Ông Giới Lập Kiến, Phó Chủ tịch Tổng bộ Liên hiệp Đảng Dân chủ Trung Quốc, gần đây đã kể về những tra tấn mà ông phải chịu đựng khi từng nhiều lần bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc, vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Ông cũng kể về một trong những hình thức tra tấn tại đây được gọi là ‘mở rộng cửa’, nghĩa là bị kéo mở rộng miệng bằng móc rất tàn bạo. Những kẻ ra tay hành hạ không có nhân tính đã ném đầu thuốc lá vào miệng ông, nhổ nước bọt, đánh đập bạo lực và bức thực ông bằng ống thông dạ dày.

p3407401a113002696
Ông Giới Lập Kiến – người bất đồng chính kiến, kiêm nhà báo công dân Trung Quốc, hiện sống tại Hoa Kỳ. (Ảnh chụp màn hình VOA)

Ông Giới Lập Kiến nói: “Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến nhóm người bị tra tấn bởi bệnh viện tâm thần. Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng bệnh viện tâm thần để đàn áp những người khiếu kiện và bất đồng chính kiến từ thập niên 80, bằng cách ép họ uống một lượng lớn thuốc không rõ nguồn gốc, tiêm những chất lỏng không rõ nguồn gốc và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, như trói buộc, giật điện. Đây không phải là bệnh viện, đây là trại tập trung Auschwitz lớn nhất thế kỷ 21, đặc biệt là tra tấn bằng điện châm, bây giờ nghĩ lại, tim tôi vẫn đập thình thịch, cột sống tôi tê dại. Nó gây ra tổn thương thần kinh khủng khiếp. Đây không phải là bệnh viện, đây là chiếc máy xay thịt đau đớn đang nuốt chửng cuộc sống của chúng tôi.

Rất nhiều người vì bảo vệ quyền lợi của mình, họ thà bị chính quyền Trung Quốc giam giữ [trong nhà tù] còn hơn bị giam trong bệnh viện tâm thần, vì sự tàn bạo, tra tấn và đàn áp ở đó thật khó mà tưởng tượng nổi, cực kỳ đáng sợ.

Chúng tôi đang tích cực hợp tác với các văn phòng nhân quyền của các quốc gia để thông báo về những tội ác nhân quyền xảy ra tại Bệnh viện Khang Ninh, thành phố Thâm Quyến, và sẽ xử phạt những người liên quan đến tội ác nhân quyền cũng như các bên hợp tác về kỹ thuật y tế. Tôi là người may mắn còn sống và đã giành lại được tự do, đưa những tội ác nhân quyền đen tối trong bệnh viện tâm thần này ra thế giới. Còn rất nhiều nạn nhân đáng thương đã chết trong bệnh viện hoặc biến mất mãi mãi”.

Ông Giới Lập Kiến đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ nhiều lần và bị giam trong các bệnh viện tâm thần của ĐCSTQ, chẳng hạn như Bệnh viện Khang Ninh ở quận Hoài Âm, thành phố Tế Nam. Do đó, ông buộc phải trốn khỏi Tây Tạng. Dưới sự truy đuổi, đánh đập và bắt cóc của chính quyền Trung Quốc, ông đã trốn sang Mỹ qua đường châu Phi, thực hiện một cuộc đào tẩu dài cả vạn dặm.

“Hãy nói với tất cả mọi người”

Ông Giới Lập Kiến muốn “nói cho toàn thế giới về những tội ác nhân quyền đen tối đã và đang xảy ra trong các bệnh viện tâm thần”.

Trong lịch sử Liên Xô, có một người đã từng nói những lời tương tự. Khác với ông Giới Lập Kiến, đó là một thường dân, ông là con nuôi của lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Bukharin, và khi đó mới chỉ 13 tuổi, tên là Andrew. Dưới sự chuyên chế của Đảng Cộng sản, không ai là an toàn, ngay cả những lãnh đạo cao nhất của Đảng và người thân của họ. 

Trong cuốn sách “Thế hệ nạn nhân” có một chương mang tên “Cơ sở cách ly bệnh tâm thần”, trong đó kể về một số chuyện chưa từng được biết đến xảy ra tại Bệnh viện tâm thần trẻ em Kashchenko.

Đúng như tên gọi của bệnh viện tâm thần này, một số trẻ em được coi là “kẻ thù của nhân dân” bị giam giữ ở đó. Điều đáng ngạc nhiên là bệnh viện này thuộc về GBU (GBU tiền thân của KGB), là Cơ quan An ninh Chính trị của Liên Xô.

Những đứa trẻ này phải chịu sự tra tấn vô nhân đạo cả về thể xác lẫn tinh thần.

