Những thông tin chính thức của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây cho biết, Tổ máy 1 của Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan) ở Quảng Đông đã bị trục trặc vấn đề nhiên liệu nên phải ngừng hoạt động để bảo trì. Thông tin làm dấy lên chú ý từ giới quan sát bên ngoài.
Hình ảnh: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Macron vào ngày 9/1/2018 đã cùng ông Tập Cận Bình khai trương Tổ máy 1 Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn trở thành lò phản ứng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba (EPR) (LUDOVIC MARIN/POOL/AFP).
Nhớ lại 3 tháng trước, đối tác liên doanh của Pháp liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn từng gây chú ý với thông tin rằng nhà máy này có thể có mối đe dọa về phóng xạ. Tuy nhiên, nhà cầm quyền ĐCSTQ lập tức bác bỏ rằng “không có dấu hiệu bất thường”, mặc dù sau đó đã thừa nhận có trục trặc trong vấn đề nhiên liệu.
Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN), một công ty con của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của ĐCSTQ, đã đưa ra một thông báo vào tối ngày 30/7 nêu rõ “một lượng nhỏ thiệt hại về nhiên liệu” đã xảy ra đối với Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn đang hoạt động, vì vậy đã cho Tổ máy này tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng nhằm tìm nguyên nhân hư hỏng nhiên liệu và có biện pháp thay thế. Thông báo cho biết “kiểm soát an toàn” được vấn đề của lò phản ứng.
Nhà máy điện hạt nhân này được xem là nhà máy sở hữu máy đơn công suất lớn nhất thế giới, chạy hai tổ máy lò phản ứng nước áp lực châu Âu (EPR) thế hệ thứ ba, được vận hành bởi liên doanh Trung-Pháp. Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) sở hữu 30% cổ phần và công ty con Framatome của tập đoàn này phụ trách hỗ trợ kỹ thuật; trong khi CGN thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc nắm giữ đa số cổ phần.
Tập đoàn EDF ngày 22/7 tuyên bố, nếu ở Pháp xảy ra sự cố niêm phong thanh nhiên liệu tương tự thì sẽ phải tạm thời đình chỉ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân này. Người phát ngôn của công ty cho biết mục đích của việc này là để đánh giá chính xác tình hình và ngăn chặn nguy cơ xấu có thể tiếp tục phát triển.
Trước đó ngày 13/6, hãng tin Mỹ CNN tiết lộ một vụ tai nạn rò rỉ khí trơ đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. Trong một báo cáo đề nghị hỗ trợ kỹ thuật gửi Bộ Năng lượng Mỹ, phía nhà đầu tư Pháp nêu rõ rằng nhà máy điện hạt nhân có thể “có vấn đề đe dọa phóng xạ tức thời”. Đồng thời, phía Pháp cảnh báo, nhằm tránh việc nhà máy điện hạt nhân bị buộc phải đóng cửa nên Cục Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia của ĐCSTQ đã nâng giới hạn có thể chấp nhận được đối với việc giám sát phóng xạ bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn.
Sau đó ngay, lập tức giới chức ĐCSTQ đã có phản ứng về thông tin từ CNN. Trong lần tuyên bố đầu tiên, cả Bộ Ngoại giao ĐCSTQ và Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn đều khẳng định rằng “không thấy bất thường nào”; dù 3 ngày sau, ĐCSTQ chính thức thừa nhận Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn thực sự đã bị hỏng thanh nhiên liệu, nhưng bác bỏ có rò rỉ phóng xạ.
Vào tháng Năm năm nay, công ty Framatome phát hiện nồng độ khí trơ trong tổ máy nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn vượt quá mức cho phép, vì vậy yêu cầu bên liên doanh Trung Quốc tạm ngừng hoạt động để xử lý sự cố. Tuy nhiên. phía Trung Quốc đã từ chối. Sau đó vào tháng Sáu, công ty Framatome đã gửi thư yêu cầu Mỹ miễn trừ sử dụng công nghệ thử nghiệm hạt nhân thuộc về Mỹ. Công ty Framatome cho biết họ không thể trực tiếp sử dụng công nghệ này vì Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc đang cố gắng để có được công nghệ và vật liệu tiên tiến của Mỹ, sử dụng cho các mục đích quân sự của Trung Quốc. Năm 2019, Mỹ đã đưa tập đoàn của Trung Quốc này vào danh sách đen.
Theo Lý Khung, Epoch Times
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…