Trung Quốc

TQ: Bé trai 14 ngày tuổi bị bán, một “đường dây buôn bán trẻ em” bị phá

Tối 19/10, chỉ sau ít phút hai ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang Âm, Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, một bé trai 14 ngày tuổi đã bị bán, nhóm tội phạm bị lực lượng chìm bắt giữ ngay tại chỗ.

Một khu phố ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, tháng 11/2018. (Ảnh minh họa: StreetVJ / Shutterstock)

Tối 19/10, phóng viên truyền thông Trung Quốc chứng kiến ​​hiện trường vụ buôn bán trẻ em. Hai chiếc ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang Âm, Vô Tích, một bé trai 14 ngày tuổi đã được bán chỉ sau vài phút. Các phóng viên truyền thông và tình nguyện viên chống buôn người đã hợp tác phá một tổ chức tội phạm.

Một phóng viên của Red Star News đã hoạt động bí mật với một nhóm buôn bán trẻ em, giả làm người muốn mua trẻ, sau đó chứng kiến ​​cảnh tượng trên.

Ngoài ra, ông Thượng Quan Chính Nghĩa, một tình nguyện viên chống buôn người, nói với các phóng viên rằng ông đã nằm vùng hơn 2 tháng để thu thập thông tin liên quan đến tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh mà người môi giới họ Tô có liên quan. Sau khi hoàn tất việc thu thập bằng chứng tại địa điểm giao dịch, phóng viên và ông Thượng Quan Chính Nghĩa đã báo cảnh sát.

Giao dịch mua bán trẻ em hoàn tất trên ô tô

Ngày 19/10, người môi giới họ Tô cho biết sẽ bán một bé trai cho một người mua đến từ Phúc Kiến, giao dịch được thực hiện tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Giấy khai sinh mà anh ta cung cấp cho thấy bé trai được sinh ra tại một bệnh viện ở thành phố Giang Âm vào ngày 6/10.

Tô cho biết mẹ của cậu bé đã bán con trai mình vì “bạn trai đã bỏ trốn”. Người mua tự mình lái xe đến Vô Tích và quay về sau khi mang đứa bé đi. Giao dịch này đã được hoàn tất trong xe và sẽ chỉ mất vài phút.

Khoảng 7h tối ngày 19/10, người mua và người môi giới lần đầu gặp nhau trước một khách sạn. Tổng cộng có 5 người mua. Tô lập tức nói rằng có quá nhiều người, bình thường chỉ có 2 vợ chồng hoặc 3 người. Sau đó, chiếc xe màu trắng của người bán đến trước cửa khách sạn và yêu cầu người mua đi theo xe đến địa điểm giao dịch. Người mua chọn bắt taxi đi theo xe.

Trong khoảng nửa giờ tiếp theo, người bán đi vòng quanh chợ nhiều lần và tạm dừng giao dịch. Tài xế của người bán cho biết, taxi khiến gây lo lắng vì có quá nhiều người và dễ gây chú ý.

Sau khi trao đổi, cả người bán và môi giới đều tin rằng rủi ro đã lớn hơn và phải trả nhiều phí hơn.

Vì vậy, Tô đề xuất tăng giá bé trai từ 120.000 nhân dân tệ lên 150.000 nhân dân tệ (khoảng 425 triệu – 531 triệu VNĐ), trong đó 78.000 nhân dân tệ (khoảng 276 triệu VNĐ) được giao cho tài xế của người bán, còn lại là phí môi giới. Anh ta yêu cầu người mua giảm số người và tự lái xe của mình đi theo sau, người mua đồng ý.

Khoảng 10h tối ngày 19/10, người mua theo xe của Tô đến ngã tư một khu công nghiệp. Lúc này, một chiếc ô tô màu trắng đang đậu ở đó, tài xế quy định chỉ có 2 người mua được lên xe, những người còn lại sẽ đợi tại chỗ.

Sau khi người mua lên xe, chiếc ô tô màu trắng lái tới bãi đỗ xe trong khu dân cư. Tài xế lấy giấy đồng ý nhận con nuôi ra khỏi xe, nói rằng vợ anh ta sẽ bế đứa trẻ tới và yêu cầu khách không được xuống xe.

Ít phút sau, một người phụ nữ bế một bé trai tới, người lái xe giao thỏa thuận nhận con nuôi, chứng minh thư nhân dân của mẹ cậu bé và những thông tin khác cho người môi giới họ Tô.