Một lần, nhà văn người Đức Lion Feuchtwanger đến thăm Moskva. Theo yêu cầu của ông, ông được sắp xếp đến thăm Bệnh viện Tâm thần Trẻ em Kashchenko. Tất nhiên, mọi sự thật đều được chính quyền Đảng Cộng sản Liên Xô che đậy một cách cẩn thận.

Tuy nhiên, một đứa trẻ tên là Sasha Pidakov đã công khai vạch trần trò lừa bịp của chính quyền. Trong sách viết: “Sasha Pidakov, người thường tỏ ra có tri thức, có văn hóa và luôn rất điềm tĩnh, lại có thể nói tiếng Đức. Cậu đã lớn tiếng nói bằng tiếng Đức chuẩn: ‘Ông Feuchtwanger! Đừng tin họ! Tất cả những điều này đều là giả dối trước mặt ông. Chiếc khăn trải bàn, trứng cá muối đen, kẹo, rượu, tranh, ghế bập bênh, tất cả đều được bày ra chỉ để dành cho ông. Những đồ đạc, khăn ăn này cũng được đặc biệt chuẩn bị để cho ông xem’”.

Điều khiến chính quyền Đảng Cộng sản Liên Xô tức giận hơn cả là đứa trẻ này đã lột bỏ mặt nạ của các “bác sĩ” có mặt tại đó.

“Những người này đều là thành viên của GBU. Nếu nhìn kỹ, ông sẽ thấy họ giấu quân phục và súng dưới áo khoác trắng…”

Một “bác sĩ” mặt lạnh như tiền đã điên cuồng hét lên: “Nhanh chóng bịt miệng thằng nhóc này lại! Tiêm cho nó một mũi methyl sulfonamide vào mông!” Tình hình lập tức trở nên hỗn loạn. Tất nhiên, lớp vỏ bọc che đậy của chính quyền Liên Xô cũng đã bị lột trần.

Sau đó, Pidakov được gửi đến trại tị nạn Danilov và không rõ tung tích của cậu bé kể từ đó.

Và có một “người phụ nữ gầy gò và hung ác” trong bệnh viện tâm thần, đó là bác sĩ Krenovskaya. “Bà ta ra lệnh rằng bất kể đó là ai, bất kể tình huống cụ thể như thế nào, hay chẩn đoán ra sao, đều phải tiêm thuốc, một loại thuốc gây hại cho cơ thể, khiến người ta đau đớn không chịu nổi. Đối với những đứa trẻ không nghe lời nhất, sẽ bị tiêm thủng da. Dưới tay bà ta, nhiều trẻ em đã bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng”.

Trong hoàn cảnh như vậy, Andrew nghe được tin cha nuôi của mình là Bukharin qua đời.

Ông Bukharin là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng thời kỳ đầu của Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng trong “máy xay thịt” của hệ thống này, không ai được an toàn.

Sau cuộc Đại thanh trừng của Stalin, Bukharin bị bắt vào năm 1938 và bị Stalin xử bắn với tội danh “kẻ thù của nhân dân, xã hội đen, tay sai phát xít, gián điệp nước ngoài và kẻ sát nhân âm mưu ám sát Lênin”.

Sau khi tận mắt chứng kiến vợ chồng ông Bukharin bị bắt, trải qua nỗi tra tấn tàn bạo trong bệnh viện tâm thần và nghe tin Bukharin đã chết, Andrew trước khi tự sát đã nói với các bạn của mình: “Tôi, dù sao cũng không sống lâu đâu. Nếu có ai trong số các bạn có thể trốn thoát khỏi quốc gia tội ác này, hãy nói với tất cả, tất cả, tất cả mọi người biết về đất nước Liên Xô như thế nào, và chế độ Xô viết là gì…”

Điều này không chỉ đúng trong thời kỳ Stalin mà còn đúng trong thời kỳ Khrushchev.

Trong cuốn sách “Nhìn rõ ‘Thuyết tiến hóa‘”, có đề cập rằng “lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchev (1894—1971) từng nói: ‘Trong lãnh thổ Liên Xô không có ai không ủng hộ Đảng Cộng sản, không có ai không ủng hộ chế độ cộng sản, những người không ủng hộ chỉ có thể là bệnh nhân tâm thần’. Những phát biểu của ông đã trở thành hướng dẫn hành động để đưa những người dám bày tỏ sự không hài lòng với Đảng Cộng sản, dám đưa ra ý kiến hoặc có quan điểm khác biệt vào bệnh viện tâm thần”.

Ngoài ra, trong thời kỳ của Brezhnev và Andropov cũng tương tự như vậy. Chính phủ Đảng Cộng sản Liên Xô coi “bệnh viện tâm thần” là công cụ để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Một đặc điểm rõ ràng là, việc cho phép ra viện với cái gọi là “chẩn đoán đã khỏi” không phải do bác sĩ tâm thần đưa ra, mà là do cơ quan KGB của Liên Xô quyết định.

