TQ: Bối cảnh người dùng phổi nhân tạo 62 ngày sau đó ghép hai phổi

Mới đây, một bệnh nhân nhiễm virus corona ở Trung Quốc đã nhận được sự hỗ trợ y tế đặc biệt, không chỉ sử dụng phổi nhân tạo (máy trao đổi ô-xy qua màng ngoài cơ thể – ECMO) trong 62 ngày mà bệnh viện thậm chí còn thực hiện ca phẫu thuật ghép hai phổi cho người này. Tin tức lan truyền làm dấy lên sự quan tâm về lai lịch của bệnh nhân này.

(Ảnh minh họa chụp màn hình video)

Theo báo cáo của tờ Thanh Niên Trung Quốc (China Youth Daily), Nhật Báo Hồ Bắc (Hubei Daily) và ThePaper News, ngày 23/1 năm nay, Thôi An (hóa danh), 65 tuổi, xuất hiện triệu chứng sốt và được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào ngày 7/2. Đến ngày 17 cùng tháng, tình hình của người này xấu đi nhanh chóng và ngày hôm sau được điều trị khẩn cấp bằng phổi nhân tạo (ECMO) tại Bệnh viện Chữ thập Đỏ Vũ Hán.

Ngày 18/3, khi Thôi An được chuyển đến khu vực phía Đông (do đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Hoa Tây, tỉnh Tứ Xuyên đến chi viện và tiếp quản) của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán. Đến ngày 6/4, theo đội ngũ điều trị của Bệnh viện Hoa Tây, sau gần 50 ngày sử dụng phổi nhân tạo, Thôi An đã được chuyển đến Phòng chăm sóc tích cực (ICU). Trong quá trình điều trị, xét nghiệm axit nucleic của Thôi An cho kết quả âm tính nhiều lần, lẽ ra đã là bệnh nhân viêm phổi ở giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, bệnh viêm phổi của người này đã dẫn đến xơ phổi và suy hô hấp, ông không thể tháo máy trợ thở và phải dùng phổi nhân tạo hỗ trợ.

Đội ngũ y tế sau đó đã cân nhắc ghép phổi cho ông. Ngày 20/4, Thôi An trải qua ca ghép phổi. Đội ngũ các chuyên gia đa ngành như chuyên gia ghép phổi nổi tiếng Trung Quốc Trần Tĩnh Du làm đội trưởng, giáo sư ngoại khoa tim Vương Chí Duy, giáo sư khoa gây mê Hạ Trung Nguyên cùng nhiều chuyên gia đa khoa tham gia phẫu thuật ghép hai phổi cho Thôi An.

Ngày 22/4, Thôi An đã loại bỏ phổi nhân tạo giúp ông thở trong 62 ngày qua. Ngày 29/4, bệnh viện cho biết tình hình bệnh tình của Thôi An đã được kiểm soát. Hiện tại, ông đang được điều trị trong phòng cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán.

Đối với tin tức Thôi An dựa vào phổi nhân tạo trong 62 ngày và sau đó trải qua ca phẫu thuật ghép hai phổi đã thu hút được sự chú ý của công chúng. Một số người đặt câu hỏi rằng chi phí sử dụng phổi nhân tạo tại Trung Quốc là khoảng 20.000 nhân dân tệ/ngày (khoảng 2.800 USD), nghĩa là bệnh nhân này phải chi ít nhất 1,24 triệu nhân dân tệ (khoảng 169.400 USD) cộng với chi phí ghép tạng cấp tốc, lai lịch của người này hẳn là không đơn giản.

Có cư dân mạng Trung Quốc bình luận: “Hàng ngàn bệnh nhân ở Vũ Hán bị chặn ở nhà và không thể được điều trị. Bối cảnh của người này là gì mà có thể được điều trị tương đương với Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị?”. Có người khác nói “Cấy ghép phổi? Chỉ e là có một người vô tội đã kết thúc sinh mệnh.” “Nội tạng có thể tìm thấy nhanh như vậy không? Không phải là có mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc được báo chí nước ngoài phanh phui đây sao?” Nhìn chung, dù được bàn tán nhiều nhưng đến hiện nay công chúng vẫn chưa biết được Thôi An là nhân vật đặc biệt nào.

Trên thực tế, từng có báo cáo chỉ ra, cấy ghép phổi tại Trung Quốc chỉ là một ngạch rất nhỏ, bởi vì ngoài việc chi phí phẫu thuật và bảo trì hậu phẫu cao mà một người bình thường không thể đủ khả năng để chi trả, vấn đề chính còn là muốn tìm người khỏe mạnh hiến tặng phổi khó khăn hơn các cơ quan nội tạng khác.

Theo thông tin trên Weibo trước đây của bác sĩ Trần Tĩnh Du, được xem là “người phẫu thuật phổi số 1 Trung Quốc”, ngoài cho thấy nguồn cung phổi mà Bệnh viện Nhân dân Vô Tích có được từ “người tốt hiến tặng” và việc ông thường xuyên tham gia các hội nghị về cấy ghép tạng ra, thì nguồn cung phổi phù hợp cho cấy ghép của bệnh viện này dường như là cần lúc nào là có lúc đó. Tuy nhiên, ông Trần Tĩnh Du từng cho biết, Trung Quốc là nước lớn về cấy ghép tạng, nhưng tỷ lệ công dân tự nguyện hiến tạng vẫn tương đối thấp.

Căn cứ vào thông cáo công bố ngày 6/8/2016 của Tổ chức Thế giới về Điều tra Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) chỉ ra, bác sĩ Trần Tĩnh Du – Phó Giám đốc, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Bệnh viện Nhân dân Vô Tích thuộc Đại học Y Nam Kinh, từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2011, đã tham gia thực hiện 131 ca cấy ghép phổi và 129 ca phẫu thuật lấy nguồn cung phổi; Từ tháng 1/2005 đến tháng 7/2006, đã tham gia vào 6 ca phẫu thuật cấy ghép tim và phổi tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Đại Liên; Đến tháng 12/2008, đã hoàn thành 78 ca cấy ghép phổi (bao gồm các ca cấy ghép một phổi và cả hai phổi). Ông Trần Tĩnh Du bị tình nghi liên quan nghiêm trọng đến việc mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công, liên quan nghiêm trọng đến tội ác diệt chủng, do đó WOIPFG đã tiến hành điều tra và thu thập chứng cứ đối với ông Trần Tĩnh Du.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

8 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago