Lý Nghi Tuyết, một cô gái đến từ Giang Tây, Trung Quốc, từng trình báo vụ việc bị một cảnh sát phụ tá quấy rối tình dục và bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Gần đây, cô biến mất sau khi tố cáo nhiều cảnh sát đột nhập vào nơi ở của mình, khiến dư luận lo ngại và cư dân mạng truy lùng tung tích của cô.
Tuy nhiên vào ngày 22/12, một báo cáo của giới chức cho biết, Lý Nghi Tuyết được “chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách”, bị tổ dân phố “đưa đi điều trị“. Vụ việc này càng làm dấy lên tranh cãi trogn dư luận Trung Quốc.
Ngày 14/12, cô Lý Nghi Tuyết đã tung ra 2 video ngắn chỉ có phụ đề, cáo buộc giám đốc Đồn cảnh sát ngõ Kuaizi (Khoái tử – cái đũa), Văn phòng Công an quận Tây Hồ, Tp. Nam Xương, đã dẫn hàng chục người xông vào nhà cô.
Cô khai rằng những người này đã phá hủy màn hình camera trước cửa nhà cô, lấy đi thẻ nhớ ghi hình. Cô cầu cứu cư dân mạng: “Cứu tôi, cứu tôi với, họ đáng sợ quá. Hơn chục người đàn ông đã tấn công tôi trong 3 ngày.”
Sau đó, Trung tâm Truyền thông quận Tây Hồ, Tp. Nam Xương đã đưa ra thông báo cho biết, nhân viên đường phố và tổ dân phố tại địa phương đã “hàng ngày đều đến tận nhà để nắm rõ tình hình”, nhưng không thấy có vấn đề gì như cư dân mạng báo cáo.
Sau khi xuất viện cô khởi kiện bệnh viện này, đồng thời đăng hàng loạt video lên mạng, tố cáo bệnh viện tâm thần có tình trạng mờ ám, khiến cư dân mạng và luật sư phải chú ý. Tuy nhiên, hôm 22/12, giới chức thông báo rằng Lý Nghi Tuyết lại được đưa vào bệnh viện tâm thần.”
Sau khi xuất viện, cô Lý Nghi Tuyết đã tiết lộ những trải nghiệm của mình trong bệnh viện tâm thần trên nền tảng xã hội, vạch trần những hành vi mờ ám của bệnh viện này là giam giữ người bình thường và ngược đãi bệnh nhân, đồng thời kiện Bệnh viện Tâm thần tỉnh Giang Tây ra tòa.
Ngày 6/12/2022, vụ án của Lý Nghi Tuyết kiện Bệnh viện Tâm thần tỉnh Giang Tây được tổ chức tại Tòa án quận Hồ Thanh Sơn của Tp. Nam Xương. Sau phiên xét xử, tòa án thông báo, bản án sẽ được tuyên bố vào một ngày tùy chọn.
Ngày 26/12/2022, truyền thông Trung Quốc tiết lộ, cô Lý Nghi Tuyết “đã ủy thác cho luật sư khởi kiện hình sự Bệnh viện Tâm thần tỉnh Giang Tây và Đồn cảnh sát Đinh Công Lộ“.
Ngày 14/2/2023, cô được biết vụ án đã được chuyển từ “thủ tục đơn giản sang thủ tục thông thường”, tức là “các tình tiết, bằng chứng hoặc mối quan hệ pháp lý của vụ án tương đối phức tạp”. Nói một cách thẳng thắn, viện cớ ràng buộc bởi “thời hạn xét xử”, giới chức trách đang che giấu sự thật và trì hoãn một cách ác ý.
Điểm mấu chốt là vẫn chưa có kết quả “xét xử tập thể”. Tất nhiên, trọng tâm là “thẩm định tâm thần” để xác định tính xác thực của vụ việc. Cô Lý Nghi Tuyết dự định “tìm một cơ quan có thẩm quyền ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải“. Liệu đây có thể là biện pháp mà một bệnh nhân tâm thần có thể nghĩ tới?
Nhưng gần 2 năm trôi qua, vẫn không có tin tức gì về vụ kiện của cô.
Sau đó, Lý Nghi Tuyết mất liên lạc với thế giới bên ngoài, điều này đã thu hút sự chú ý của toàn cõi mạng. Nhiều cư dân mạng lo lắng cô lại bị đưa vào bệnh viện tâm thần một lần nữa.
Cư dân mạng Giang Tô, Lục Kiến Vinh, đã đăng các video liên quan lên nền tảng Douyin và WeChat, nhưng nội dung này nhanh chóng bị xóa.
Chủ nhật tuần này (22/12), quan chức Nam Xương một lần nữa đưa tin về “sự kiện mất tích của Lý Nghi Tuyết”. Họ cho biết cô được chẩn đoán mắc chứng “rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách”.
Vì tình trạng hiện tại của cô, tổ dân phố đã gửi cô đến bác sĩ theo quy định của pháp luật. Báo cáo của giới chức Nam Xương về chẩn đoán bệnh tâm thần làm dấy lên nghi ngờ.