Vì vậy, trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, nhiều người đã nói những lời tương tự: Nếu ai có thể trốn thoát khỏi quốc gia tội ác này, nhất định phải cho thế giới biết những gì đã xảy ra ở đây… Trong lịch sử của ĐCSTQ, cũng có vô số nạn nhân âm thầm thề nguyện những lời tương tự…

ĐCSTQ ‘lấy Liên Xô làm thầy’

Sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã học được mọi điều từ Liên Xô, đồng thời họ cũng học cách sử dụng “bệnh viện tâm thần” để đối xử với chính người dân của mình.

Vào năm 2015, ĐCSTQ phát động một chiến dịch đàn áp điên cuồng đối với các luật sư nhân quyền, hàng loạt luật sư và những người bảo vệ quyền lợi đã bị bắt giữ hoặc mất tích. Sau khi được thả, họ lần lượt tiết lộ rằng trong thời gian bị giam giữ đã bị ngược đãi theo hình thức “bị tâm thần”, bị cưỡng bức giám định tâm thần, hoặc bị ép buộc sử dụng thuốc chữa bệnh tâm thần, dẫn đến một số người gặp phải vấn đề nghiêm trọng về tâm lý sau khi ra tù, thậm chí bị đàn áp thành những bệnh nhân tâm thần thực sự.

Được gọi là “Cô gái đổ mực”, Đổng Dao Quỳnh đã ném mực vào chân dung của lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 2018. Sau đó, cô đã bị cưỡng bức đưa vào bệnh viện tâm thần 3 lần. Cha cô là ông Đổng Kiến Bưu, vì sự việc này đã bị kết án 3 năm tù vào năm 2021, sau đó bất ngờ qua đời trong tù. Đến nay, Đổng Dao Quỳnh vẫn chưa rõ tung tích, rất có thể cô vẫn đang ở trong bệnh viện mà không biết tin cha mình đã chết.

Ngoài ra, Phó giáo sư Ngô Á Nam từ Đại học Nam Khai, Thiên Tân, người đã nhận Giải Nhân quyền Trung Quốc năm 2023, đã bị chính quyền cưỡng chế đưa đi từ nhà vệ sinh của trường vì bảo vệ các sinh viên tham gia Phong trào Giấy trắng, và bị giam giữ tại Bệnh viện Thánh An Thiên Tân (tức là Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần Thiên Tân). 

Cha mẹ của những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi vắc-xin ở huyện Huy, tỉnh Hà Nam, là Hà Phương Mỹ và Lý Tân, đã kiên quyết bảo vệ quyền lợi cho những đứa trẻ bị tàn tật do ảnh hưởng của vắc-xin. Vào tháng 10/2020, trong cơn cùng quẫn, cô Hà Phương Mỹ đã ném mực để phản đối trước văn phòng chính quyền huyện Huy, và ngay lập tức, cô cùng hai đứa trẻ đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần.

Hai cô con gái nhỏ của Hà Phương Mỹ đã bị giữ lại trong bệnh viện tâm thần suốt 3 năm và sau đó đột ngột mất tích, tin tức liên quan đến việc các em từng bị xâm hại trong bệnh viện đã được xác nhận.

Vào ngày 8/9/2019, Trương Triển, một người dân Thượng Hải đã cầm một chiếc ô có in chữ “Chấm dứt xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản hạ đài” đi dạo trên phố đi bộ Nam Kinh Đông ở quận Hoàng Phố, và ngay ngày hôm sau cô đã bị đồn Công an quận Hoàng Phố bắt giam.

Trong thời gian bị giam giữ, Viện kiểm sát yêu cầu tiến hành giám định tâm thần cho Trương Triển. Cô đã tuyệt thực hai lần, một lần kéo dài hai ngày rưỡi, lần kia ba ngày rưỡi, quyết tâm phản kháng đến cùng. Cuối cùng, cảnh sát đã từ bỏ ý định giám định tâm thần. Gia đình cô Trương không có tiền sử về bệnh tâm thần, chưa từng sử dụng thuốc chữa bệnh tâm thần, và đã từng trải qua một lần giám định tâm thần tại Trại giam Phố Đông, kết quả cho thấy cô là người bình thường. Tuy nhiên, việc cảnh sát cố gắng tiến hành giám định tâm thần một lần nữa rõ ràng là nhằm mục đích sử dụng bệnh tâm thần để đàn áp cô.

Trong cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng một cách rộng rãi “bệnh viện tâm thần” như một “công cụ đàn áp”.

