Hôm 20/6, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố thông tin cho biết, tính tới hết ngày 19/6, nước này đã phân phối 1.010.489.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 tại 31 tỉnh thành và khu tự trị. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tiếng nói nghi ngờ về số liệu chính thức của chính truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc tuyên bố chương trình tiêm chủng quốc gia đã thực hiện tiêm khoảng 20 triệu mũi mỗi ngày trong những tuần gần đây. Con số trung bình là 18 triệu liều/ngày trong tháng 6, với kỷ lục 23 triệu liều được tiêm vào ngày 18/6. Tuy vậy, các con số này không được kiểm chứng một cách độc lập.
Theo Bloomberg, với những số liệu này, Trung Quốc chiếm hơn 1 trong 3 liều vắc-xin được tiêm trên toàn thế giới. Tổng số liều vắc-xin ngừa COVID-19 được sử dụng trên toàn cầu đã đạt 2,5 tỷ vào tuần trước, với tốc độ 37 triệu mũi tiêm mỗi ngày tính đến thứ Sáu (18/6), theo Bloomberg.
Đất nước 1,4 tỷ dân đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số trước tháng 7 và hướng tới mục tiêu đạt ít nhất 70% dân số được tiêm vào cuối năm nay. Trung Quốc cũng là nước cho đến nay vẫn dựa hoàn toàn vào vắc-xin tự sản xuất. Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trăm dân số Trung Quốc đã được tiêm chủng đầy đủ (2 mũi), vì dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc không nêu cụ thể thêm.
Đầu tháng này, các quan chức Trung Quốc đã tiết lộ rằng 622 triệu người đã được tiêm tính đến ngày 10/6, nhưng không nói rõ bao nhiêu người đã nhận được đủ cả liệu trình.
Trung Quốc đã cấp phép sử dụng cho 7 loại vắc-xin nội địa, trong đó 5 loại yêu cầu hai mũi tiêm cách nhau khoảng 8 tuần, và một loại khác cần tới 3 mũi. Các loại vắc-xin của Trung Quốc hầu hết là vắc-xin bất hoạt [được sản xuất bằng cách sử dụng mầm bệnh được nuôi cấy và tiêu diệt trong phòng thí nghiệm].
Chiến dịch tiêm chủng đã trở nên khẩn trương hơn sau khi xuất hiện các đợt bùng phát tại nhiều địa phương trong thời gian gần đây, bao gồm ở thành phố cảng lớn phía nam Quảng Châu và xung quanh tỉnh Quảng Đông.
Theo một số ước tính, các nhà sản xuất vắc-xin của Trung Quốc có thể sản xuất ít nhất 3 tỷ liều vào năm 2021, SCMP đưa tin.
Feng Duojia, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp vắc-xin Trung Quốc, đầu năm nay dự đoán rằng 5 tỷ liều có thể được sản xuất vào năm 2022.
Một dự báo của công ty phân tích khoa học đời sống của Anh Airfinity vào tháng trước cho biết tổng sản lượng vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu trong năm nay là hơn 11 tỷ, trong đó Sinovac nằm trong top 3 với 1,35 tỷ liều, đứng sau 2,47 tỷ liệu được ước tính cho BioNTech/Pfizer và 1,96 tỷ liệu cho AstraZeneca.
Trong số 3 loại vắc-xin này, Sinovac ghi nhận tỷ lệ hiệu quả thấp nhất ở mức 51%, cao hơn ngưỡng tối thiểu của WHO.
Có thể bắt nguồn từ việc che giấu dịch bệnh vào thời gian đầu bùng phát và bịt miệng những “người thổi còi”, cùng với việc không minh bạch trong số liệu người nhiễm và thiệt mạng vì Covid-19, lại thêm “bệnh thành tích” nhất là khi sắp tới ngày “hái hoa dâng đảng” kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, nên ngoại giới phổ biến nghi ngờ những gì được chính quyền Bắc Kinh “chính thức” công bố.
Sau khi CNN đưa tin này và ca ngợi Trung Quốc đã ngăn chặn virus trong nước thành công, nhiều tiếng nói đã đặt ra nghi vấn:
Nhà phân tích tin tức NewsBusters Nicholas Fondacaro nói rằng phong cách đưa tin của CNN giống như “Mạng tin tức Trung Quốc đang tuyên truyền cho ĐCSTQ”.
T. Becket Adams, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự của Washington Examiner, cũng mỉa mai tuyên bố: “Dữ liệu được đưa ra bởi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tôi hoàn toàn tin tưởng vào điều đó.”
Phóng viên tạp chí National Review của Mỹ, Jeffrey Blehar đã viết trên Twitter, “1. Vắc-xin của họ không có tác dụng; 2. Con số của họ đáng tin như việc Tom Cruise tự đánh giá về chiều cao của mình.”
