Sau 14 năm qua đời, tro cốt của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Triệu Tử Dương và vợ cuối cùng cũng đã được chôn cùng nhau tại một nghĩa trang nhân dân ở Bắc Kinh. Trước đó, tro cốt của ông Triệu Tử Dương vẫn luôn được đặt ở nơi ở cũ của ông ở Bắc Kinh. Mới đây, con trai của ông là Triệu Nhị Quân đã công khai trả lời về việc ảnh của cha mình vắng mặt trong lễ duyệt binh 1/10 của ĐCSTQ, nguyên nhân là do ông Triệu Tử Dương không cùng đường với những người như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân.
Chiều ngày 18/10, tro cốt của cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương và phu nhân được an táng chung tại Nghĩa trang công cộng Thiên Thọ Viên ở Quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh. Con cái của ông Triệu Tử Dương sau khi trải qua nhiều trắc trở, cuối cùng vào thời điểm kỷ niệm 100 năm sinh nhật cha mình, cũng đã thực hiện được tập tục truyền thống của Trung Quốc “nhập thổ vi an”.
Theo thông tin, bia mộ của ông Triệu Tử Dương nặng khoảng 10 tấn, không có điếu văn, không có ảnh và tượng điêu khắc, chỉ khắc mấy câu đơn giản “Triệu Tử Dương Lương Bá Kỳ chi mộ”, “Tử nữ kính lập”.
Trang BBC tiếng Trung tiết lộ, sau khi con cái của ông Triệu Tử Dương cùng chính quyền thương lượng, để thuận lợi tổ chức lễ an táng, đã cam kết: Chỉ cho bố trí cho người nhà tham gia nghi thức an táng tại nghĩa trang.
Về việc không thông báo tang lễ đến những người quan tâm đến sự việc này, con gái ông Triệu Tử Dương là Vương Nhạn Nam tỏ ý xin lỗi, “Vô cùng cảm kích sự quan tâm của mọi người, hôm nay chúng tôi tổ chức lễ an táng cha mẹ, nghi thức nhỏ được tổ chức trong bầu không khí an yên tĩnh của gia đình. Đồng thời cũng là vì thực hiện cam kết của chúng tôi [với chính quyền]. Kính mong mọi người thông cảm.”
Hàng chục người ban đầu nghe tin, đã chuẩn bị tham gia lễ an táng ông Triệu Tử Dương nhưng đã bị ngăn và không vào tham dự được.
Ngày 17/10, là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương. Gần 100 đồng hương Hà Nam và thuộc cấp cũ của ông Triệu tử Dương đã đến nhà cũ của ông ở Bắc Kinh để tế bái. Sáng ngày 17/10, có rất nhiều xe cảnh sát đỗ ở bên ngoài nhà cũ của ông Triệu ở Bắc Kinh, đồng thời công an và cảnh sát thường phục cũng đứng canh phòng.
Trong ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Triệu Tử Dương, con trai ông là Triệu Nhị Quân đã trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Truyền hình Hồng Kông cho biết, người nhà đã bỏ tiền ra mua một mảnh đất trong nghĩa trang công cộng cách trung tâm Bắc Kinh 60 km, bia mộ thiết kế bình thường và đơn giản. Cân nhắc đến quan hệ xã hội của nhà họ Triệu chủ yếu tại Bắc Kinh, đồng thời để tránh việc chính quyền địa phương mượn nghĩa trang để lấy tiền tham quan, nên cuối cùng người nhà quyết định an táng tại Bắc Kinh.
Ông Triệu Nhị Quân cho biết, cảm tạ học giả đã viết bài và xuất bản truyện ký để kỷ niệm ông Triệu Tử Dương, nhưng lại than thở rằng trong tình hình chính trị hiện nay, việc kỷ niệm ông Triệu Tử Dương không có nhiều ý nghĩa, bởi vì xu hướng chính trị là “tự hào quá tổ quốc tôi” và đi theo đường lối Mao tả.
Trong thời gian lễ duyệt binh 1/10, trong đội ngũ diễu hành cũng xuất hiện nhiều vị hậu sinh của “thế hệ đỏ trước”, họ cùng cùng cầm ảnh chân dung của các bậc trưởng bối, trong số những bức ảnh này, không có những người thuộc phe cải cách đã mang đến thay đổi lịch sử cho Trung Quốc như ông Triệu Tử Dương, Hồ Diệu Bang, thế hệ sau của những người này cũng không có mặt trên xe diễu hành. Về vấn đề này, ông Triệu Nhị Quân nói, trong ngày đó, ông không xem trực tiếp trên truyền hình, cũng không cảm thấy thất vọng, bởi vì cha và họ không phải là “người cùng đường”.
Ông còn nói, một lễ chúc mừng lớn của ĐCSTQ không cho người dân tham gia, ngay cả người đến Bắc Kinh cũng bị ngăn cản, đó chỉ là hoạt động mang tính “tự giải trí”.
Ông Triệu Tử Dương sinh năm 1919 tại Hà Nam, năm 1980 đảm nhậm chức Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, năm 1987, đảm nhậm chức Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ, là lãnh đạo thế hệ thứ 2 của ĐCSTQ. Ông chủ đạo cải cách kinh tế và chính trị Trung Quốc trong những năm 1980, từng được coi là nhân vật có công lao thúc đẩy Trung Quốc cải cách. Trong phong trào sinh viên năm 1989, do phản đối dùng vũ lực trấn áp sinh viên nên ông đã bị cách mọi chức vụ, sau đó bị giam lỏng tại nhà, cho đến ngày 17/1/2005 thì qua đời.
Vợ chồng ông Triệu Tử Dương có 5 người con, 4 trai và 1 gái, Triệu Nhị Quân là con trai thứ 2. Sau khi ông Triệu Tử Dương bị đuổi ra sau vũ đài chính trị, thuộc cấp cũ của ông cũng bị loại trừ, Triệu Nhị Quân và vợ lưu vong đến nước Pháp.
Trước dịp kỷ niệm sự kiện Lục Tứ năm nay, ông Triệu Nhân Quân trả lời phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông tiết lộ, khi đó ông có giấy thông hành Hồng Kông, và tham gia vào Hành động ứng cứu Hoàng Tước, “bố trí cho họ (người lưu vong) đi đến khác nơi khác nhau rồi tiếp tục đưa họ xuất cảnh”. Triệu Nhị Quân nói, do tham gia hoạt động ứng cứu, nên ông và vợ cùng con gái khi đó 6 tuổi đã bị liệt vào danh sách truy nã nội bộ. Sau khi sống lưu vong nhiều năm tại Pháp, ông đã quay về Trung Quốc, đến năm 2005, sau khi ông Triệu Tử Dương qua đời và đạt được thỏa thuận với chính quyền, và làm thủ tục nghỉ hưu.
Trí Đạt
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…