền tự do truyền thông. Truyền thông tự do là vấn đề quyền tự do tiếp cận thông tin và phỏng vấn, nhưng vấn đề của Apple Daily cho thấy những rủi ro khi cơ quan truyền thông đề cập các chủ đề nhạy cảm.

Lý Tùng Nhi, Vision Times 

Xem thêm:

Lý Tùng Nhi

Published by
Lý Tùng Nhi

Recent Posts

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tuyên án vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Nhiều chủ xe khai bị các bị cáo là Thanh tra giao thông chặn đường…

34 phút ago

Thủy triều lớn xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc [VIDEO]

Ngày 21/10, nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Thiên Tân, Giang Tô, Phúc Kiến,…

36 phút ago

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

1 giờ ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

1 giờ ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

2 giờ ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

2 giờ ago