Cố vấn an ninh quốc gia của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz, Omri Ceren hỏi CNN, “Những điểm chính của cuộc trò chuyện giữa phóng viên và ĐCSTQ là gì?”
Grant Addison, phó tổng biên tập của Washington Observer, cho biết: “Đây không khác gì tuyên truyền. Thực tế, ngay cả bản thân ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng vắc-xin của họ có vấn đề về hiệu quả rất lớn. Nhưng CNN sẵn lòng che đậy sự thật đó giùm họ.”
Gần đây, các quan chức Indonesia cho biết, hơn 350 bác sĩ cũng như nhân viên y tế ở Indonesia dù đã được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc nhưng vẫn bị nhiễm COVID-19 và hàng chục người đã phải nhập viện. Theo dữ liệu từ trang thông tin LaporCOVID-19 của Indonesia, ít nhất 5 bác sĩ và một y tá đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin.
Ngoài ra, theo báo cáo của Tập đoàn JPMorgan Chase công bố trên website hôm 11/6 cho thấy, nhiều quốc gia sau khi tiêm vắc-xin Trung Quốc xong, trong 7 ngày số ca nhiễm mới không những không giảm mà còn tăng, thậm chí có 3 nước có số ca xác nhận lây nhiễm tăng theo đường thẳng.
Báo cáo cho thấy, sau khi Uruguay, Argentina, Chile, Hungary, Maldives, Bahrain, UAE, Seychelles và Namibia triển khai tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc, chỉ có Hungary số ca được xác nhận lây nhiễm giảm xuống sau 7 ngày, trong khi số ca được xác nhận ở các nước khác không những không giảm mà ngược lại còn tăng.
Trong số các nước có số ca xác nhận lây nhiễm tăng, có 3 nước Bahrain, Maldives và Seychelles là nghiêm trọng nhất. Trong biểu đồ thống kế của báo cáo được đăng tải, đường mô tả số ca nhiễm tăng có thời điểm vượt ra khỏi biểu đồ.
Riêng về trường hợp số người nhiễm giảm tại Hungary, BBC cho biết nước này thực chất không phải tiêm chủ yếu bằng vắc-xin Trung Quốc. BBC viết:
Trước đó, các nước như Chile, Bahrain và Seychelles sau khi triển khai tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc, tình hình dịch Covid-19 cũng không thuyên giảm mà còn tăng.
Theo báo cáo nghiên cứu của trang dữ liệu vắc-xin Our World In Data, trong số những người tiêm vắc-xin, có 90% là tiêm vắc-xin của Sinovac Trung Quốc. Trong số các trường hợp lây nhiễm tăng mới ở quốc gia này, có gần 4000 ca từ đầu tháng 2, đến cuối tháng 3 đã tăng lên 5000 ca, mức tăng gần 30%.
Ngày 17/5, đài truyền hình Al Jazeera đưa tin, mặc dù phần lớn nhân khẩu ở Chile đã tiêm vắc-xin, nhưng phòng bệnh lại xuất hiện tình trạng kín người, dẫn đến khủng hoảng y tế cộng đồng. Tiến sĩ Ugarte cho biết, người bệnh 70 tuổi trở lên ở quốc gia này hầu như đều tử vong hết, trong đó tuyệt đại bộ phận đã tiêm chủng vắc-xin.
Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực địa phương cũng cho biết, mặc dù phòng bệnh tăng gấp đôi nhưng tỷ lệ sử dụng giường bệnh vẫn kín, trong số đó có nhiều người trên 70 tuổi, sau khi tiêm vắc-xin Sinovac Trung Quốc cuối cùng vẫn tử vong vì bệnh, còn xuất hiện nhiều bệnh nhân trẻ có triệu chứng nặng.
Ngoài ra còn có quốc đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương Seychelles cũng chủ yếu sử dụng vắc-xin của Trung Quốc. Trong đó, 57% đã tiêm vắc-xin của Sinopharm, 43% đã tiêm vắc-xin của AstraZeneca. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, nhưng gần đây tình hình dịch bệnh tại nước này lại có xu hướng tăng. Ngoài ra theo Reuters đưa tin, trong một tuần, trong 10.000 thì có 1223 người lây nhiễm, tỷ lệ này cũng là cao nhất thế giới.
Theo Bộ Y tế Seychelles, trong số ca nhiễm mới được xác nhận, có 37% đã hoàn thành 2 mũi tiêm vắc-xin, trong khi tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Sinopharm Trung Quốc chỉ là khoảng 50%, có vẻ thấp hơn nhiều so với con số mà nhà sản xuất này đưa ra là 78,1%. Do đó, số liệu này đã làm dấy lên lo ngại về tỷ lệ bảo hộ của vắc xin của Sinopharm.
Những vấn đề liên quan đến an toàn của vắc-xin Trung Quốc nêu trên hoàn toàn không được “chính thức” đề cập đến trong nước này.
Ngân Hà (t/h)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…