Dấu hỏi chính trị phía sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Taishan Trung Quốc
- Trương Đình
- •
Tình hình không bình thường tại Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn (Taishan) ở Quảng Đông Trung Quốc đã gây chú ý quốc tế. Mặc dù các chuyên gia cho rằng bản thân vấn đề nhà máy điện hạt nhân có thể không gây lo ngại, nhưng nguồn tin từ Bloomberg cho rằng yếu tố chính trị đằng sau vụ việc mới là vấn đề đáng báo động.
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông có 30% cổ phần của công ty điện lực Pháp (EDF), còn chiếm cổ phần chính là Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN).
Lo ngại từ việc EDF thúc giục GNP cung cấp thêm thông tin
Theo thông tin, sự cố Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn là bị rò rỉ thanh nhiên liệu bên trong Tổ máy số một.
Cựu chuyên gia quản lý hạt nhân của Mỹ, ông Jeff Merrifield cho rằng nói chung các nhà khai thác biết cách đối phó với sự cố rò rỉ thanh nhiên liệu và thường không gây ra mối đe dọa.
Nhưng nguồn tin dẫn từ Bloomberg chỉ ra điều đáng lo ngại hơn về vụ việc này là dường như có tình trạng lỏng lẻo trong hợp tác công việc giữa GNP Trung Quốc và liên doanh EDF của Pháp. Một bộ phận của EDF đã nhắc nhở Chính phủ Mỹ về vấn đề này. Hôm thứ Hai (14/6), EDF đã thúc giục GNP cung cấp thêm thông tin và gặp gỡ để thảo luận về các vấn đề vận hành hoạt động. Thông tin dẫn lời Giáo sư MV Ramana về hạt nhân tại Đại học British Columbia ở Canada: “Việc EDF liên hệ với một tổ chức của Mỹ cho thấy họ (EDF) có một số lo ngại về thẩm quyền thu được những thông tin quan trọng (từ Trung Quốc)”.
Bloomberg cho biết, vào thứ Ba (15/6) người phát ngôn của GNP đã từ chối bình luận về vấn đề này, chỉ đề cập đến tuyên bố vào Chủ nhật tuần trước (13/6) rằng nhà máy đang hoạt động an toàn và các chỉ số môi trường trong và xung quanh nhà máy là bình thường. EDF đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về công tác liên kết trong công việc giữa họ và đối tác Trung Quốc.
Trước thực trạng, giới chuyên gia hạt nhân hy vọng sẽ có nhiều minh bạch hơn trong tương lai. Họ tin rằng các nguồn điện không có carbon là chìa khóa cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của thế giới. “Việc thiếu thông tin công khai về vấn đề này có thể khiến mọi người không cần lo lắng về những gì đang xảy ra”, cựu ủy viên quản lý hạt nhân của Mỹ Merrifield cảnh báo.
Khi công ty con của EDF phải tìm kiếm trợ giúp từ Mỹ
Bloomberg cho rằng mặc dù những sự cố như vậy không phải là đặc biệt hiếm và không phải vấn đề đặc biệt đáng lo ngại, nhưng tại sao dư luận lại phải quan tâm đến sự cố nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn? Nguyên nhân chính là do cách tiết lộ tin tức không bình thường.
Theo nguồn tin từ CNN, một công ty con của EDF là công ty Framatome đã đi đầu liên hệ với Bộ Năng lượng Mỹ liên quan đến sự cố Đài Sơn và cảnh báo về các vấn đề tiềm ẩn với nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. Một quan chức của công ty đã mô tả vụ việc trong một bản ghi nhớ gửi đến Mỹ vào ngày 8/6 cho biết sự cố là “mối đe dọa phóng xạ cận kề do nhà máy gây ra”.
Đồng thời, Cục Quản lý An toàn Hạt nhân Trung Quốc (NNSA), đã nâng cao “giá trị chấp nhận được trong việc kiểm tra bức xạ bên ngoài” đối với Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông. Nhưng phía công ty Framatome nghi ngờ rằng NNSA làm vậy để tránh phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn.