Cuốn sách 9 bài bình luận về ĐCSTQ chỉ ra rằng “lạm dụng ‘điều trị tâm thần’ cũng là một trong nhiều hình thức tra tấn nhằm vào các học viên Pháp Luân Công. Những học viên Pháp Luân Công bình thường, lý trí và khỏe mạnh bị giam giữ trái phép trong các bệnh viện tâm thần, bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc để phá hủy hệ thống thần kinh trung ương; một số bị liệt toàn thân hoặc liệt một phần; một số bị mù mắt, điếc tai; một số bị cơ bắp và các cơ quan nội tạng hoại tử; một số bị mất trí nhớ một phần hoặc hoàn toàn, trở thành người ngây ngô; một số bị tổn thương chức năng nội tạng nghiêm trọng; một số bị tra tấn đến phát điên; một số do tác dụng của thuốc mà chết nhanh chóng”.

Cuốn sách “Hiểu rõ ‘Thuyết tiến hóa'” cũng chỉ ra rằng, “Giống như Đảng Cộng sản Liên Xô, ĐCSTQ cũng đã sử dụng các biện pháp ‘tâm thần’ để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, việc sử dụng quy mô lớn hình thức ‘tâm thần’ để đàn áp nhân quyền thực sự bắt đầu từ cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công”.

Ngay từ năm 1999, trang minghui.org đã đưa tin về việc ĐCSTQ sử dụng bệnh viện tâm thần để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một cuộc điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) năm 2004 cho thấy, 90% trong số 42 bệnh viện tâm thần ở các tỉnh Bắc Kinh, Sơn Đông, Hà Nam và Hà Bắc đã tiếp nhận các học viên Pháp Luân Công.

Đến tháng 12/2013, các báo cáo từ trang minghui.org đã xác nhận rằng trong số 3.653 học viên Pháp Luân Công bị đàn áp dẫn đến tử vong, có 74 người từng bị tra tấn trong bệnh viện tâm thần, và 36 trường hợp tử vong là kết quả trực tiếp của việc “bị tâm thần”. Tính đến ngày 24/3/2014, trang minghui.org đã công bố tổng cộng 7.710 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi tâm thần.

Trong số các ví dụ được liệt kê trong báo cáo, có một kỹ sư máy tính chỉ mới 32 tuổi tên là Tô Cương.

“Vào ngày 23/5/2000, Tô Cương, một kỹ sư máy tính 32 tuổi của Công ty Hóa dầu Tề Lỗ ở tỉnh Sơn Đông và là một học viên Pháp Luân Công, đã bị chính quyền Trung Quốc đưa đến Bệnh viện Tâm thần Xương Lạc ở ​​Duy Phường trong tình trạng ‘không có bất kỳ vấn đề tâm thần nào’. Nhân viên y tế tiêm đã tiêm cho anh một lượng lớn thuốc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương mỗi ngày. Sau 9 ngày, Tô Cương trở nên chậm chạp, cơ thể cực kỳ yếu ớt. Vào ngày 10/6, Tô Cương đã qua đời”.

“Hiện tượng ‘bị tâm thần’ trong xã hội Trung Quốc một mặt là do sự chuyên chế của Đảng Cộng sản, sử dụng những biện pháp tàn nhẫn này để đàn áp những người dân lương thiện; mặt khác, nhân viên y tế trong các bệnh viện tâm thần, dưới sự cai trị của chế độ độc tài, cũng phục tùng vô điều kiện các nhà cầm quyền và trở thành tay sai cho họ, thực hiện những hành vi thất đức như vậy”.

Kết luận

Chính quyền Trung Quốc đã đưa vô số người bất đồng chính kiến và thường dân vào “bệnh viện tâm thần”, tuy nhiên điều đáng châm biếm là Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã gọi “chủ nghĩa cộng sản” “thần kinh thác loạn”.

Xét về lịch sử của Đảng Cộng sản, vô số người vốn dĩ lương thiện, sau khi bị mê hoặc bởi những lời dối trá đó, đã đánh mất bản tính, từ bỏ các giá trị đạo đức truyền thống, làm ra vô số điều vô lý, thậm chí gây ra những tội ác khủng khiếp.

Lấy Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ làm ví dụ.

Điều gì đã khiến một đất nước rộng lớn với dân số 700 triệu người đột ngột đóng cửa trường học, nhà máy trên khắp đất nước, đẩy cả tập thể vào trạng thái điên loạn?

Điều gì đã khiến vô số người lao vào đập phá và đốt bỏ những bảo vật vô giá mà tổ tiên để lại?

Điều gì đã khiến vô số người vạch mặt nhau, tấn công người vô tội, không quan tâm đến tính mạng của người khác và của chính mình?!

Chính là lý thuyết tà ác đó.

Năm 1975, Tổng thống Reagan đã nói: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một hệ thống kinh tế, cũng không phải là một hệ thống chính trị—nó là một sự điên cuồng—một trạng thái tạm thời không bình thường, sẽ có một ngày nào đó biến mất khỏi trái đất, vì nó đi ngược lại bản chất con người”.

Giản Dị
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)