Sau khi đón được bé trai, chiếc ô tô màu trắng trở lại ngã ba đường và gặp xe của người mua. Ngoài bé trai, tài xế còn đưa giấy khám thai, sổ tiêm chủng… cho người mua. Người mua đưa một túi nhựa đựng tiền giấy cho Tô, để anh ta đếm và phân chia. Sau đó, hai bên tách nhau rời đi.

Tô nói rằng tốt nhất nên thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. Nếu chuyển khoản trực tuyến thì cần nói trước, anh ta sẽ tạo một tài khoản nhờ thu đặc biệt. Sau khi nhận được tiền, Tô sẽ chuyển tiền ra nước ngoài và hủy tài khoản nhờ thu. Anh ta cũng xóa thông tin nhận dạng và lịch sử trò chuyện của người mua.

Ngoài ra, Tô còn cho biết sẽ sàng lọc các bé trai, ví dụ có một em bé sắp chào đời trong tháng này, nhưng khuyên không nên mua. Anh ta nói thẳng: “Ở đó không có giấy tờ gì, cũng không có khám thai hay đi bệnh viện. Không biết có khỏe mạnh hay không, nếu xảy ra chuyện gì sẽ rất phiền phức.”

Anh ta cũng cho biết mình không lừa gạt mọi người, cũng không tìm người đẻ thuê, chỉ chịu trách nhiệm bán những bé trai hiện có. Tô giải thích, dù việc làm ăn của mình là “vô lương tâm” nhưng cũng không phải là “lừa lọc, dối trá”.

Người mô giới họ Tô (Ảnh chụp màn hình Sina)

Nội tình của nhóm buôn bán trẻ em

Trước đây, một cư dân mạng tìm kiếm khách hàng trên mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư) và bắt đầu liên hệ với những cư dân mạng khác quan tâm đến việc nhận con nuôi. Nhờ vậy, ông Thượng Quan Chính Nghĩa đã có được thông tin liên hệ của Tô.

Theo Tô giới thiệu, anh ta đã bán thành công hơn 10 em bé trong năm nay. Gần đây mỗi tháng đều có 2 trường hợp thành công, “Tháng trước có 80.000 tệ (khoảng 284 triệu VNĐ).”

Tô từng hỏi Thượng Quan Chính Nghĩa về ý định mua một bé ở Ngân Xuyên và một bé ở Tô Châu. Sau khi do dự, Tô nói rằng hai đứa trẻ đã được mua. Tháng này, ngoài việc bán trẻ sơ sinh ở Vô Tích, anh ta cho biết còn bán trẻ sơ sinh ở Trường Sa.

Tô còn nói tất cả những đứa trẻ anh ta cung cấp, đều là đã chào đời. Những em bé sắp chào đời đều được người mua đặt cọc trước và nguồn em bé được cung cấp bởi một “đại ca” nào đó.

“Đại ca” này là trưởng nhóm, khoảng 30 tuổi và là họ hàng của Tô. Anh đã thành lập một công ty truyền thông ở Lâm Phần, Sơn Tây. 6 người, bao gồm cả Tô, là giám đốc điều hành cấp cao, chịu trách nhiệm về công việc liên quan đến buôn bán trẻ sơ sinh. Họ sống trong một khu biệt thự ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, công ty trả bảo hiểm xã hội cho họ.

Trong số 6 người điều hành này, có 2 người chịu trách nhiệm liên lạc, 2 người chịu trách nhiệm xử lý giấy khai sinh, hộ khẩu và 2 người chịu trách nhiệm việc vặt trên toàn quốc.

Tô cho biết phải chi cho một bệnh viện hợp tác với họ từ 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ (khoảng 71 triệu – 106 triệu VNĐ) để cấp giấy khai sinh cho người mua.

Tô kể lại rằng anh ta gia nhập công ty sau khi biết về tình hình buôn bán trẻ sơ sinh. Sau khi gia nhập, Tô đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau như truyền thông, luật pháp và quy trình giao dịch. Sau một thời gian đi theo “đại ca”, đầu năm nay anh ta bắt đầu hoạt động độc lập.