Theo phân tích của hãng tin CNN, việc đối tác nước ngoài đơn phương tìm kiếm sự giúp đỡ từ Chính phủ Mỹ trước khi Trung Quốc lên tiếng xác nhận vấn đề là một động thái bất thường.
Bloomberg cho biết, từ đầu đến cuối, Cơ quan Quản lý An toàn Hạt nhân Quốc gia của Trung Quốc vẫn giữ im lặng về vụ việc này. Trang web giám sát an toàn hạt nhân của Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc không có hồ sơ nào về các vấn đề xảy ra với Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. Còn nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân này là Công ty Điện hạt nhân Quảng Đông chỉ tuyên bố “các chỉ số môi trường” của nhà máy và môi trường xung quanh là bình thường, nhưng cách diễn đạt này không giải quyết triệt để các vấn đề trong nhà máy mà EDF và Framatome đang nghiên cứu.
Vì vậy, Bloomberg cho rằng sự im lặng và cách diễn đạt thận trọng của Trung Quốc mới là vấn đề thực sự. An toàn hạt nhân, giống như an toàn hàng không, thường rất tốt – nhưng để làm được điều này, cần phải giải quyết những vấn đề nhỏ nhất với mức độ minh bạch chi tiết cao nhất. Nhưng điểm này dường như không được phản ánh trong sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn.
Khó khăn công tác hỗ trợ vì lệnh trừng phạt của Mỹ
Vấn đề trở nên phức tạp hơn là CGN của Trung Quốc là một trong số 59 công ty Trung Quốc bị chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đưa vào danh sách đen vì nghi ngờ có quan hệ với quân đội hoặc bộ máy giám sát của nhà cầm quyền Trung Quốc.
EDF cho biết công ty con Framatome của họ đã liên lạc và chia sẻ thông tin với các nhà chức trách Mỹ vì một số chuyên gia về nhiên liệu hạt nhân của họ đang ở Mỹ.
Vấn đề kết nối hoạt động giữa EDF và CGN cũng có thể bị cản trở bởi sự cạnh tranh của họ ở một số khu vực nhất định. CGN tuy là đối tác của EDF nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh.
CGN Trung Quốc và Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đang bán lò phản ứng Hualong One do Trung Quốc thiết kế và vừa hoàn thành tổ máy đầu tiên tại Pakistan.
CGN của Trung Quốc đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào tháng 8/2019 vì công ty này bị nghi ngờ cố gắng có được công nghệ và vật liệu tiên tiến của Mỹ để sử dụng cho quân sự ở Trung Quốc.
Lý Ninh (Li Ning), một nhà khoa học hạt nhân Trung Quốc sống tại Mỹ, nói với Reuters rằng điều này có nghĩa là Framatome có hoạt động tại Mỹ cần được Chính phủ Mỹ miễn trừ để giúp CGN giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
An toàn của Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn
Các vấn đề tiểu tiết liên quan an toàn ở Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn không phải hiếm gặp. Theo hồ sơ sự cố của Cục An toàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNSA), vào tháng Ba năm nay các thanh sát viên đã vô tình gây ra sự cố điện khi đang kiểm tra vôn kế của Tổ máy 1 bị trục trặc, dẫn đến việc tự động tắt máy.
Tới tháng Tư CNSA cho biết trong quá trình vận hành hệ thống xử lý khí thải của Tổ máy 1 Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, đã xảy ra “vấn đề giải phóng một lượng nhỏ khí trong thời gian ngắn”, nhưng nhấn mạnh rằng tổ máy “rất ổn định”.
Mặc dù vậy, Bloomberg cho rằng cách mà thông tin này xuất hiện cho thấy trong vài năm tới ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc cần giải quyết một vấn đề sâu sắc hơn!
Theo Trương Đình, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Quảng Đông Taishan Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn rò rỉ hạt nhân Dòng sự kiện