Cùng ngày, luật sư họ Phương đã đến thăm nhà Lý Nghi Tuyết, nhưng không có ai ra mở cửa, hàng xóm cũng im lặng về hoàn cảnh của cô. Video cho thấy, có nhiều người đàn ông đáng ngờ mặc thường phục lang thang ở các hành lang và tầng dưới của khu dân cư.
Luật sư Phương cho rằng,công chúng ít tin tưởng vào các báo cáo của giới chức. Ông kêu gọi cơ quan chức năng tiết lộ tình hình thực sự của cô Lý Nghi Tuyết theo quy định của pháp luật. “Hàng xóm không dám lên tiếng. Khó quá,” ông nói.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vision Times, Giả Linh Mẫn, một nhà hoạt động nhân quyền ở Trịnh Châu, Hà Nam, cho biết cô bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ mất tích của Lý Nghi Tuyết.
Cô nói: “Chúng tôi cũng đang chú ý đến cô ấy và đã xem video cô ấy đăng. Cô ấy nói năng rành mạch, rõ ràng, hoàn toàn không phải là kẻ tâm thần như người ta nói. Cô ấy đề cập rằng một số người có quyền lực công đã động chạm đến chiếc bánh lợi ích của một số người nhất định.
Cô nói rằng một sĩ quan cảnh sát phụ tá đã bị sa thải. Chắc chắn có điều gì mờ ám trong đó. Họ đưa cô ấy vào viện tâm thần cũng vì sợ cô sẽ tiết lộ chuyện đã xảy ra, chắc chắn là cô ấy lại bị khống chế.”
Trong video, Lý Nghi Tuyết từng nhớ lại rằng 2 năm trước, cô bị cảnh sát đưa đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Giang Tây. Khi đó, cô phát hiện một số người bị đưa vào bệnh viện tâm thần vì cãi nhau với cảnh sát, hoặc cãi nhau với nhân viên trong khu dân cư.
Một số người bị đưa vào bệnh viện tâm thần vì mặc đồ ngủ và khoe khoang bị mất hàng chục triệu tệ trên đường phố Ma Cao. Một số gái mại dâm cho biết họ mắc bệnh AIDS và mắc bệnh tâm thần.
Cô nói: “Dù sao thì những người không đáp ứng đủ điều kiện giam giữ sẽ bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Vì vậy, khi nhìn thấy những người ra khỏi bệnh tâm thần mà vẫn chân chất thì là do ở trong đó bị đánh đến phát sợ.”
Đáp lại tuyên bố “đưa đi chữa bệnh theo quy định của pháp luật” trong thông báo của giới chức, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng theo Điều 28 Luật Sức khỏe Tâm thần của Trung Quốc, quyền điều trị bắt buộc chỉ được giới hạn ở người thân gần gũi của bệnh nhân, còn người sử dụng lao động hoặc cơ quan công an, tổ dân phố không có quyền này.
Luật sư đặt câu hỏi rằng Lý Nghi Tuyết không có hành vi gây tổn hại cho bản thân, hoặc gây nguy hiểm cho sự an toàn của người khác, vậy nên hành vi đưa cô đến bệnh viện bị nghi ngờ là trái pháp luật.
Ngoài ra, mặc dù giới chức cho biết, “điều trị cưỡng chế” không phải bắt buộc phải nhập viện, nhưng tình hình cụ thể của Lý Nghi Tuyết sau khi được đưa đến bệnh viện vẫn chưa được công bố.
Được biết năm 2022, Lý Nghi Tuyết đã bị cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần 2 tháng, vì cáo buộc một sĩ quan cảnh sát phụ tá có hành vi quấy rối tình dục cô.
Sau khi xuất viện, cô liên tục phàn nàn về hành vi của bệnh viện tâm thần này và cảnh sát, đồng thời công khai thông tin, nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, cô đã nhiều lần bị cảnh sát và tổ dân phố cảnh cáo.
Sự việc của Lý Nghi Tuyết cho thấy, phương pháp đàn áp người dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là khoác lên mình chiếc áo khoa học. Những nạn nhân dám lên tiếng phản kháng cũng chịu chung số phận bị đàn áp trong các bệnh viện tâm thần.
Đổng Giao Quỳnh, cô gái dám tạt mực vào ảnh Tập Cận Bình, để bày tỏ sự phản đối trước những bất bình dưới chính quyền của ông, cũng biến mất trong bệnh viện tâm thần.
Bình Minh (t/h)
Những công nhân người Hoa đang làm việc tại một địa điểm xây dựng tại…
Trong số 17 bị cáo hầu tòa đại án Chuyến bay giải cứu giai đoạn…
Những cuộc đối thoại trong đời sống và công việc, những câu chuyện xung quanh…
Bà Nguyễn Thị L. (quê Tuyên Quang) bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo…
Để tránh bị phát hiện, nghi phạm đã đặt tên gọi của các hóa chất…
Cựu Tổng thống Poroshenko cho rằng Ukraine cần cải tổ quốc hội, kiến tạo một…