Hiện tại, Red Star News đã hợp tác với ông Thượng Quan Chính Nghĩa cùng báo cáo tình hình liên quan cho cảnh sát, và gửi những manh mối mà họ thu được.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng đặt câu hỏi, phải chăng những đứa trẻ này đã bị bắt cóc:

“Điều quan trọng là làm sao bạn biết được rằng những đứa trẻ này được cha mẹ chúng tự nguyện chuyển giao, mà không phải bị bắt cóc?”

“Thật phẫn nộ! Kiên quyết ủng hộ cuộc chiến chống bắt cóc trẻ em và bảo vệ tương lai của mọi trẻ em.”

Thậm chí, có người còn nghĩ đến tội ác thu hoạch nội tạng từ người còn sống:

“Điều đáng sợ nhất là mua trẻ để thu hoạch nội tạng.”

“Mua về nuôi cũng được. Suy cho cùng thì họ mua khi họ cần con cái. Điều đáng sợ nhất là những kẻ buôn bán nội tạng. Đây là điều tồi tệ và vô nhân đạo nhất.”

Tuy nhiên, một số người lại có quan điểm khác:

“Sống trong những gia đình đơn thân thì chi bằng được nhận làm con nuôi. Dù không phải con ruột, nhưng ơn dưỡng dục và mối quan hệ gia đình được hình thành từ việc nuôi dưỡng vẫn rất quý giá”.

“Vấn đề này chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu mua bán của thị trường. Hai bên ký giấy nhận con nuôi, một bên sẵn sàng mua, một bên sẵn sàng bán.”

“Cách đây mấy năm, nhà hàng xóm quê tôi có một cặp vợ chồng chuyên sinh con, bán con để kiếm sống, năm nào họ cũng sinh và bán một đứa.”

Các vụ buôn bán trẻ sơ sinh ở Trung Quốc Đại Lục

Ở Trung Quốc Đại Lục xảy ra vô số vụ buôn bán trẻ em và mua bán giấy khai sinh. Theo CCTV, trước thông tin trên mạng rằng một môi giới ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông đang mua bán giấy khai sinh, giấy chứng nhận tiêm chủng, v.v.

Ngày 18/10, thành phố Lâm Nghi đã thành lập một đội điều tra chung gồm các cơ quan y tế, cảnh sát và các cơ quan khác, điều tra và xác minh tình trạng liên quan. Người môi giới họ Tô đã được cơ quan công an triệu tập vụ án theo quy định của pháp luật.

Tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin, vào năm 2010, một băng nhóm buôn bán trẻ sơ sinh quy mô lớn đã bị bắt giữ. Người đứng đầu của băng nhóm này, Dụ Lập Hương, kẻ bắt cóc 33 trẻ sơ sinh, đã bị kết án tử hình. Hai tội phạm chính còn lại là Đỗ Minh Hoa và Dụ Tiểu Phân bị kết án tù chung thân, 20 đồng phạm còn lại bị kết án tù có thời hạn lần lượt từ 2 đến 15 năm.

Từ tháng 3/2005 đến tháng 7/2009, băng nhóm tội phạm này đã mua trẻ sơ sinh ở huyện Sư Tông, thành phố Khúc Tịnh, tỉnh Vân Nam và những nơi khác, rồi bán trẻ cho huyện Thiệp, tỉnh Hà Bắc.

Trong số đó, Dụ Lập Hương đã bắt cóc nhiều trẻ em nhất và thu được lợi nhuận cá nhân lớn nhất, góp phần làm gia tăng nạn bắt cóc và hối lộ trẻ em ở Vân Nam và Hà Bắc.

Vụ việc cũng gây hậu quả nghiêm trọng, khiến một đứa trẻ sơ sinh tử vong và ảnh hưởng rất xấu đến xã hội. Vì vậy, án tử hình được giữ nguyên ở phiên tòa thứ 2 năm 2011.

Thái Tư Vân

Published by
Thái Tư Vân

Recent Posts

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

21 phút ago

[VIDEO] Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa tăng lương hưu, lương công chức

Chính phủ kiến nghị chưa tăng lương hưu, công chức, trợ cấp xã hội năm…

21 phút ago

Huyện miền núi Thanh Hóa tiếp tục sạt lở, núi đất sau một trường tiểu học sạt dài 70m

Khoảng 200 người dân hai bản, cùng 185 cháu học sinh, 16 giáo viên của…

32 phút ago

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

1 giờ ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

1 giờ ago